Bệnh nhân tiểu đường cần ăn ít năng lượng, giảm cholesterol, cân bằng chất béo. Nên sử dụng loại chất bột đường phức hợp như gạo giã dối, gạo lức, khoai củ. Tránh ăn óc lợn, phủ tạng động vật. Rối loạn mỡ máu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ gấp 2-4 lần người thường, là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Theo thống kê, 65% tử vong ở người đái tháo đường là do bệnh tim mạch. Do đó người bệnh tiểu đường cần giữ mức mỡ máu thấp hơn bình thường và thậm chí thấp hơn nữa khi có biến chứng tim mạch. Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân tiểu đường tại Trung tâm dinh dưỡng TP HCM mới đây, thạc sĩ bác sĩ Trần Quốc Cường cho biết, những yếu tố cần thiết để giảm mỡ máu là ăn ít, giảm năng lượng, giảm cholesterol, cân bằng chất béo, bỏ thuốc lá, vận động thể lực hợp lý. Bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn giảm cholesterol. Ảnh: o-food Chế độ ăn giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu Cần kiểm soát chế độ ăn, ăn ít, giảm năng lượng khẩu phần ăn. Kiểm soát cân nặng cơ thể trong khoảng BMI từ 18,5 đến 23. Chỉ số khối cơ thể BMI được xác định bằng cân nặng (tính bằng kg) chia cho chiều cao bình phương (tính bằng m). Giảm cholesterol Theo bác sĩ Cường, cholesterol là chất cấu tạo nên màng tế bào thần kinh và não, tham gia tổng hợp acid mật và một số nội tiết tố giới tính. Cholesterol có thể tổng hợp nội sinh, không cần nguồn ngoại sinh. Cung cấp dư thừa sẽ gây bệnh tim mạch. Các thực phẩm giàu cholesterol là óc heo, thịt mỡ, da, đồ lòng và phủ tạng động vật gồm lợn, bò, gia cầm, trừ cá. Khuyến nghị chế độ ăn dưới 300 mg mỗi ngày. Hàm lượng cholesterol trong một số thực phẩm Thực phẩm Lượng Cholesterol (mg) Óc heo 100 gram 1700 Gan 100 gram 410 Cật heo 100 gram 329 Trứng 1 quả 211 Tim 100 gram 410 Thịt bò, heo 100 gram 75 Thịt gà 100 gram 67 Sữa tươi nguyên kem 200 ml 33 Thực phẩm giúp giảm cholesterol Các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi, táo, trong các loại đậu và rau củ quả, đặc biệt là rau có độ nhờn cao như mồng tơi, đậu bắp. Cân đối chất béo hợp lý Ở người đái tháo đường, quá kiêng chất béo là tốt mà là phải biết cân đối chất béo. Tổng năng lượng chất béo trong khẩu phần ăn cần chiếm dưới 30%. Trong đó acid béo bão hòa dưới 10% năng lượng, chú trọng cung cấp acid béo không bão hòa một nối đôi chiếm 10-15%, acid béo không bão hòa nhiều nối đôi dưới 10%, nên tránh chất béo dạng trans. Acid béo bão hòa là acid béo trong đó các phân tử carbon gắn đầy đủ với phân tử hydro. Là acid béo không thiết yếu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe. Nên hạn chế dưới 10% tổng năng lượng. Có nhiều trong mỡ động vật, thịt động vật (trừ cá), bơ, dầu dừa, dầu cọ, sữa nguyên kem và các loại bánh nướng. Acid béo bão hòa trong một số loại thực phẩm Thực phẩm % acid béo bão hòa Dầu dừa 80% Dầu cọ 49% Bơ 46% Gia cầm 30% Thịt bò thịt heo 45% Dầu đậu nành 14% Dầu olive 11% Dầu Canola 6% Cá các loại 2% Đậu hạt 4-13% Acid béo không bão hòa nhiều nối đôi là acid béo có phân tử carbon không gắn hết với phân tử hydro mà có hơn 1 nối đôi giữa 2 carbon. Không thể tổng hợp bởi cơ thể, là thiết yếu. Bao gồm acid béo omega 3 và omega 6. Giúp giảm cholesterol toàn phần có hại sức khỏe. Thực phẩm có nhiều bao gồm dầu thực vật (dầu nành, dầu hướng dương, margarine, các loại đậu hạt), cá. Acid không bão hòa một nối đôi là acid béo không có phân tử carbon không gắn hết phân tử hydro mà có 1 nối đôi giữa 2 carbon. Acid béo bão hòa một nối đôi giúp giảm LDL (cholesterol xấu) mà không làm giảm HDL (cholesterol tốt) . Mức khuyến nghị 10-15% năng lượng. Acid béo không bão hòa một nối đôi có nhiều trong dầu canola (dầu hạt cải), dầu phộng, olive, các loại đậu hạt. Chất béo dạng trans là dạng chất béo sinh ra do quá trình chuyển dầu thực vật thành chất béo dạng đặc dùng trong sản phẩm công nghiệp giúp kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm. Tiêu thụ nhiều làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Loại chất béo này có nhiều trong các loại thực phẩm sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, thường được niêm yết trên bao bì thực phẩm. Giảm Triglyceride giúp ổn định đường huyết Nên sử dụng loại chất bột đường phức hợp như gạo giã dối, gạo lứt, khoai củ vì hạn chế gây tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và lớp vỏ có chứa nhiều vitamin, chất xơ có lợi cho sức khỏe. Nên hạn chế tối đa loại đường đơn như đường mật, mía, các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, mứt quả khô... Tăng cường sử dụng chất xơ. Vận động giúp giảm mỡ máu Chọn các loại hình aerobic như đi bộ, đạp xe, cầu lông, bóng bàn, bơi lội... Thời lượng 30-60 phút mỗi ngày. Cường độ từ trung bình trở lên. Thời gian sáng sớm hoặc bụng đói. Lê Phương Nguồn VNExpress