Máy ảnh compact ống kính rời

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Aug 27, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 392)

    Panasonic Lumix DMC-GF6, Fujifilm X-M1, Samsung NX20 là những chiếc máy ảnh nhỏ gọn, có thể thay đổi ống kính, chất lượng hình ảnh cao... là những lựa chọn dành cho người dùng ở phân khúc CSC.


    Thiết kế, cấu tạo
    Như các model trước, Panasonic Lumix DMC-GF6 dành cho phân khúc người mới bắt đầu, giá rẻ. Bộ khung được làm bằng nhựa cứng tương tự chiếc GX1, khá nhẹ và nhỏ gọn, với ống kính 14mm/f2.8 thì kích cỡ như máy ảnh du lịch Lumix DMC-LX7. Nhờ vào việc sử dụng định dạng cảm biến Four Thirds thay cho APS-C, ống kính có kích thước nhỏ hơn.

    Bố trí các nút bấm và vòng xoay của GF6 giống GF5 và khác biệt duy nhất là GF6 có thêm bánh xe điều khiển chế độ vào cạnh nút chụp tăng khả năng xử lý. Bên cạnh đó GF6 được trang bị vi xử lý hình ảnh Venus mới nhất, màn hình cảm ứng LCD 3inch độ phân giải cao có thể xoay 180 độ, hoạt động tốt ở hầu hết điều kiện ánh sáng. Cũng giống như GF5, GF6 không có hotshoe để gắn thêm đèn flash ngoài.

    GF6 tích hợp công nghệ Wi-Fi, tương tự như trên dòng sản phẩm cao cấp GH. Đây cũng là một trong những mẫu máy ảnh ống kính rời đầu tiên hỗ trợ công nghệ giao tiếp NFC, giúp 2 thiết bị chia sẻ ảnh/video ngay lập tức mà không quá phức tạp để thiết lập kết nối. Một trong những điểm đáng chú ý là bộ lọc điện tử có thể sử dụng trong chế độ chụp toàn cảnh panorama và ảnh RAW.

    Xếp hạng
    Panasonic Lumix DMC-GF6:
    [​IMG]
    Fujifilm X-M1:
    [​IMG]
    Samsung NX20:
    [​IMG]

    Giống như hầu hết các dòng máy khác của Panasonic, GF6 cung cấp chế độ đo sáng đa mẫu, đo sáng trung tâm và đo sáng điểm. Đo sáng đa mẫu với 1728 khu vực xử lý rất tốt ở nhiều điều kiện ánh sáng. Màn hình cảm ứng cho phép dễ dàng đo sáng điểm bất cứ ở đâu trên toàn màn hình, kèm theo đó là khả năng xử lý nhanh, các tùy chọn iDynamic (chế độ tự động về dải tần nhạy sáng) cho độ chính xác cao. GF6 có hệ thống lấy nét tương phản tốc độ cao bao với khả năng lấy nét liên tục và nắm bắt đối tượng chuyển động trong chế độ chụp ảnh lẫn quay phim. Trong điều kiện ánh sáng ban ngày, tốc độ lấy nét gần như là ngay lập tức.

    Theo nhà sản xuất máy cho thời gian khởi động chỉ nửa giây và thời lượng pin thực tế cho phép chụp khoảng hơn 320 kiểu cho một lần sạc đầy.

    Fujifilm X-M1 là chiếc máy ảnh ống kính rời giá rẻ đầu tiên của dòng X, máy nhỏ gọn khá nhẹ. Máy sử dụng cảm biến APS-C X-Trans CMOS tương tự như X-E1 và X-Pro1 – với nhiều cải tiến trong việc khử nhiễu. Hệ thống điều khiển nút bấm và thực đơn giao diện người dùng không có nhiều thay đổi so với các đàn anh. Tuy nhiên trong quá chụp rất dễ vô tình thay đổi tốc độ màn trập do vị trí của vòng xoay điều khiển.

    Được trang bị màn hình lật 90 độ - 3 inch tỉ lệ 16:9, góc chụp của máy mở rộng khá linh hoạt, không bị bó buộc như các sản phẩm trước đó. Với thời điểm hiện tại thì màn hình Fujifilm X-M1 không có cảm ứng. X-M1 đã bị lược bỏ đi kính ngắm tích hợp hay kính ngắm EVF trên để hạ giá thành, việc sử dụng màn hình để Live View bị ảnh hưởng khá nhiều khi sử dụng ở điều kiện ánh sáng mạnh.

    Đây cũng là model đầu tiên trong dòng X Series của Fujifilm trang bị tính năng kết nối Wi-Fi, cho phép truyền dữ liêu hình ảnh dễ dàng đến smartphone và máy tính bảng thông qua các ứng dụng của Fujifilm có sẵn dành cho các thiết bị iOS và Android.

    Tốc độ tự động lấy nét Fujifilm X-M1 rất nhanh, theo nhà sản xuất thì độ trễ lớn nhất khoảng 0,1 giây nhưng trên thực tế thì máy hơi chậm khi sử dụng zoom kit 16-50mm. X-M1 có 49 điểm lấy nét tự động với khả năng thay đổi kích thước của các điểm lấy giúp người dùng thuận tiện trong sử dụng.

    Thời lượng pin chỉ đạt khoảng 350 ảnh cho một lần sạc đầy, đây là con số không quá nổi bật với các dòng máy cùng phân khúc.

    Một số máy ảnh CSC (compact system camera) phải loại bỏ khá nhiều tính năng để đảm bảo kích thước nhỏ gọn. Tuy nhiên Samsung NX20 lại làm ngược lại với mô hình đó. Việc tích hợp kính ngắm, vòng quay điều khiển lớn hay như tích hợp kính ngắm, chế độ quay số, và đèn po flash pop-up khiến Samsung NX20 trông giống như chiếc máy DSLR hơn. Cảm giác sử dụng NX20 khá dễ dàng, hệ thống điều khiển thân thiện phù hợp với cả những người mới bắt đầu.

    Hệ thống ống kính thông mình iFunction của Samsung luôn là điểm gây ấn tượng đối với dòng máy ảnh ống kính rời. Một nút điều khiển được thiết lập trên các ống kính cho phép điều chỉnh các thông số chụp bằng cách sử dụng vòng lấy nét.

    Samsung NX 20 trang bị màn hình 3-inch AMOLED chất lượng cao góc nhìn rộng, khả năng tương phản và độ màu sắc có chiều sâu hơn đàn anh NX. Khả năng xử lý dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp là rất tốt. Điều này khiến kính ngắm điện tử SVGA (800 × 600) độ phủ 100% không thực sự được đánh giá cao.

    Samsung, NX20 là một trong số ít các máy ảnh ống kính rời nhỏ gọn trang bị tính năng Wi-Fi. Có thể gửi video và hình ảnh trực tiếp từ máy lên Facebook, Picasa, YouTube, và Photobucket, chuyển hình ảnh qua email, sao lưu với các dịch vụ đám mây Microsoft SkyDrive…

    Samsung NX20 với hiệu suất sử dụng khá tốt, từ lúc khởi động cho đến chụp bức hình đầu tiên mất khoản 3,3 giây.

    Chất lượng ảnh
    Panasonic GF6 trong chế độ màu tiêu chuẩn với chế độ cân bằng trắng tự động có thể đảm bảo chất lượng hình ảnh cũng như màu sắc khá tốt ở hầu hết tình huống, hoàn cảnh ánh sáng. Tự động cân bằng trắng (AWB) hoạt động tốt dưới ánh sáng đèn dây cho kết quả hơi ấm, với các thiết lập sẵn về đèn vàng thì GF6 cho kết quả chính xác hơn. AWB hoạt động tốt dưới ánh sáng huỳnh quang mặc dù không có thiết lập sẵn ở loại ánh sáng này.

    Trong điều kiện trời nắng hoặc ánh sáng nhiệt độ màu cao, hình ảnh thu được có màu sắc khá mạnh mẽ và không quá bão hòa. Nên tránh sử dụng chế độ màu rực rỡ Vivid trong hoàn cảnh này.

    Các chế độ màu sắc, bộ lọc trong thực đơn điều khiển cho phép người dùng có thể thay đổi được các thông số như độ tương phản, độ bão hòa, độ sắc nét và giảm nhiễu.

    Vì GF6 sử dụng các cảm biến tương tự như GX1, nên khả năng xử nhiễu tương đối ổn. Chất lượng ảnh được khử nhiễu ở ISO 160-200 của GF6 đối với hệ thống máy CSC được xem là tốt. Có sự giảm nhẹ độ sắc nét, cũng như độ nhiễu tăng ở ISO800. Tại ISO3200 và ISO6400 độ nhiễu khá nặng, và khi xem hình ảnh ở kích thước đầy đủ rất dễ nhận thấy hình ảnh thiếu chi tiết và mất màu sắc.

    Chất lượng video quay ở chế độ Full HD 50i, với âm thanh stereo cho chất lượng thực sự tốt, mặc dù vẫn còn ảnh hưởng nhẹ bới tiếng ồn sử dụng ống kính. Tính năng quay video có thực đơn điều khiển riêng biệt, khá tiện lợi.

    Fujifilm XM1 cho hình ảnh với màu sắc tốt và khả năng phơi sáng chính xác. Tự động cân bằng trắng (AWB) thực hiện khá tốt dưới ánh sáng đèn vàng với các cài đặt thiết lập trước cho màu khá ấm. Với ảnh chân dung, màu da được thể hiện khá chân thực, và ảnh chụp với đèn flash không có hiện tượng mắt đỏ. Dải tần nhạy sáng có thể được ở rộng bằng cách sử dụng dùy chọn phạm vi hoạt động (lên đến 400% ở độ phân giải đầy đủ), hoặc chế độ EXR DR (lên đến 1600%) mặc dù chế độ này làm giảm độ phân giải.

    Có một số chế độ mô phỏng phim, với các loại phim Fujifilm nổi tiếng bao gồm: Provia (Tiêu chuẩn), Velvia (Vivid), Astia (mềm), B & W, và Sepia. Bạn cũng có thể điều chỉnh màu sắc, độ sắc nét, nổi bật màu sáng, điều chỉnh bóng, và các thiết lập giảm độ nhiễu sáng.

    Không có chế độ chụp ảnh toàn cảnh là thiết sót đang tiếc, mặc dù 2 đàn anh X-E1 và X-Pro1 đều được trang bị.

    Khả năng xử lý nhiễu của X-M1 rất tốt, phải đến ISO 1600-3200 chất lượng hình ảnh mới bị thiếu nét và giảm độ cân bằng màu sắc.

    Fujifilm X-M1 cho phép quay video ở chế độ Full HD 1080p ở tốc độ 30fps với âm thanh stereo. Qua trải nghiệm, tính năng và chất lượng video của X-M1 không quá xuất sắc.

    Xếp hạng
    Panasonic Lumix DMC-GF6:
    [​IMG]
    Fujifilm X-M1:
    [​IMG]
    Samsung NX20:
    [​IMG]

    Bạn chỉ có thể thiết lập khẩu độ và tốc độ trước khi ghi hình, và trong khi quay thì không thể thay đổi chúng. Thú vị nhất là có thể thiết lập chế độ mô phỏng phim, sử dụng bộ lọc cho nhiều hiệu ứng. Khả năng lấy nét liên tục trong khi quay hoạt động khá tốt mặc dù xu hướng hoạt động của hệ thống này tập trung vào chủ thể đã được xác định từ trước.

    Ở chế độ chụp ảnh chân dung Samsung NX20 cho chất lượng hình ảnh tươi sáng và màu sắc bão hòa. Sử dụng đèn flash ít khi xảy ra hiện tượng mắt đỏ và Samsung NX20 thể hiện chi tiết hình ảnh khá tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.

    Chất lượng hình ảnh tại ISO 100-1600 ổn định, màu sắc hay độ sắc nét thể hiện rất tốt, độ nhiễu tăng dần nhưng ảnh hưởng không nhiều. Từ ISO 3200 trở đi, ảnh bắt đầu có tình trạng mất chi tiết, màu sắc bị bết. Chất lượng khử nhiễu không thực sự vượt trội so với NX300.

    Bộ lọc kĩ thuật số Picture Wizard cung cấp cho người dùng nhiều chế độ màu sắc cài sẵn và có thể thay đổi màu sắc màu sắc, độ bão hòa, độ sắc nét và độ tương phản.

    Samsung NX20 có thể quay video full HD 1080p ở tỉ lệ 16:9 và VGA 640x480 hoặc 320x260 ở tỷ lệ 4:3, tất cả tỉ lệ này đều có thể quay dưới định dạng H.264, tốc độ 30 khung hình mỗi giây (fps). Ngoài ra còn có một chế độ khung hình đặc biệt 1920 x 810 Cine với tốc độ 24fps.

    [​IMG]
    Panasonic Lumix DMC-GF6 Đánh giá tổng thể
    Giá: 16.000.000 đồng (kèm ống kính Kit)
    Tham khảo: www.panasonic.com
    Độ phân giải: 16 megapixel, CMOS
    Tốc độ: chụp liên tiếp 4,2fps
    Wi-Fi: tích hợp
    Ngàm ống kính: Micro 4/3
    Màn hình LCD: 3 inch độ phân giải 1.040.000 điểm ảnh
    Quay phim: Full HD
    ISO: 160-12800
    Kích thước: 111x65,9x38mm
    Khối lượng: 323g Ưu:
    + Chất lượng hình ảnh cao
    + Bộ lọc điện tử tốt
    + Tích hợp Wi-Fi và giao tiếp NFC
    + Màn hình cảm ứng
    Khuyết:
    + Không có kính ngắm
    + Sử dụng Wi-Fi khá phức tạp
    Nhận xét chung:
    Panasonic Lumix DMC-GF6 cho màu sắc ảnh đẹp, khả năng linh động cao với kết nối Wi-Fi. Nhẹ, gọn và xử lý hình ảnh tốt- GF6 phù hợp với đa dạng người dùng.Đánh giá:
    [​IMG]

    [​IMG]

    Fujifilm X-M1 Đánh giá tổng thể
    Giá: 17.000.000 đồng (kèm ống kính Kit)
    Tham khảo: www.fujifilm.com.vn
    Độ phân giải: 16,3 megapixel, CMOS
    Ống kính: Fujifilm X
    Màn hình: cảm ứng 3 inch, 920.000 điểm ảnh
    Quay phim: Full HD
    ISO: 200-6400
    Tốc độ: chụp 5,6 fps
    Kích thước: 117 x 67 x 39 mm
    khối lượng: 330g
    Ưu:
    + Thiết kế nhỏ gọn, đẹp
    + Màu sắc thể hiện tốt
    + Hệ thống lấy nét nhanh
    + Kết nối Wi-Fi
    Khuyết:
    + Bộ lọc điện tử không có thay đổi
    + Không có chế độ toàn cảnh (panorama)
    Nhận xét chung:
    Fujifilm X-M1 thừa hưởng sức mạnh từ các đàn anh chuyên nghiệp, thiết kế đẹp, chất lượng hình ảnh cao nhưng chưa thực sự nhiều thay đổi.Đánh giá:
    [​IMG]


    [​IMG]

    Samsung NX20 Đánh giá tổng thể
    Giá: 21.900.000 đồng (kèm ống kính Kit)
    Tham khảo: www.samsung.com
    Độ phân giải: 20,3 MP, CMOS
    Ống kính: Samsung NX
    Màn hình: LCD 3 inch, 614.000 điểm ảnh
    Kính ngắm: quang học 39 điểm lấy nét tương phản
    Quay phim: Full HD
    ISO: 100-12800
    Kết nối: USB 2.0; Wi-Fi.
    Kích thước: 122 x 90 x 40 mm
    khối lượng: 637g Ưu:
    + Hình ảnh chất lượng cao
    + Giao diện dễ sử dụng
    + Màn hình sắc nét
    + Kết nối Wi-Fi thông minh
    Khuyết:
    + Thiết kế không gọn nhẹ
    + Tốc độ chụp thấp
    Nhận xét chung:
    Chất lượng hình ảnh và công nghệ của Samsung NX20 cho chất lượng tốt nhưng chưa thực sự vượt trội so với các đàn em giá rẻ NX khác.Đánh giá:
    [​IMG]

    [​IMG]

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Máy ảnh compact ống kính rời

Share This Page