Một hành tinh khổng lồ vừa được phát hiện cách Trái đất 25.000 năm ánh sáng, có thể cung cấp manh mối về sự hình thành của các hành tinh. Trong một tuyên bố mới, một nhóm các chuyên gia quốc tế đã xác nhận sự tồn tại trên thực tế của một thế giới lớn gấp 2.500 lần Trái đất. Hành tinh khổng lồ cách Trái đất 25.000 năm ánh sáng - (Ảnh: NASA) Được đặt tên là MOA-2011-BLG-322, hành tinh này cỡ khoảng 8 lần sao Mộc gộp lại, trong khi sao Mộc là hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời, và có tỷ số khối gấp 1/3 mặt trời của chúng ta. Theo Space.com, MOA-2011-BLG-322 đã được các chuyên gia Nhật Bản, New Zealand, Ba Lan và Israel phát hiện vào năm 2011. Dữ liệu thu thập từ các cuộc quan sát khác nhau cho thấy thế giới khổng lồ này nhiều khả năng thuộc dạng M, tức thuộc dạng hành tinh phổ biến nhất trong vũ trụ. Nó được cho là có khoảng cách quỹ đạo so với sao trung tâm gấp 4 lần khoảng cách từ mặt trời đến Trái đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu một hành tinh khổng lồ như vậy có thể tồn tại ở khoảng cách đó so với sao trung tâm, vậy thì các giả thuyết hiện tại về sự hình thành các hành tinh có thể không chính xác nữa. Nguồn VNExpress