Khám phá 9 vụ tai nạn máy bay bí ẩn trên thế giới

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 3, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 373)

    Trong khi thế giới đang cố gắng rút ra bài học từ các vụ tai nạn cũng như hoàn thiện các trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao độ an toàn, thì vẫn còn có những vụ tai nạn hàng không khiến giới chức nhức đầu vì không thể tìm ra nguyên nhân vụ việc.

    Phi đội 19


    Việc 6 chiếc máy bay thuộc phi đội 19 thuộc biên chế hải quân Hoa Kỳ mất tích bất thường khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hàng ngày đã làm dấy lên truyền thuyết về tam giác quỷ Bermuda.

    5 chiếc máy bay ném bom Gruman Avenger thuộc phi đội 19 (chỉ huy bởi Charles Taylor) cất cánh từ Fort Laudedale, Florida vào ngày 5/12/1945. Thời tiết hôm đó khá lý tưởng, Taylor - một người hướng dẫn đầy kinh nghiệm cũng bay cùng phi đội.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, sau 90 phút huấn luyện, các phi công mất phương hướng và không thể xác định các điểm mốc dưới mặt đất. Thông qua liên lạc radio, Taylor cho biết la bàn của ông đã bị hỏng khiến ông không thể phân biệt giữa Florida Key và Bahama.

    Đài kiểm soát không lưu cố gắng dẫn đường cho Taylor quay trở lại căn cứ Fort Laudedale, các cấp dưới cũng đề nghị ông bay theo hướng Tây. Tuy nhiên, Taylor tiếp tục dẫn phi đội bay vô định ra hướng biển. Sau đó, trạm kiểm soát không lưu mất liên lạc với cả 5 máy bay và không có tin tức gì của họ từ đó.

    Kỳ lạ thay, máy bay cứu hộ cũng bị mất tích ngay đêm đó trong nỗ lực tìm kiếm phi đội của Taylor. Nhiều giả thiết cho rằng máy bay đã nổ tung giữa không trung do mất phương hướng.

    Điều khác thường nhất là không rõ vì lí do gì Taylor đã xin được nghỉ buổi huẩn luyện hôm đó, nhưng ban chỉ huy phi đội đã không đồng ý và yêu cầu ông thực hiện nhiệm vụ. Lý do gì khiến Taylor không muốn bay ngày hôm đó vẫn còn là một điều bí ẩn.

    Chuyến bay số 990 của hàng hàng không Ai Cập


    Ngày lễ Haloween năm 1999 là một ngày u ám khi chuyến bay 990 của hãng hàng không Ai Cập rơi xuống Đại Tây Dương khiến 217 người thiệt mạng. Cục hàng không dân dụng Ai Cập đã tiến hành điều tra vụ việc, nhưng do thiếu nguồn lực và vụ tai nạn xảy ra trên vùng lãnh hải quốc tế nên Ai Cập đã kêu gọi sự trợ giúp từ Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm cứu nạn.

    [​IMG]
    Đại Tây Dương đã nhấn chìm chuyến bay 990 của hãng hàng không Ai Cập khiến 217 người thiệt mạng

    Qua kiểm tra sơ bộ ủy ban này đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn và đề nghị chuyển tiếp vụ việc cho FBI xử lý. Tuy nhiên, phía Ai Cập phản đối và đề nghị Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục điều tra. Bằng chứng về một tội ác tiếp tục được tìm thấy sau đó. Cùng lúc phía Ai Cập đã đủ khả năng kiểm soát mọi chuyện và tự mình tiến hành cuộc điều tra.

    Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ và cục hàng không dân dụng Ai Cập đưa ra hai kết luận khác nhau. Phía Hoa Kỳ xác minh rằng viên phi công phụ đã tự sát sau khi cố lao máy bay xuống biển có chủ đích, vì một lí do cá nhân nào đó chưa được xác định. Trong khi Ai Cập đổ lỗi cho sự cố kĩ thuật. Tuy nhiên, không giải thích nào kể trên nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia. Họ cho rằng vụ tai nạn là một âm mưu khủng bố nhằm ám sát 33 nhân viên thuộc Bộ tham mưu Ai Cập trên chuyến bay.

    Mặc dù chúng ta không thể biết chính xác diễn biến của vụ việc, tuy nhiên bản ghi âm của viên phi công chính gợi mở khá nhiều điều. Viên phi công chính đã nói: "Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy? Anh đã tắt động cơ phải không?", cùng lúc, phi công phụ lẩm nhẩm: "Tôi tin vào Chúa trời".

    Star Dust


    Star Dust là phiên bản dân dụng của máy bay ném bom Lancaster. Nó đã được sử dụng để phục vụ các chuyến bay từ Anh đến Nam Mỹ và vùng biển Caribean. Năm 1947, máy bay Star Dust cất cánh từ thủ đô Buenos Aires, Argentina đến Santiago, Chilê. Tuy nhiên, máy bay đã mất tích chỉ vài phút trước khi hạ cánh. Trong những giây phút "ngàn cân treo sợ tóc", người điều khiển thông tin liên lạc đã cố gắng truyền đi thông điệp cuối cùng bằng mã Moóc-sơ: "STENDEC".

    [​IMG]

    Không có dấu vết nào của Star Dust được tìm thấy sau những nỗ lực tìm kiếm quanh khu vực được cho là nơi xảy ra tai nạn. Các nhà điều tra đã kết luận họ không thể biết chuyện gì đã xảy ra với máy bay đó. 50 năm sau, những người leo núi phát hiện các mảnh vỡ của máy bay trên một tảng băng. Đường hạ cánh của máy bay nằm trong phạm vi có tầm nhìn kém, do vậy máy bay đã bị đâm vào dãy núi bị mây che phủ.

    Kết luận về vụ viêc đã dập tắt các nghi vấn về sự cố kĩ thuật và việc bắt cóc của người ngoài hành tinh. Tuy vậy, ý nghĩa của thông điệp: "STENDEC" vẫn còn là một điều bí ẩn.

    Chuyến bay 191


    Chuyến bay 191 thực chất không phải một vụ tai nạn mà nó chỉ là một sự cố liên quan đến một chuỗi tai nạn của các chuyến bay số 191. Thực tế, có nhiều tai họa đến nỗi các chủ khách sạn không muốn xây đến tầng thứ 13, một số hãng hàng không mê tín đã loại bỏ hẳn con số 191.

    [​IMG]

    Từ những năm 60, 5 chuyến bay mang số 191 đã gặp tai nạn nghiêm trọng, trong đó có vụ tai nạn tồi tệ nhất lịch sử hàng không Hoa Kỳ đã lấy đi sinh mạng của 273 người. Gần đây nhất, vào năm 2012, chuyến bay số 191 của hãng hàng không JetBlue đã được lên trang đầu của các tờ báo, sau khi viên phí công chính mất trí và ba hoa về chúa Jesus, khủng bố và sự kiện 11/9 trong buồng lái. Ông ta đã được đưa ra khỏi máy bay và trấn an bởi viên phi công phụ và các hành khách trước khi được chuyển vào bệnh viện tâm thần.

    Mặc dù, sự cố của chuyến bay 191 chỉ như một sự trùng hợp, các nhà số học đã có một cuộc tranh luận để giải mã ý nghĩa của con số này.

    Chuyên cơ Flying Tiger 739


    [​IMG]

    Vào năm 1962, chuyến chuyên cơ vận tải quân sự mang tên Flying Tiger 739 chở hàng hóa và các quân nhân từ California tới Sài Gòn, Việt Nam. Sau khi dừng để tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân ở đảo Guam, chiếc phi cơ Super Constellation L-1049 cất cánh và mất tích ở vùng biển Philipine sau đó. Máy bay bị mất tích trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được ghi nhận. Sau nỗ lực tìm kiếm không thành của 4 quân binh chủng, 107 người trong phi hành đoàn xem như đã thiệt mạng. Chiếc máy bay không bao giờ được tìm thấy.

    Bởi không tìm thấy một bằng chứng nào, các nhà điều tra không thể kết luận nguyên nhân tai nạn của chuyến bay 739. Các giả thiết và dự đoán được đưa ra tràn lan. Nhân chứng chứng thực rằng họ nhìn thấy vệt khói dài và ánh sáng lóe lên ở nơi được cho là vị trí xảy ra tai nạn.

    Chuyến bay 427 của hãng hàng không USAir


    132 hành khách trên chuyến bay USAir Flight 427 đang trên hành trình từ Chicago đến Pittsburgh. Đáng buồn thay, chỉ 10 phút trước khi hạ cánh, máy bay xảy ra sự cố bất thường và rơi xuống mặt đất với vận tốc khoảng 500km/h. Toàn bộ 132 người trong phi hành đoàn và hành khách đã thiệt mạng. Đó là vụ tai nạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ đến nỗi nhưng cựu binh chai sạn trong chiến tranh cũng phải rùng mình khi chứng kiến hiện trường.

    [​IMG]

    Thông thường, các nhà điều tra có thể xác định nguyên nhân vụ tai nạn trong một hoặc hai tuần, tuy nhiên vụ việc này mất đến 4 năm đề xác định sự cố dẫn đến thảm họa. Các chuyên gia nghiên cứu mọi giả thiết có thể và xác định rằng sự cố trong hệ thống lái đã khiến các phi công mất kiểm soát.

    Trong khi bí ẩn đang được tháo gỡ, một câu hỏi được đặt ra là liệu USAir có phát hiện ra sự cố trong hệ thống lái của các máy bay Boeing 737. Các vụ tai nạn tương tự trong những năm 90 chỉ ra rằng USAir đã có thể ngăn chặn thảm họa của chuyến bay 427 nếu họ điều tra các vụ tai nạn trong quá khứ một cách triệt để. Nhiều nhân thân của người bị nạn đã kiện hãng hàng không USAir và tập đoàn Boeing. Hai hãng này đã đền bù thiệt hại cho gia đình những người bị nạn 50 triệu đô-la mà không cần đến sự can thiệp của tòa án.

    Chuyến bay số 800 của hãng TWA


    [​IMG]

    Vào năm 1996, chuyến bay TWA 800 phát nổ và rơi chỉ 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy lấy đi sinh mạng của 230 người. Sau 4 năm điều tra, cục an toàn vận tải quốc gia kết luận hỏng hóc trong hệ thống điện gây tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên dân dẫn đến thảm họa. Tuy nhiên, giải thích đó mâu thuẫn với hàng trăm nhân chứng của FBI, bởi họ đã tận mắt trông thấy vệt sáng phía sau máy bay, khiến chiếc phi cơ bùng cháy như quả cầu lửa. Những báo cáo này khiến nhiều người cho rằng máy bay thực chất đã bị tên lửa bắn hạ.

    Vậy ai đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự? Một trong những giả thiết thuyết phục nhất đó là quân đội Hoa Kỳ đã bắn nhầm trong cuộc diễn tập Hải quân thường kì diễn ra tại khu vực đảo Long Island. Ngoài ra, còn một số điều bất thường xung quanh vu việc, trong đó có dư lượng thuốc nổ còn sót lại trên máy bay chứng tỏ rằng FBI đã làm giả bằng chứng, thay đổi thông tin trên rada trước khi công bố rộng rãi trước công chúng.

    Chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France


    [​IMG]

    Năm 2009, chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France bất ngờ bị rơi và lao xuống Đại Tây Dương, vĩnh viễn mang theo 228 sinh mạng vào đáy biển. Không có tín hiệu cấp cứu nào được ghi nhận, cũng không ai biết máy bay gặp nạn cho tới một tiếng sau, khi cơ quan kiểm soát không lưu không thể liên lạc với phi công. Chiếc phi cơ "tự lái" này là một trong những máy bay an toàn nhất lịch sử hàng không, dường như không có lí do gì khiến nó có thể biến mất.

    Rất khó để xác định nguyên nhân vụ tai nạn, mảnh vỡ vương vãi khắp mặt biển. Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng khi các hộp đen của máy bay không thể tìm thấy sau 30 ngày, bởi khi đó bộ định vị trong các hộp đen sẽ ngưng truyền tín hiệu. Tuy vậy, cơ quan chức năng Pháp vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm. Đến năm 2011, một đội cứu hộ tư nhân đã được thuê để thực hiện nhiệm vụ, họ đã xác định vị trí các mảnh vỡ của máy bay chỉ trong một tuần. Hải quân Pháp đã khôi phục toàn bộ dữ liệu trong các hộp đen máy bay và tìm thấy thi thể của hơn 100 nạn nhân.

    Kết luận điều tra cho thấy sai sót của phi công sau khi ngắt hệ thống "tự lái" đã dẫn đến thảm kịch. Mặc dù bí ẩn đã được làm sáng tỏ, nhiều người vẫn đặt ra nghi vấn tại sao những phi công dày dạn kinh nghiệm (3 người trên buồng lái máy bay) lại có thể mất kiểm soát máy bay trong tình huống thông thường đến vậy.

    Chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am


    [​IMG]

    Ngày 8/11/1957, chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am chỉ vừa mới bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới thì không may lao xuống biển lấy đi sinh mạng của 44 người. Các mảnh vỡ đã được tìm thấy một tuần sau đó, khi tàu sân bay của hải quân Mỹ phát hiện các xác chết trôi dạt ở vùng Đông Bắc đảo Honolulu.

    Nhà chức trách không thể xác định nguyên nhân vụ tại nạn, tuy nhiên có vài điều đáng ngờ trong vụ việc này. Thứ nhất, không một cuộc gọi cứu trợ nào được thực hiện thành công, các mảnh vụn nằm ở rất xa đường bay. Đáng nghi ngại nhất, báo cáo về kiểm tra độc tố cho thấy chất độc Carbon Mônôxít được tìm thấy trong cơ thể của các nạn nhân xấu số.

    Hơn 50 năm sau, người ta vẫn truy tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Một vài giả thiết cho rằng vụ tai nạn liên quan đến việc thù oán cá nhân của các thành viên trong phi hành đoàn, một vài ý kiến khác cho rằng vụ tai nạn là âm mưu thu lợi từ tiền bảo hiểm hoặc sự cố từ động cơ.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Khám phá 9 vụ tai nạn máy bay bí ẩn trên thế giới

Share This Page