Phát hiện các "lỗ đen" dữ tợn ở Đại Tây Dương

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 25, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 404)

    Các nhà khoa học tin rằng, họ đã phát hiện ra sự tồn tại của những "lỗ đen" dữ tợn trên Trái đất, xuất hiện ở khu vực nam Đại Tây Dương.

    Lỗ đen hay hố đen là một vùng trong không gian - thời gian hút mọi thứ tiến sát gần nó. Trường hấp dẫn của lỗ đen mạnh tới mức có thể ngăn cản mọi thứ đã bị nuốt chửng vào bên trong nó, kể cả ánh sáng, thoát ra ngoài.

    Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học ETH Zurich (Thụy Sỹ) và Đại học Miami (Mỹ), một số xoáy nước lớn nhất ở khu vực nam Đại Tây Dương có kích thước thực tế tương đương những lỗ đen bí ẩn trong không gian. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng cũng hút và "bắt nhốt" nước giống như cách thức các lỗ đen nuốt chửng ánh sáng.

    [​IMG]
    Các nhà nghiên cứu phát hiện, một số xoáy nước lớn nhất ở khu vực nam Đại Tây Dương có kích thước thực tế tương đương những lỗ đen bí ẩn trong không gian. (Ảnh: Daily Mail)

    Những xoáy nước đại dương khổng lồ này được các luồng nước cuốn tròn, bao quanh dày đặc đến mức không thứ gì từng bị hút vào bên trong, có thể thoát ra được. Thống kê cho thấy, các "lỗ đen" như vậy xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng biển phía nam Đại Tây Dương, làm gia tăng việc luân chuyển nước mặn và ấm về hướng bắc.

    Các nhà khoa học nhận định, những "lỗ đen đại dương" có thể tiết chế ảnh hưởng tiêu cực của việc băng tan trên biển do hiện tượng ấm nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, cho tới mãi gần đây, họ vẫn không thể định lượng được tác động này, vì các ranh giới chính xác của những xoáy nước đại dương khổng lồ vẫn còn là một bí ẩn.

    Nhóm nghiên cứu đến từ Thụy Sỹ và Mỹ hiện tin rằng, rốt cuộc họ đã giải mã được vấn đề hóc búa trên. Nhờ sử dụng các mô hình toán học, họ đã phân lập được các xoáy nước từ hàng loạt quan sát vệ tinh.

    Nhóm nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc khi khám phá ra sự tương đồng giữa các lỗ đen trong không gian với những xoáy nước dữ tợn ở Đại Tây Dương.

    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng một "lỗ đen đại dương", có khả năng nuốt chửng mọi thứ tiến sát gần nó. (Ảnh: Daily Mail)

    Chẳng hạn như, ở một khoảng cách tới hạn, một tia sáng không còn di chuyển theo đường xoắn ốc vào bên trong lỗ đen. Thay vào đó, tia sáng uốn cong đáng kể và trở lại vị trí ban đầu, tạo thành một quỹ đạo tròn. Bề mặt do các quỹ đạo ánh sáng khép kín tạo thành, được gọi là "mặt cầu photon" theo thuyết tương đối của Einstein.

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những hàng rào khép kín tương tự quanh các xoáy nước đại dương. Trong những hàng rào này, các hạt chất lỏng cũng dịch chuyển đây đó theo các vòng khép kín, giống như đường đi của ánh sáng trong một mặt cầu phton.

    Nhóm nghiên cứu cũng đã nhận diện được 7 vòng Agulhas của kiểu xoáy nước "lỗ đen", chuyên chở nguyên khối lượng nước (không hề bị rò rỉ ra bên ngoài) từ nơi này tới nơi khác trong gần 1 năm. Kết quả nghiên cứu của họ dự kiến sẽ giúp giải đáp nhiều bí ẩn về đại dương, từ các câu hỏi liên quan đến khí hậu cho tới sự lan truyền của những dạng ô nhiễm môi trường.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Phát hiện các "lỗ đen" dữ tợn ở Đại Tây Dương

Share This Page