Đám mây xanh khổng lồ trên trời

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Sep 12, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 404)

    Với chiều dài tới gần 10 nghìn tỷ km, một đám mây khí khổng lồ trong vũ trụ có hình dạng giống hệt con sâu màu xanh đang bay.

    Kính thiên văn không gian Hubble đã phát hiện "sâu vũ trụ" ở vị trí cách trái đất chừng 4.500 năm ánh sáng. Theo các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nó là một đám mây khí có độ dài khoảng một năm ánh sáng (khoảng 10 nghìn tỷ km), Space đưa tin.

    [​IMG]
    Đám khí khổng lồ có hình dạng giống con sâu xanh cách trái đất 4.500 năm ánh sáng. (Ảnh: NASA)

    IRAS 20324+4057, tên của đám mây khí khổng lồ, nằm trong chòm sao Thiên Nga. Nó đang trong quá trình sụp đổ vào bên trong bởi chính lực hấp dẫn của nó để sinh ra một ngôi sao. Đây là một cuộc đua với thời gian, bởi những ngôi sao cũ sáng rực trong chính đám khí đang chống lại sự ra đời của ngôi sao mới.

    Khoảng 65 ngôi sao rất nóng và cực sáng đang "ẩn nấp" gần đám khí. Tuy các nhà thiên văn nói rằng đám ngôi sao gần đám khí, song thực tế chúng cách nhau tới 15 năm ánh sáng. Người xem ảnh có thể thấy chúng ở bên phải. Một đợt gió vũ trụ mạnh đang phát ra từ những ngôi sao đó cùng với 500 ngôi sao có độ sáng thấp hơn khiến đám khí nhỏ dần.

    Đám mây cũng đang chống lại "bè lũ ngôi sao" kia. Nó hút khí xung quanh để bù đắp lượng khí đã mất bởi gió vũ trụ. Các nhà khoa học không biết nó hút đủ lượng khí để bù đắp lượng khí đã mất hay không. Nếu câu trả lời là "không", ngôi sao mà đám mây sắp sinh ra sẽ là một thiên thể nhẹ. Trong trường hợp ngược lại, nó sẽ là một thiên thể nặng.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Đám mây xanh khổng lồ trên trời

Share This Page