Kết quả quan sát mới cho thấy một hành tinh xa xôi nằm ở trung tâm Dải Ngân hà nhiều khả năng có khí quyển đầy nước. Siêu Trái đất là những hành tinh quay quanh một ngôi sao nằm ngoài hệ mặt trời, với khối lượng và bán kính lớn hơn so với Trái đất, nhưng nhỏ hơn những thiên thể như Thiên Vương tinh hoặc Hải Vương tinh. So sánh kích thước của GJ 1214 b với Trái đất (trái) và Hải Vương tinh. (Ảnh: Aldaron, Wikipedia, Creative Commons) Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những đặc điểm của chúng để xác định liệu những thiên thể này thiên về “Trái đất phiên bản lớn” hay là “Hải Vương tinh nhỏ”. Nhóm các nhà thiên văn học và khoa học hành tinh Nhật Bản đã tập trung xem xét những đặc tính khí quyển của một siêu Trái đất, tên GJ 1214b, nằm cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng, tại trung tâm Dải Ngân hà. Theo Space.com dẫn thông báo từ Đài Quan sát Thiên văn quốc gia Nhật Bản, các kết quả ban đầu cho thấy nhiều khả năng hành tinh GJ 1214b có khí quyển đầy nước. Giới khoa học cho biết nếu xác định được thành phần khí quyển chủ chốt của một siêu Trái đất, họ có thể suy luận được nơi sinh ra và lịch sử hình thành của hành tinh đó. Nguồn VNExpress