Ngay từ giai đoạn đầu của đái tháo đường, thậm chí là tiền đái tháo đường, bệnh đã diễn tiến âm thầm và có nguy cơ gây biến chứng về tim mạch, thị lực, huyết áp... Để phát hiện đái tháo đường, bệnh nhân cần kiểm tra chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, việc đến cơ sở y tế, làm xét nghiệm, đo đường huyết bằng máy khiến không ít người ngại ngần, dẫn đến khó phát hiện sớm bệnh. Để giải quyết vấn đề đó, Hội dinh dưỡng Việt Nam cùng Glucerna (Abbott, Mỹ) đã cho ra mắt công cụ tự kiểm tra nguy cơ đái tháo đường, tiền đái tháo đường. Người từ 45 tuổi nên tầm soát đái tháo đường. Ảnh minh họa. Công cụ này gồm bảy câu hỏi đơn giản giúp tầm soát sớm đái tháo đường. Điều đó dựa trên các yếu tố như độ tuổi, cân nặng, tiền sử gia đình, hoạt động thể lực. Bảng trắc nghiệm (Tính điểm tương ứng với lựa chọn của bạn) 1. Tuổi của bạn: Dưới 45 tuổi (0 điểm) Từ 45 tuổi trở lên (1 điểm) 2. Bạn cho biết thông tin sau: Cân nặng:…… (kg) Chiều cao:…… (m) 3. BMI = kg (cân nặng)/m (chiều cao) BMI dưới 23 (0 điểm) BMI: 23 - 25 (một điểm) BMI lớn hơn 25 (2 điểm) Thông tin thêm BMI dưới 18,5: Cân nặng dưới mức trung bình BMI: 18.5 - 22,9: Cân nặng bình thường BMI: 23 - 24,9: Thừa cân BMI: 25.0 - 29,9: Béo phì BMI từ 30 trở lên: Quá béo 4. Bạn tập thể dục, lao động chân tay: Dưới 30 phút mỗi ngày (1 điểm) Từ 30 phút mỗi ngày trở lên (0 điểm) 5. Bạn đã bao giờ bị chẩn đoán là cao huyết áp không? Có (1 điểm) Không (0 điểm) 6. Gia đình bạn (cha mẹ, anh chị em ruột) có ai mắc đái tháo đường không? Có (1điểm) Không (0 điểm) 7. Bạn có từng bị chẩn đoán là tăng đường máu chưa? (Trong các cuộc khám kiểm tra sức khỏe, trong thời gian bị ốm hoặc trong quá trình mang thai) Có (1 điểm) Không (0 điểm) Kết quả - Nếu điểm số từ 2 trở lên: Bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường, nên gặp bác sĩ để được tư vấn và làm thêm xét nghiệm (nếu cần). - Nếu điểm số dưới 2: Bạn thuộc nhóm ít có nguy cơ bị mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, 40% - 50% người bị tiền đái tháo đường sẽ mắc đái tháo đường tuýp 2 trong vòng 10 năm nếu không được tầm soát và điều trị đúng cách. Ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, uống thuốc đều đặn, luyện tập thể thao hợp lý, người đái tháo đường cần có chế độ ăn uống khoa học song song với việc duy trì tinh thần thoải mái. Trong đó, dinh dưỡng khoa học, hợp lý chính là phương pháp then chốt. Thông qua dinh dưỡng, người bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường sẽ kiểm soát được cân nặng, đường huyết, mỡ máu cũng như cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đây là phương pháp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng và biến chứng đái tháo đường. Theo khuyến cáo của Hội đái tháo đường Mỹ (ADA) và châu Âu (EASD), liệu pháp dinh dưỡng đối với người đái tháo đường cần chú ý đến thành phần: các chất bột đường nên sử dụng loại có chỉ số đường huyết thấp, chất béo nên chọn chất béo đặc biệt có lợi cho tim mạch như MUFA, Omega 3. Glucerna Triple Care được sản xuất bởi Abbott, Mỹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Sản phẩm với 3 tác động giúp bình ổn đường huyết: hệ tinh bột đường phóng thích chậm Sucromalt, Fibersol, MUFA, Omega 3 tốt cho hệ tim mạch và thành phần Carbonhydrates chỉ số đường huyết thấp, giải phóng chậm, chất xơ FOS cùng với hàm lượng protein thích hợp giúp kiểm soát cân nặng và vòng eo. Nhờ đó, thực phẩm dinh dưỡng này giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và tiền đái tháo đường. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và duy trì vận động thể lực hợp lý, thường xuyên, các chuyên gia khuyên người bệnh tiền đái tháo và đái tháo đường dùng Glucerna Triple Care, công thức dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc bệnh này. Kết quả đã được chứng minh lâm sàng giúp bình ổn đường huyết, tốt cho tim mạch, kiểm soát cân nặng, vòng eo, mang lại cuộc sống tinh thần thoải mái và khỏe mạnh. Ngọc Bích Nguồn VNExpress