Thiên thạch phát nổ ở Nga có tuổi ngang Hệ Mặt trời

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Oct 7, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 366)

    Thiên thạch phát nổ trên bầu trời nước Nga hồi tháng 2 vừa qua được xác định có tuổi khoảng 4,56 tỉ năm, tương đương với tuổi của Hệ Mặt trời, RIA Novosti ngày 4/10 dẫn thông tin các nhà khoa học cho hay.

    Chuyên gia Mikhail Marov thuộc Viện Hóa phân tích và Địa hóa học Vernadsky (Nga) cho biết các nhà khoa học đã xác định được tuổi của thiên thạch bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ.

    [​IMG]
    Thiên thạch phát nổ ở Nga được cho sẽ giúp giải mã lịch sử giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời - (Ảnh: The Field Museum)

    "Tuổi của thiên thạch Chelyabinsk, 4,56 tỉ năm tuổi, gần như trùng khớp với tuổi của Hệ Mặt trời của chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta đã bắt được cái có thể gọi là vật chất sáng tạo", ông Marov nói.

    "Chúng (các thiên thạch) nắm giữ lịch sử quá trình tiến hóa ở giai đoạn sớm nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời", nhà khoa học Marov nói thêm.

    Trước đó, các chuyên gia tại Viện Vernadsky từng cho biết những mảnh thiên thạch họ dùng để nghiên cứu là một phần của một tiểu hành tinh lớn hơn.

    Được biết, ngày 15/2/2013, một tiểu hành tinh có kích cỡ từ 17-20 mét đã nổ tung trên bầu trời khu vực Chelyabinsk của Nga, làm khoảng 1.500 người bị thương, chủ yếu do kính vỡ bởi tác động của sóng xung kích.

    Đây được xem là thiên thạch lớn nhất từng xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất trong 83 năm qua.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thiên thạch phát nổ ở Nga có tuổi ngang Hệ Mặt trời

Share This Page