Thiên thạch sẽ "viếng thăm" trái đất 100 năm một lần

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Feb 18, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 392)

    Trong lúc các thợ lặn ở Nga lùng sục tìm kiếm mảnh vỡ của một thiên thạch lao xuống Trái đất và gây ra một vụ nổ lớn thì các chuyên gia của NASA cảnh báo về khả năng cứ khoảng 100 năm lại có một lần thiên thạch “viếng thăm” Trái đất như thế này.
    Thiên thạch nặng chừng 10 nghìn tấn đã bay xuyên qua bầu trời ở vùng Ural trong sáng sớm ngày thứ sáu khi thế giới đang nín thở chờ đón việc tiếp xúc gần với một thiên thạch khác. Vụ nổ thiên thạch đã khiến một số quan chức Nga kêu gọi việc tạo ra một hệ thống phòng vệ thiên thạch quy mô toàn cầu.
    Vụ tấn công bằng thiên thạch bất ngờ đã khiến các phương tiện giao thông ở thành phố công nghiệp Chelyabinsk ngưng hoạt đông khi cư dân đổ ra đường để xem “màn trình diễn” ánh sáng do thiên thạch tạo ra. Một số người khác chạy đi tìm chỗ trú ẩn bởi sóng chấn động do vụ nổ thiên thạch đã làm vỡ các tấm kính và khiến xe hơi báo động inh ỏi. Các mảnh kính vỡ là nguyên nhân chủ yếu khiến người ta bị thương.
    "Chúng tôi có một đội đặc biệt đang làm việc... và sẽ đánh giá tính ổn định địa chấn của các tòa nhà", Bộ trưởng tình trạng khẩn cấp Vladimir Puchkov nói với những người dân khi ông kiểm tra hư hại tại thành phố. "Chúng tôi sẽ đặc biệt cẩn thận khi bật ga trở lại".
    Một mảnh vỡ của thiên thạch đã lao xuống hồ Chebarkul đang đóng băng nằm ở tỉnh Chelyabinsk.
    Vụ nổ thiên thạch dường như là hiện tượng vũ trụ gây sốc nhất ở Nga kể từ vụ nổ Tunguska 1908, được các nhà khoa học cho là xảy ra khi một thiên thạch lao xuống vùng Siberia.
    [​IMG]
    Thu dọn đống đổ nát do ảnh hưởng của chấn động từ vụ thiên thạch nổ. (Ảnh: AFP)
    Các nhà khoa học tại Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính năng lượng do vụ nổ thiên thạch tạo ra từ va chạm với bầu khí quyển đã mạnh hơn 30 lần quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến thứ Hai.
    "Chúng ta nên chuẩn bị đón nhận một sự kiện với kích cỡ như thế này xảy ra trung bình mỗi một lần sau 100 năm", Paul Chodas ở Văn phòng chương trình vật thể gần Trái đất của NASA nói. "Khi một vụ nổ lớn tới cỡ này xuất hiện, chúng ta nên kỳ vọng vào việc sẽ có một lượng lớn thiên thạch đã chạm tới bề mặt Trái đất và trong tình huống này, ta có thể tìm thấy một số mảnh lớn".
    Vụ việc ở Nga xảy ra chỉ vài giờ trước khi một thiên thạch cỡ lớn mang tên 2012 DA 14 bay vọt qua Trái đất ở khoảng cách rất gần chừng 27.000km - một sự kiện cũng chưa có tiền lệ.
    Khoảng cách này khiến nó còn nằm ở gần Trái đất hơn một số vệ tinh địa tĩnh và khiến một số nhà lãnh đạo Nga phải lên tiếng kêu gọi việc thành lập hệ thống phòng thủ thiên thạch toàn cầu.
    "Thay vì đánh nhau trên Trái đất, người ta nên tạo ra một hệ thống phòng thủ thiên thạch chung", lãnh đạo ủy ban các vấn đề đối ngoại của Quốc hội Nga Alexei Pushkov viết trên tài khoản Twitter. "Thay vì tạo ra một hệ thống phòng thủ vũ trụ ở châu Âu, Mỹ nên cùng chúng tôi và Trung Quốc tạo ra AADS - hệ thống phòng thủ chống thiên thạch".
    NASA nói rằng thiên thạch 2012 DA 14 băng qua Trái đất là lần tiếp xúc gần nhất dự đoán được giữa một thiên thạch kích cỡ lớn như thế này và Trái đất.
    NASA ước tính một thiên thạch cỡ 2012 DA 14 sẽ bay gần với Trái đất sau mỗi 40 năm dù nó chỉ có thể đâm trúng Trái đất sau mỗi 1.200 năm. Các nhà thiên văn học đã phát hiện khoảng 9.500 thiên thể với kích cỡ khác nhau từng bay gần Trái đất.
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thiên thạch sẽ "viếng thăm" trái đất 100 năm một lần

Share This Page