Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Pha loãng nước chấm trên bàn ăn thay vì dùng nguyên chất. Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô. Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Cường, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường cao gấp 1,5-2 lần so với người bình thường. Người đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát huyết áp thấp hơn người bình thường. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp với người đái tháo đường chưa có biến chứng là dưới 130/80 và có biến chứng protein niệu trên một gram một ngày là dưới 125/75 mmHG. Ảnh: mensfitness Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh béo phì, tăng cường tập thể dục thể thao, tránh stress. Một trong những biện pháp quan trọng để ổn định huyết áp là giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Nếu có tăng huyết áp nên hạn chế dưới 3 gram một ngày. Một số cách đơn giản để giảm muối - Nêm ít gia vị giàu muối như nước mắm, nước tương, tương ớt, chao, mắm các loại... lúc nấu ăn. - Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt... - Sử dụng gia vị khác như cà ri, hành, tỏi, gừng, riềng, rau mùi, ngũ vị hương. - Pha loãng nước chấm trên bàn ăn như nước tương, nước mắm thay vì dùng nguyên chất. - Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô. Lượng muối Na trong một số thực phẩm Thực phẩm Lượng Natri (mg) trong 100 gram thực phẩm Lạp xưởng 1600 Mì gói 1433 Xúc xích 1600 Bánh lạt 780 Bánh mì 630 Bánh Rtiz 580 Sữa bột tách béo 530 Sữa bò tươi không đường 380 Sữa bột toàn phần 430 Mì sợi tươi 410 Bánh bông lan không kem 300 Lê Phương Nguồn VNExpress