Khốc liệt cuộc chiến smartphone

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Sep 12, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 432)

    Apple và Samsung chiếm gần trọn lợi nhuận thị trường smartphone, những cựu vương Nokia và BlackBerry chìm ngập trong thua lỗ, các nhà sản xuất Trung Quốc như Lenovo, Huawei, ZTE vẫn tăng trưởng nhanh... Chiến trường smartphone đang lan rộng và ngày càng gay cấn.

    [​IMG]
    Smartphone “Tàu” đang trở thành thế lực mới.
    Kẻ ăn không hết, người lần không ra
    Thị trường smartphone đang phát triển thần tốc, doanh số đã vượt điện thoại phổ thông, và vẫn tiếp tục tăng nhanh trước nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Samsung và Apple vẫn là những tên tuổi lớn, đang bóp nghẹt sức cạnh tranh của các đối thủ khi cả hai chiếm gần như toàn bộ lợi nhuận của thị trường. Theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, trong quý 2/2013, Samsung lãi 5,2 tỷ USD từ mảng điện thoại di động, iPhone đem về 4,6 tỷ USD lợi nhuận cho Apple. Trong khi đó, báo cáo kết quả tài chính quý 2 của các công ty cho thấy, LG là công ty kế tiếp có lợi nhuận, nhưng bị bỏ một khoảng cách rất xa với chỉ 54,3 triệu USD. Thua lỗ đang đè nặng lên vai hầu hết các đối thủ danh tiếng khác.
    Cựu vương di động Nokia lỗ 150 triệu USD, ông hoàng smartphone một thời BlackBerry chịu lỗ 84 triệu USD, nhà sản xuất thiết bị di động sáng tạo HTC của Đài Loan kiếm được một khoản nhỏ nhoi 41,6 triệu USD nhưng dự đoán quý tới có thể gánh chịu mức lỗ đến 8%. Các nhà sản xuất Nhật Bản tiên phong về việc đưa các tính năng thông minh vào điện thoại di động, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 cho mảng di động của các công ty đều thể hiện bi đát: NEC báo lỗ 9 tỷ Yên (khoảng 92 triệu USD), Panasonic lỗ 5,4 tỷ Yên, Fujitsu lỗ lần thứ 3 trong 5 quý gần nhất, chỉ Sony là còn có lợi nhuận, với mức khiêm tốn 35 triệu USD.

    Cuộc chiến lan rộng, phương Đông nổi gió
    Theo các nhà phân tích, việc Apple và Samsung hàng quý công bố lợi nhuận tiền tỷ (USD) từ điện thoại di động khiến các nhà sản xuất khác càng nỗ lực tấn công thị trường, và tới đây smartphone sẽ không còn là trận chiến riêng của hai ông lớn. Nhóm chiếu dưới gồm LG, Sony, Nokia, HTC và các nhà sản xuất Trung Quốc Lenovo, ZTE, Huawei… đang gặm dần thị phần của Apple và Samsung. Quý 2 vừa qua, cả hai công ty chỉ còn kiểm soát 43,5% thị trường smartphone toàn cầu, so với 48,8% của cùng kỳ năm trước, trong đó Samsung chiếm 30,4% và Apple chỉ còn 13,1%, theo IDC.

    Nhu cầu rộng lớn ở phân khúc giá thấp, nhất là ở những thị trường mới nổi đang mở ra cơ hội lớn cho nhiều đấu thủ tham gia cuộc chiến. Số liệu thống kê quý 2/2013 của IDC ghi nhận, Apple lần đầu tiên bật khỏi danh sách 5 nhà cung cấp smartphone lớn nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (không kể Nhật Bản), bởi sự vươn lên mạnh mẽ của các nhà sản xuất Trung Quốc, gồm Lenovo, Coolpad, Huawei và ZTE. IDC còn cho biết thị trường đang tiếp nhận lượng smartphone ngày càng lớn từ những thương hiệu địa phương, chưa mang tầm quốc tế như Huawei hay ZTE. Đáng lưu ý là những đấu thủ “tý hon” này đã tăng qui mô thị phần tại châu Á – Thái Bình Dương lên 38% trong quý 2, từ 20% của quý cùng kỳ năm trước, và 7% của quý 2/2011.

    Theo quan sát của IDC, tại các thị trường đã phát triển, mọi năm thường ghi nhận sự tăng trưởng vào quý 2, nhưng năm nay lại bị giảm 12% so với quý trước, trong khi thị trường mới nổi tăng 13%. IDC cho biết, đã có 119 triệu smartphone được bán ra trong khu vực này trong quý 2, chiếm một nửa doanh số trên toàn thế giới. Tại những thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, nhiều nhà sản xuất nội địa đang gia tăng sức cạnh tranh trong những quý gần đây, cả về giá và thông số kỹ thuật phần cứng như màn hình lớn hơn 4 inch, vi xử lý hai nhân. Và người dùng đang được hưởng lợi với nhiều mức giá lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp. Đang có sự cạnh tranh quyết liệt ở phân khúc dưới 200 USD, đồng thời cũng đã xuất hiện những smartphone giá dưới 50 USD của các nhà sản xuất Trung Quốc. Cuộc chiến “tầm thấp” trở nên nóng bỏng, trong khi phân khúc cao cấp đang có dấu hiệu chậm lại, còn Apple vẫn “đủng đỉnh” mỗi năm ra một phiên bản iPhone mới.

    Ngay cả phân khúc cao cấp đang bị Samsung và Apple thống trị, IDC vẫn nhận định còn nhiều cơ hội cho các đối thủ, nếu sản phẩm của họ tạo ra sự khác biệt. Xperia Z đã có doanh số vượt iPhone tại Nhật Bản và giúp Sony chiếm được 10% thị phần tại châu Âu trong quý đầu năm. LG bán được 12,1 triệu máy trong quý 2, gấp hai lần cùng kỳ năm trước, đang hy vọng tăng cao doanh số hơn nữa trong quý tới với mẫu cao cấp mới LG G2. HTC One giúp HTC thu về lợi nhuận 41 triệu USD từ doanh thu 2,35 tỷ USD trong quý 2, tín hiệu khích lệ cho nhà sản xuất Đài Loan khi lợi nhuận quý trước chỉ vỏn vẹn 2,8 triệu USD. Nhiều thách thức đang đến từ những “bom tấn” mới, như Lumia 1020 tích hợp camera 41MP của Nokia, Moto X của Motorola được sản xuất tại Mỹ, LG G2 trang bị vi xử lý “khủng” Snapdragon 800 xung nhịp 2,3GHz.

    [​IMG]
    Đặt cược vào Windows Phone, số phận của Nokia xem ra vẫn mờ mịt.
    Sóng lớp sau đè lớp trước
    BlackBerry từng là niềm đam mê của giới doanh nhân, được các doanh nghiệp tin dùng, nhưng dần thất thế trước iPhone ra đời năm 2007 đánh vào thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà sản xuất Canada dù đã nỗ lực tung ra nền tảng BlackBerry 10 hồi đầu năm 2013, thậm chí đổi cả tên công ty (BlackBerry thay cho RIM) nhưng tất cả đã quá muộn. Những mẫu máy Z10, Q10 không đủ sức kéo người dùng rời bỏ iPhone hay những chiếc smartphone chạy Android đã quen dùng trong những năm qua. Quý 2, BlackBerry dù bán được 6,8 triệu smartphone, tăng 0,8 triệu máy so với quý trước, nhưng thị phần chỉ còn 3%.
    Binh đoàn Android phát triển thần tốc với nền tảng mở đã hỗ trợ Samsung truất ngôi vương di động của Nokia vào tháng 4/2012. Chậm thay đổi, không nhận ra xu hướng tiêu dùng đã đem đến kết cục tồi tệ cho người dẫn đầu thị trường 14 năm liền. Nokia quyết từ bỏ Symbian, đặt cược vào Windows Phone, nhưng đến nay vẫn loay hoay vật vã với dòng Lumia. Windows Phone đã vượt qua BlackBerry OS để trở thành nền tảng di động lớn thứ 3, cũng mới chỉ đạt 3,7% thị phần. Còn Nokia thì vẫn tiếp tục lỗ, và doanh số 7,4 triệu máy Lumia, dù đã tăng 32% so với quý trước, vẫn còn thua xa con số 10 triệu máy của ZTE – nhà sản xuất smartphone lớn thứ 5 thế giới.

    HTC sớm tham gia vào thị trường smartphone, từng dành giải "Nhà sản xuất thiết bị của năm" tại hội nghị Mobile World Congress 2011, nay đang trong cơn khốn khó. Công ty đã dự đoán tình hình kinh doanh quý tới chỉ có từ hòa tới lỗ, dù HTC One được đánh giá là một trong những smartphone tốt nhất thế giới. Nhiều nhà phân tích chỉ ra nguyên nhân tụt dốc của HTC là do mải đua theo phân khúc cao cấp mà thiếu tập trung cho mảng giá rẻ hướng vào những thị trường mới nổi đang tăng trưởng nhanh.

    Vòng xoáy di động nghiệt ngã đang nhấn chìm những tên tuổi lớn. BlackBerry mới đây lên tiếng về việc có thể “bán mình”. Số phận của Nokia xem ra mờ mịt. Motorola của Mỹ đã phải bán bộ phận sản xuất thiết bị di động Motorola Mobility cho Google. HTC vốn “kiệm” chi phí tiếp thị nay đang mở chiến dịch quảng bá lớn chưa từng có của hãng mang tên “Change”, không rõ có thay đổi nổi vận mệnh bấp bênh. Các nhà sản xuất Nhật Bản chỉ chú trọng thị trường trong nước mà quên mất sân chơi thế giới rộng lớn nay đang lao đao với mảng sản xuất thiết bị di động. Chán cảnh thua lỗ, Panasonic đang xem xét lại chiến lược kinh doanh smartphone. Cuối tháng 7 vừa qua, NEC đã tuyên bố rút khỏi chiến trường smartphone sau 2 năm liên tục thua lỗ. Fujitsu đang cố cầm cự với doanh số 300.000 smartphone mỗi tháng.

    Ngay với Apple, nhiều nhà phân tích đã lên tiếng cảnh báo iPhone sẽ mất khách nếu không có thiết kế đột phá trong phiên bản mới tới đây. Điều người dùng phàn nàn iPhone 5 nhiều nhất là màn hình chỉ 4 inch, quá tầm thường trước trào lưu sử dụng hiện đang đòi hỏi màn hình lớn hơn, và được nhiều smartphone Android đáp ứng. Thực tế cho thấy, vầng hào quang từ smartphone có thể tắt nhanh với bất kể công ty nào nếu chậm thay đổi.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Khốc liệt cuộc chiến smartphone

Share This Page