NASA trở lại mặt trăng

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Aug 24, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 419)

    Tháng 9 tới, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng một tàu vũ trụ lên mặt trăng để nghiên cứu “bầu khí quyển” trên vệ tinh duy nhất của trái đất.

    Theo Los Angeles Times, tàu Thám hiểm Môi trường không khí và bụi mặt trăng (LADEE), trị giá 280 triệu USD, sẽ được phóng lên không gian vào ngày 6/9 từ bờ biển bang Virginia. Tên lửa đẩy mới Minotaur 5 sẽ giúp tàu LADEE bay lên quỹ đạo mặt trăng.

    “Mặt trăng cũng có bầu khí quyển - chuyên gia NASA Sarah Noble khẳng định - Nhưng bầu khí quyển này rất mỏng”. Các nhà thiên văn học vẫn đang tìm kiếm những hành tinh ngoài hệ mặt trời có bầu khí quyển dày đặc như trái đất, nhưng đa phần các hành tinh có bầu khí quyển mỏng.

    [​IMG]
    Tàu không gian LADEE của NASA - (Ảnh: Nasa.gov)

    Do đó, NASA cho biết việc nghiên cứu bầu khí quyển mặt trăng có thể giúp giới thiên văn học hiểu rõ thêm về các hành tinh ngoài hệ mặt trời, hoặc thậm chí những hành tinh trong “ngôi làng không gian” của chúng ta, bao gồm sao Thủy, mặt trăng của các hành tinh, những thiên thạch lớn...

    NASA cũng muốn tìm hiểu bản chất của những tia sáng rực rỡ trên bầu trời mặt trăng mà các phi hành gia tàu Apollo đã quan sát được từ năm 1966. Hiện tượng này có thể xảy ra do các hạt bụi mặt trăng va chạm với bầu khí quyển, tuy nhiên giới khoa học vẫn chưa chứng minh được lý thuyết này.

    “Nhóm nghiên cứu NASA muốn giải mã bí ẩn đã làm các nhà khoa học đau đầu suốt gần 50 năm qua” - chuyên gia Noble cho biết.

    Tàu vũ trụ LADEE sẽ nghiên cứu bầu khí quyển mặt trăng bằng các thiết bị phân tích bụi hiện đại. Con tàu cũng được trang bị một hệ thống liên lạc mới, chuyển dữ liệu về trái đất bằng ánh sáng hồng ngoại thay vì sóng vô tuyến.

    Nếu chương trình này thành công như mong đợi, NASA sẽ áp dụng công nghệ truyền dữ liệu này cho sứ mệnh thăm dò sao Hỏa năm 2020. Thiết bị này thậm chí có thể truyền video ba chiều về trái đất.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - NASA trở lại mặt trăng

Share This Page