GS. Jean-Pierre Michel, một trong những người sáng lập Học viện Y học lão khoa châu Âu (EAMA) cho rằng có quá nhiều nhân tố khiến con người bị suy giảm trí nhớ... Do vậy, chú ý chế độ dinh dưỡng tập luyện, con người nguy cơ bị lão hóa khi bước vào tuổi ngoài 40. - Xin bác sĩ tư vấn giúp cách làm sao cho trí não luôn minh mẫn, dạo này tôi thấy hay bị quên một số việc. Xin cảm ơn (Minh Cang, 40 tuổi, Sài Gòn) - Bác sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lâu dài tới con người. Chế độ ăn uống giúp con người tốt cả về thể chất và tinh thần. người lớn tuổi không chỉ suy giảm về trí não mà còn nhiều thứ khác. Tuy nhiên trí não là vấn đề cần lưu tâm nhiều hơn. Theo tôi nghệ thuật tăng tuổi thọ là nghệ thuật tránh làm giảm tuổi thọ. Bạn nên tránh ăn quá no, ăn làm nhiều bữa, tăng rau quả, giảm muối giảm đường, ăn hôn hợp nhiều loại thực phẩm, quan tâm tới tình trạng răng miệng của mình, kiểm tra chế độ ăn uống của người cao tuổi, xây dựng tập quán ăn uống có thực đơn, đảm bảo vệ sinh trong quá trình nấu nướng, lựa chọn thực phẩm phù hợp với người cao tuổi. Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên ăn bữa ăn giống người ở vùng Địa Trung Hải: nhiều cá, ít thịt, giảm muối, nhiều rau xanh. Bác sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam. - Xin cho hỏi chocolate có tốt cho trí não người lớn tuổi không? Mỗi ngày tôi thường ăn 3 thanh chocolate không biết như vậy có tốt không. Xin cảm ơn (Đắc Minh, 45 tuổi, HCM) - Bác sĩ Từ Ngữ:: Chocolate là một thực phẩm được nhiều người ưa thích. Với đường ngọt, nếu ăn một chút vào buổi sáng rất tốt vì đường cung cấp năng lượng cho bộ não hoạt động. Do đó, nó cũng tốt cho người già. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường có thể gây nhiều nguy cơ khác như thừa cân, béo phì và rối loạn tiêu hóa. - Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân của chứng bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi và các cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này? (Hoàng Lan Anh, 56 tuổi) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Để tránh tình trạng suy giảm trí nhớ, con người cần đề phòng càng sớm càng tốt. Bởi trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân có thể gây giảm trí nhớ. Khi càng trẻ, con người càng có thể phát triển được nơ-ron thần kinh tốt hơn, chỉ 6 tháng tuổi, 93% nơ-ron thần kinh của con người đã được hình thành. Khi lớn lên, cùng với những tác nhân như giáo dục, điều kiện kinh tế xã hội, nghề nghiệp..., chúng ta sẽ xây dựng được dự trữ não bộ. Điều này rất quan trọng trong việc tránh suy giảm trí nhớ sau này Khi con người 13 tuổi, dự trữ não bộ cơ bản đã được hoàn thành. Điều này đóng vai trò quan trọng trong IQ, khả năng xử lý tình huống của một người. Khi đạt độ tuổi trung niên thì những nhân tố như thói quen hút thuốc, thừa cân, cao huyết áp... cũng ảnh hưởng đến sức khỏe trí não. Ngoài ra, những tác nhân khác cần chú ý gồm suy dinh dưỡng, không đủ dinh dưỡng, bệnh tiểu đường và không tập thể dục... Chính vì vậy, các bạn cần chú ý đến giai đoạn đầu đời và trung niên, con người sẽ lão hóa vào giai đoạn 40-50. Theo tôi, tình trạng suy giảm trí nhớ có liên quan nhiều đến việc suy giảm các nơ-ron thần kinh và các khớp thần kinh. Mặc dù biểu hiện của bệnh này xuất hiện muộn nhưng nguyên nhân của nó thì chúng ta có thể thấy từ rất sớm. Theo đó, khi chữa trị, chúng ta mới chỉ chữa hiện tượng chứ chưa chữa được nguyên nhân. Vì vậy, khi nghĩ đến việc phòng bệnh, chúng ta chỉ nghĩ đến người già. Song thực tế, điều này cần làm khi bạn còn trẻ tuổi. - Xin bác sỹ tư vấn giúp các bệnh thường gặp về trí não của người lớn tuổi. Tôi dạo này hay quên trước, quên sau, như vậy có phải là bệnh của trí não khi lớn tuổi không? cách nào khắc phục được bệnh này. Xin cảm ơn (Xuân Hân, 55 tuổi, Khánh Hòa) - Bác sĩ Từ Ngữ: Đây là bệnh suy giảm trí nhớ của người lớn tuổi. Để khắc phục có 3 giải pháp: đầu tiên là chế độ dinh dưỡng có lợi có bộ não như choline và SPS. Thứ hai là tăng cường các hoạt động thể lực tuy theo lứa tuổi. Thứ ba là có cuộc sống lành mạnh, tránh các chất không có lợi cho sức khỏe như rượu, thuốc lá... và tập luyện trí não như đọc sách, thảo luận các câu chuyện, tham gia các trò chơi trí tuệ (Sudoko)... - Mẹ em 71 tuổi, buổi sáng vẫn bình thường nhưng lúc chiều có nằm nghỉ, khi thức dậy thì chuyện nhớ chuyện không. Đồ đạc trong nhà thì mẹ em không nhớ được cứ hỏi ở đâu ra, ai đem vào nhà. Nhưng tên con cái trong nhà thì nhớ rõ. Mẹ em nói năng vẫn rất bình thường không có dấu hiệu gì khác lạ nhưng lại hoàn toàn không nhớ được sự việc gì khác ngoại trừ tên của các con trong gia đình. Trường hợp này nên đến đâu để khám? Và cần chú ý những gì để khắc phục tình trạng này? Xin bác sĩ tư vấn giúp em. (Trần Phương Minh, 50 tuổi) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Một điều mà tôi chưa đề cập đến là tiền sử gia đình mẹ của bạn. Bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình có bị bất kỳ một chứng mất trí nhớ nào không. Bà ý chỉ bị xáo trộn sau giấc ngủ trưa hay suốt cả thời gian còn lại của ngày hoặc đêm? Bà ấy có lý luận tốt về một vấn đề đơn giản không? Nếu có bất thường, bạn hãy đưa mẹ đi kiểm tra thần kinh. Điều này sẽ giúp bác sĩ rất nhiều trong việc điều trị. Bạn hãy cẩn thận, những lúc mê sảng ngắn cũng có thể giải thích chứng rối loạn giấc ngủ trưa của mẹ bạn. GS. Jean-Pierre Michel, một trong những người sáng lập Học viện Y học lão khoa Châu Âu (EAMA). - Xin cho hỏi Bác sỹ. Dạo này mỗi khi tôi đọc sách hay suy nghĩ làm cái gì là đầu óc tôi nó buồn ngủ, ngáp, chảy nước mắt.... xin hỏi có phải là triệu chứng của suy giảm về trí não không, tôi nay 40 tuổi. Xin cảm ơn . (Minh Cảnh, 40 tuổi, Tuyên Quang) - Bác sĩ Từ Ngữ: Tuổi khoảng 40 có dấu hiệu bắt đầu suy giảm trí não, vì vậy giấc ngủ cũng khác biệt. Thứ hai, khi đọc sách bạn bị khó chịu ở mắt. Việc này có thể liên quan tới nhiều yếu tố như tư thế khi đọc, kính đeo có phù hợp không, ánh sáng có đủ không và các bệnh về mắt... Bạn nên kiểm tra các bệnh về mắt đồng thời rèn luyện mắt của mình. Bạn cũng nên bổ sung thêm các vitamin cho mắt như vitamin A. - Tôi muốn phát hiện sớm những nguy cơ để tìm cách phòng ngừa. Bác sĩ có thể cho biết những biểu hiện sớm nhất của việc suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi là gì? (Nguyễn Quang Nhật, 28 tuổi, 10/8 Phan Đình Giót, P.2, Q. Tân Bình) - Bác sĩ Từ Ngữ: Việc đầu tiên khi suy giảm trí nhớ là nhớ chuyện quá khứ, ít nhớ chuyện hiện tại. Thứ hai là hay quên như đi tìm chìa khóa, kính... Thứ 3, truyện suy giảm trí nhớ thường đi với các bệnh khác của người cao tuổi như mắt, tai kém đi, thiếu caxi, leo cầu thang bị mỏi, rụng răng... Khi có một trong những biểu hiện thế này, người nhà nên chú ý đưa bố, mẹ, ông, bà... đi khám sớm để phòng ngừa. Ngoài ra, tuổi từ 50 đến 60 là tuổi vàng (có thể phục hồi được) nên cần tập luyện, chuẩn bị chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não và cơ thể. - Thưa GS. Michel, xin ông cho biết những dưỡng chất nào quyết định đến việc cải thiện sức khỏe trí nào ở người cao tuổi. Chúng ta có thể tìm thấy các chất này trong những loại thực phẩm nào? Người cao tuổi có cần thực phẩm nào bổ sung không? (Minh Phương, 31 tuổi, Hải Phòng) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Khi chúng ta nói đến cải thiện dinh dưỡng cho người cao tuổi thì chưa chính xác. Thay vào đó, chúng ta nên nói là bồi bổ cho người lão hóa, vì độ tuổi lão hóa bắt đầu từ 40-50 tuổi. Nếu chúng ta chỉ chú trọng dinh dưỡng khi 75 tuổi thì như vậy quá muộn. Chúng ta cần ăn đầy đủ rau, chất chống oxy hóa, protein, axit béo đơn chất không no. Chúng ta có thể tìm thấy trong cá, sữa, các loại hạt, các loại quả mâm xôi, dâu tây... Ngoài ra, do sức khỏe trí não có thể bị suy giảm rất sớm, ngay khi còn trẻ, nên chúng ta cần chú ý đến thực phẩm bổ sung tốt cho trí não để bảo vệ các màng nơ-ron thần kinh và khớp thần kinh. Một gợi ý là bạn có thể sử dụng sản phẩm Ensure Gold ActiM2. Sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ não bộ khỏe mạnh nhờ thành phần hỗn hợp độc đáo, đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đây còn có thể giải pháp hỗ trợ khi bị bệnh, phải sử dụng lâu dài mới có kết quả. Ví dụ, chỉ uống ngày 2 lần trong 3-4 tháng thì rất khó có kết quả, hiệu quả là cả một quá trình và cần dần dần. - Có thông tin cho rằng "30% nhân viên văn phòng có nguy cơ giảm trí nhớ". Tôi nghĩ điều này hoàn toàn đúng. Bác sĩ có thể cho tôi vài lời khuyên để giảm nguy cơ này không? (Võ Duy Long, 50 tuổi) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Tôi nghĩ thông tin này có phần hơi lệch lạc. Những nhân viên văn phòng mắc bệnh giảm trí nhớ do nhiều nguyên nhân khác như stress từ công việc, luôn cảm thấy lo lắng do công việc hoặc những vấn đề về gia đình. Còn về lời khuyên phòng tránh bệnh, bạn có thể tham khảo những câu trả lời phía trên. Giáo sư Jean-Pierre Michel - Tập thể dục, thể thao hàng ngày ngoài việc giúp tăng cường sức khỏe còn có thể giúp tinh thần minh mẫn hơn, có đúng không? Xin hãy tư vấn một số môn thể thao vừa sức với người lớn tuổi và giúp ích cho hoạt động trí não. (Minh Thắng, 35 tuổi, Ninh Bình) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Thể dục thể thao đã được chứng minh là rất tốt cho hoạt động của não bộ và làm giảm nguy cơ mất trí nhớ. Những người thường xuyên tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần một tuần thì tốc độ suy giảm trí nhớ chậm hơn những người không tập thể dục. Còn bất kỳ môn thể thao nào mà bạn cảm thấy yêu thích và cảm thấy hứng thú khi tập với một cường độ vừa phải thì đều phù hợp, vì điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy sự thích thú khi chơi nó, nếu không thì không thể duy trì được. Một số gợi ý của tôi là bạn có thể tập khiêu vũ hoặc thái cực quyền, nhưng bạn cần tìm thấy niềm vui khi tập luyện chứ không phải tập để trở thành nhà vô địch Olympic. - Bà tôi năm nay 65 tuổi và mới trải qua một tháng nằm viện do tai biến mạch máu não nhẹ. Do bà tôi ăn được ít nên rất cần thiết phải bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như thực phẩm tốt cho não bộ. Xin bác sĩ tư vấn cho bà tôi 1 số thực phẩm cụ thể. (Chu Chí Lâm, 26 tuổi, 641/7 Quang Trung, P.11, Q. Gò Vấp) - Bác sĩ Từ Ngữ: Thứ nhất là phải dựa vào bữa ăn là chính. Bữa ăn cho người sau khi bị tai biến phải nấu mềm hơn, chia nhỏ các bữa ăn... Thứ hai, các sản phẩm bổ sung rất cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng cho người sau tai biến ở thị trường có rất nhiều, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ khuyên dùng cho bệnh nhân. - Bonjour bác sĩ Jean Pierre, mắt tôi mờ và tôi hay bị chóng mặt, liệu có phải đó là triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ? (Angeline Phuong, Toulouse) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Theo tôi, đây không phải là biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ, nó có thể là bệnh về mắt hoặc hệ tuần hoàn máu. - Bố mẹ tôi đều đã về hưu được vài năm. Mẹ tôi ở nhà còn bố tôi vẫn đi làm. Mẹ tôi có sức khỏe yếu hơn và khi về già chuyển sang ưa thích ăn các loại rau và đậu phụ. Nếu hai người cùng ăn chung một chế độ dinh dưỡng nhiều rau và đậu phụ thì có đảm bảo cho bố tôi có sức khỏe đi làm hay không? (Nguyễn Thảo Anh, 29 tuổi, Lạc Long Quân, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: Xu hướng của người có tuổi là ăn giảm thịt. Người ta chuyển sang ăn cá và các thực phẩm nguồn gốc thực vật để dễ tiêu hóa, hấp thu hơn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Nhiều loại thực phẩm nguồn gốc thực vật có giá trị dinh dưỡng đầy đủ như protein, lipit, gluxit và các vitamin, khoáng chất trong đó phải kể đến các loại họ đậu như lạc, vừng, đậu nành... Tuy nhiên, đối với bố của bạn còn liên quan đến khoái khẩu nên nếu được bố bạn vẫn nên ăn một số thực phẩm nguồn gốc động vật. - Tôi là một doanh nhân bận rộn và thường xuyên đi công tác nhiều nơi nên tôi gặp khó khăn trong việc giữ một chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng ,và việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho trí não. Có cách nào tiện lợi và hiệu quả hơn cho những người bận rộn nhưng luôn quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe và trí não khỏe mạnh như tôi không? (Minh Hằng, 41 tuổi, Quận 1, Sài Gòn) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Lời khuyên cho bạn thật đơn giản, hãy thường xuyên bổ sung dưỡng chất tốt cho trí não, đơn cử như uống sữa - một loại thực phẩm bổ sung toàn diện được thiết kế một cách khoa học giúp tăng cường trí nhớ. - Mẹ tôi ngoài 50 tuổi nhưng có biểu hiện ví dụ như kể đi kể lại một câu chuyện rất nhiều lần, đó có phải là dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Tôi cần làm gì để giúp bà? (Chung Linh, 27 tuổi, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: Đây đúng là triệu chứng của việc suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi. Để khắc phục, đầu tiên, bạn cần dành nhiều thời gian để nói chuyện với mẹ, giao các công việc cho mẹ hàng ngày như đọc bao nhiêu trang sách, dọn việc nhà... Bạn cũng phải rèn luyện cho mẹ thói quen ghi chép các việc làm trong một ngày, tạo cơ hội để mẹ có thể tiếp xúc với nhiều người. Ngoài ra, bạn cũng chuẩn bị cho mẹ chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não và khuyến khích bà tập luyện thể chất. Bác sĩ Từ Ngữ - Thưa bác sĩ, có loại thuốc nào có thể tăng cường trí não cho người lớn tuổi không? (Thanh Bình, 40 tuổi, Quảng Bình) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Các loại thuốc bổ não hiện nay đều chỉ chữa triệu chứng, hiện tượng chứ chưa đi vào chữa trị nguyên nhân. Bởi vì hiện nay, để chữa tận gốc bệnh, khoa học vẫn đang nghiên cứu phương pháp Disease Modifier (vacxin phòng bệnh mất trí nhớ). Chính vì vậy, chúng ta cần tập trung vào phòng tránh bệnh, làm tốt điều đó, chúng ta đã giảm 50% nguy cơ mắc bệnh và làm chậm độ tuổi bắt đầu mất trí nhớ khoảng 5 năm. - Mẹ tôi năm nay gần 70 tuổi. Bà bị bệnh sỏi thận và đã mổ 1 lần nên khi ăn uống thường kiêng khem các thực phẩm có can-xi. Nhưng bà còn bị bệnh loãng xương. Xin bác sĩ tư vấn cho mẹ tôi nên ăn uống các thực phẩm như thế nào để tránh được cả bệnh giảm trí nhớ và loãng xương? (Trần Hồng Liên, 43 tuổi, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi mắc nhiều chứng bệnh cần: ăn một bữa ăn đa dạng gồm nhiều loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể; trong trường hợp của mẹ bạn nên ăn các sản phẩm có nhiều canxi (các loại đậu, thịt, sữa). Nếu răng mẹ bạn còn tốt thì nên ăn cả tôm nhỏ, cá nhỏ nấu kỹ để ăn cả xương; cá biển vì có nhiều omega. Vì vậy, mẹ bạn sẽ có đủ các chất dinh dưỡng, trong đó bao gồm cả cholin, SPS và canxi. - Thưa bác sĩ, cháu năm nay 28 tuổi, là 1 nhân viên văn phòng. Cháu rất lo sợ về tình trạng trí não của em bây giờ. Tất cả những giấc ngủ của em đều xuất những câu chuyện khó hiểu: trừu tượng, hàng ngày, hay từ 1 vấn đề nhỏ được minh họa thành 1 câu chuyện trong khi ngủ. Tức là mỗi tối cháu ngủ là não bộ luôn hoạt động với nhiều câu chuyện và sáng thức dậy đều nhớ nội dung câu chuyện. Vì vậy, nên mỗi sáng thức dậy cháu luôn rơi vào tình trạng mệt mõi. Cháu rất lo, vì não bộ hoạt động liên tục như vậy liệu em có mất trí nhớ sớm không? Rất mong nhận được sự tư vấn của Bác Sĩ. (Cao Tuyet Phuong, 28 tuổi, 108/915, Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, TP. HCM) - Bác sĩ Từ Ngữ: Triệu chứng của bạn liên quan đến việc rối loạn giấc ngủ, mộng mị trong giấc ngủ và vì vậy nên bạn có những câu chuyện kỳ lạ xảy ra trong giấc ngủ. Đây thường là những thông tin lộn xộn lắp ghép lại. Triệu chứng này liên quan nhiều đến việc suy giảm thần kinh, không suy giảm nhiều đến suy giảm trí nhớ. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có lời khuyên cụ thể hơn. - Xin bác sĩ cho biết cách luyện tập trí não lúc trẻ thế nào để hạn chế được hiện tượng làm trước quên sau khi về già? (Nguyễn Thị Thu Hà, 40 tuổi, Xuân Thủy, Cầu Giấy) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Đầu tiên, chúng ta cần quan tâm làm thế nào để có chỉ số IQ cao và học càng nhiều càng tốt. Điều đó sẽ rèn luyện trí não nhanh nhẹn và bền bỉ hơn. Thứ 2, bạn cần tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. - Tôi nghe nói trong đậu nành có dưỡng chất giúp cải thiện trí nhớ. Xin bác sĩ xác nhận và tư vấn về vấn đề này (Hồng MInh, 35 tuổi, Hàng Kênh, Hải Phòng) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Chính xác. Những sản phẩm có bổ sung dưỡng chất từ đậu nành rất tốt cho não bộ. Theo đó, khi mua sữa bồi bổ sức khỏe trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ, bạn nên chọn những loại có dưỡng chất từ đậu nành. Giáo sư Jean-Pierre Michel. - Tôi năm nay 40 tuổi. Trước đây tôi đã không nhớ được nhiều tên mọi người, số điện thoại, đường đi. Mặc dù có muốn nhưng không cải thiện được. Tuy nhiên hiện tại tôi vẫn nhớ rõ những chi tiết hay trong sách truyện, phim ảnh đã xem từ lâu. Vậy có phải tôi có vấn đề về trí nhớ không và phải làm thế nào để ngăn chặn? (Uong Huy Giang, 40 tuổi, Định Công, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: 40 tuổi là bắt đầu có nguy cơ suy giảm trí nhớ. Việc bạn không nhớ được nhiều tên của mọi người, đường đi... phụ thuộc rất nhiều vào quá trình rèn luyện từ lúc trẻ. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần phải luyện tập lại từ đầu là nhớ những số điện thoại thân quen sau đó mở rộng các số điện thoại khác và lặp đi lặp lại những truyện đó nhiều lần. Việc bạn nhớ chuyện cũ, không nhớ chuyện mới là dấu hiệu của việc trí não đã bắt đầu suy giảm. Để giải quyết vấn đề, bạn nên tập luyện về trí nhớ nhiều hơn và bổ sung thực phẩm có chất dinh dưỡng bổ cho não, đồng thời từ bỏ các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc (nếu có), ăn nhiều thức ăn nướng, dùng nhiều dầu mỡ, axit béo no. - Thưa bác si, có ý kiến cho rằng những người hoạt động trí não với cường độ cao khi còn trẻ sẽ dễ mắc bệnh lú lẫn khi về già vì các tế bào não bị tổn thương do hoạt động quá mức. Điều đó có đúng không? Xin bác sĩ hãy giải thích cụ thể. (Hồng Ánh, 30 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Những người hoạt động trí não nhiều khi còn trẻ sẽ có bộ não nhanh nhẹn, nhờ đó giảm khả năng suy giảm trí nhớ khi về già. Những người làm việc nhiều thường nghĩ não bộ bị tổn thương vì sự quá tải hoặc stress. Song thực tế, làm việc nhiều giúp não bộ hoạt động tốt hơn, linh hoạt hơn. Còn stress không phải do suy nghĩ nhiều hay bản thân công việc, nó đến từ những yếu tố xung quanh công việc như áp lực, mâu thuẫn... - Thưa giáo sư Jean-PierreMichel, năm vừa rồi, vợ tôi có sinh con, nhưng bé đẻ được 32 tuần và có được 1,5kg. Như vậy về sau bé có nguy cơ bị gì về trí não không ạ? Xin chân thành cảm ơn, mong được trả lời của giáo sư. (Nguyễn huữ hưng, 28 tuổi, Mỹ đức - Hà nội) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Bạn hãy yên tâm, những em bé sinh ra quá nhẹ cân mới có nguy cơ suy giảm khả năng trí não. Bé nhà bạn sinh ra 1,5 kg là bé ra hơn so với trẻ bình thường, nhưng nếu được quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, con bạn vẫn sẽ phát triển khỏe mạnh. - Cho tôi được hỏi, cách đây hơn một năm, chồng tôi bị mắc căn bệnh phản xạ chậm chạp, nói không ra lời, phát âm lắp bắp, chỉ nới vài từ một, cơ thể người càng lúc càng yếu đi, chân đứng không vũng, ngồi xuống đứng lên loạng choạng, muốn ngã, đồ vật muốn lấy ở trạng thái hay với với, trí nhớ thì không quên lắm, tâm trạng thì buồn, bệnh đã uống thuốc bổ thần kinh nhiều rồi mà vẫn không bớt, cho tôi hỏi bệnh đó là bệnh gì, làm thế nào để chữa khỏi bệnh và phải uống thuốc gì để lành bệnh, xin tư vấn cho tôi được biết, xin chân thành cám ơn (Nguyễn Thị Phương, TP Đà Nẵng) - Bác sĩ Từ Ngữ: Chồng chị có thể đã bị những đột quỵ nhẹ nên bị phản xạ chậm đi nói không ra lời, phát âm lắp bắp, chỉ nới vài từ một, cơ thể người càng lúc càng yếu đi, chân đứng không vũng, ngồi xuống đứng lên loạng choạng, muốn ngã... vì vậy không liên quan nhiều đến vấn đề suy giảm trí nhớ. Tôi nghĩ bạn nên đưa chồng đi khám ở chuyên khoa thần kinh. Ngoài ra, chồng bạn phải tập luyện rất nhiều từ tư thế đứng, các động tác thăng bằng nói chung, tập nói... - Xin được đặt câu hỏi: Họat động trí não và trí nhớ có bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hay không? Ở độ tuổi 40 của tôi có cần phải lo lắng về vấn đề trí não hay chưa? (Nguyễn Đức Linh, 42 tuổi, 235/4 Phạm Văn Hai, P.5 Q.Tân Bình) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Chúng ta cần phân biệt 2 trường hợp. Trường hợp 1: gia đình có gen ảnh hưởng đến khả năng nhớ thì tất cả những thành viên trong nhà đó đếu có khả năng suy giảm trí nhớ từ độ tuổi rất sớm (30-35 tuổi), nhưng những trường hợp này rất rất hiếm. Còn trường hợp 2: gia đình có một hoặc 2 người mắc bệnh Alzheimer thì nguy cơ mắc bệnh đối với những người trong gia đình đó cũng thấp (dưới 20%). Gen chỉ quyết định một phần không lớn đến khả năng ghi nhớ, điều quan trọng phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, tập luyện, lối sống. - Để rèn luyện trí não và chống lại bệnh mất trí nhớ, có những bài tập hay phương pháp nào là hữu ích nhất. Xin cho tôi lời khuyên (Ngọc Nguyễn, 28 tuổi, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: Suy giảm trí nhớ có nhiều dạng có người quên con số, có người quên tên, có người quên kính... Do đó, các bài tập cho các đối tượng này cũng rất khác nhau và cũng nên tập trung vào những vấn đề mình hay quên để tập luyện. Trong đó, quan trọng nhất là nên tập luyện ngay cuộc sống ngăn nắp, nề nếp. Bác sĩ Từ Ngữ - Xin hỏi tôi muốn có một trí não hoạt động tốt thì nên hỗ trợ theo cách nào, nên uống thuốc hỗ trợ thần kinh, hay dùng thực phẩm chức năng thì tốt hơn? (Bui Phuong Nga, 35 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: Các chất dẫn truyền thần kinh liên quan nhiều hai chất cholin và SPS. Các vitamin bổ cho não gồm các nhóm vitamin B mà hiện nay ít người sử dụng như vitamin B6, B12. Ngoài ra là các vitamin tan trong dầu như vitamin A. Muốn có bộ não khỏe mạnh, bạn phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng khác. Ví dụ, nếu đường huyết hạ, não sẽ không hoạt động được nên đường cũng rất quan trọng. - Thưa Giáo sư Jean-Pierre Michel, nếu hiện tại tôi thỉnh thoảng hay quên một số việc thì liệu sau này về già tôi có trở lên lú lẫn không? Tôi rất lo lắng về việc này, xin giải đáp giúp. Cảm ơn Giáo sư nhiều. (Phuong, 36 tuổi, Nam Định) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Trước hết, bạn cần xác định những việc hay quên có quan trọng không. Vì càng có tuổi, con người càng lựa chọn thông tin kỹ càng để ghi nhớ. Do đó, nếu quên những điều nhỏ nhặt, không quan trọng thì không sao đâu. Ngoài ra, có những thông tin quan trọng nhưng khi tiếp nhận, bạn đang tập trung làm một việc khác nên bị xao nhãng thì dù quên cũng không liên quan đến tình trạng trí nhớ. Còn nếu bạn quên những thứ quan trọng thì đó là những dấu hiệu của sự suy giảm trí nhớ. Bạn cần đến khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. - Thưa bác sĩ, Ensure Gold ActiM2 là sữa cho người lớn tuổi, nhưng cháu cũng hay quên và đau đầu, nhất là trong mùa thi, vậy cháu có thể sử dụng sữa này để cải thiện trí nhớ không ạ? Hay cháu phải dùng loại thuốc nào? Cảm ơn bác sĩ. (Quoc Hung, 18 tuổi, 195/14 Quang TRung, Go Vap TPHCM) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Các vấn đề về trí nhớ có thể diễn ra rất sớm, vì vậy lời khuyên của tôi dành cho các bạn là hãy bảo vệ não bộ càng sớm càng tốt, đừng chờ đến khi có tuổi mới bảo vệ, chăm sóc nó thì đã muộn. - Tôi nghe nói rằng các gốc tự do (free radical) là nguyên nhân hàng đầu làm cho các tế bào não bị tổn thương. Xin bác sĩ hãy cho biết một số cách để hạn chế các gốc tự do này và tư vấn một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có một tinh thần luôn minh mẫn. (Tuấn Anh, 24 tuổi, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: Trong cuộc đời con người sinh ra khoảng 17 tấn gốc tự do. Đây là sản phẩm của những căng thẳng thần kinh, các bệnh về thể xác, sự mệt mỏi hay do ô nhiễm môi trường, thuốc lá, dược phẩm, tia phóng xạ mặt trời, phẩm màu thực phẩm, nước có nhiều clo. Ngoài ra, các phản ứng oxy hóa ở trong cơ thể cũng tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây nên quá trình lão hóa của cơ thể. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên sử dụng chất chống oxy hóa hoặc làm mất hoạt tính của các gốc tự do, biến chúng thành vô hại giúp duy trì cấu trúc và chức năng của tế bào. Thường, người ta dùng vitamin C, beta- carotene (vitamin A) hay vitamin E và một số chất chống oxy hóa khác đặc biệt là selen, lycopene coenzyme Q10... Các chất chống oxy hóa này phải kết hợp với nhau, không dùng đơn lẻ được, như vậy lời khuyên ăn nhiều rau quả là hợp lý vì các chất này có nhiều trong rau quả. - Xin hỏi bác sí là tôi hơi béo và thừa cân. Vậy bệnh béo phì có tác động gì tới não không? (Nguyễn Tiến Dũng, 37 tuổi, Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ: Thừa cân béo phì là bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi hiện nay. Nhiều người khuyên người béo phì phải giảm cân và giảm cân nhanh. Theo tôi, giảm cân là đúng nhưng giảm cân sai lại có nguy cơ giảm cả trọng lượng của não và người đó rất dễ có nguy cơ suy giảm trí nhớ. - Thưa bác sỹ, có ý kiến cho rằng lúc trẻ càng thông minh sắc sảo, trí não hoạt động càng nhiều thì khi về già càng dễ bị lẫn, do vùng não hoạt động quá sức bị tổn thương, ý kiến đó có đúng không? Xin bác sỹ giải thích. (Dao Lien, 35 tuổi, Hoan Kiem, Ha Noi) - Bác sĩ Từ Ngữ: Người hoạt động trí não theo thống kê có tỷ lệ suy giảm trí nhớ thấp hơn những người không hoạt động trí não. Khi về già những người này nếu đột ngột không thường xuyên sử dụng hoạt động trí não thì nguy cơ suy giảm trí nhớ diễn ra rất nhanh vì vậy những người lao động trí óc nghỉ hưu cần phải tiếp tục các hoạt động trí não của mình để rèn luyện và cống hiến các kinh nghiệm của mình cho thế hệ sau. - Mẹ tôi bị bệnh tim. Tôi nghe nói rằng "Những thứ có hại cho tim cũng có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ". Điều này có đúng không? Xin hãy kể ra một số thực phẩm giúp cải thiện trí nhớ. (Võ Đức Anh, 40 tuổi) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Trên thực tế, chức năng bộ não của bạn phụ thuộc vào hệ thống mạch máu của tim. Sức khỏe của tim và động mạch cũng như lưu lượng máu ảnh hưởng lớn đến chức năng bộ não của bạn. Hơn nữa, sự tắc mạch máu tiểu não, tai biến mạch máu tiểu não xảy ra thường xuyên và gây nên sự hoạt động bất thường của não. Thực phẩm lành mạnh để bảo vệ động mạch ngoại vi khỏi bị chứng xơ vữa động mạch cũng rất tốt cho động mạch não của bạn. Thực phẩm giúp bạn bảo vệ tế bào thần kinh và khớp thần kinh cũng rất quan trọng, như cá, quả việt quất, dưa gang tây và các thành phần dinh dưỡng khác như omega 3, axit folic, selen, vitamin B1, B6, B12, C và E. Giáo sư Jean-Pierre Michel - Tôi năm nay 55 tuổi và có dấu hiệu giảm trí nhớ. Tôi từng nghe nói là "Khi người ta già đi, tập thể dục càng ít thì càng tốt". Điều đó có đúng không? (Trần Phương Anh, 55 tuổi) - Bác sĩ Từ Ngữ: Theo tôi "vận động nghĩa là sự sống". Vận động có lợi cho bộ não, làm cho khối cơ và khung xương của cơ thể mạnh hơn và vì vậy con người dễ vận động hơn. Nhưng vận động thế nào cho đúng là điều cần lưu tâm. Nhiều người tập thể dục vào lúc mặt trời chưa lên là không đúng. Ngoài ra, nhiều người có tuổi nhưng vẫn muốn hoạt động thể lực quá nặng điều này cũng sai. Tùy theo tuổi của mình, người cao tuổi nên tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, thời gian tập luyện dài, đều đặn tốt hơn tập ngắn và nặng. - Có phải mất trí nhớ tùy theo độ tuổi không? Ở độ tuổi nào trí nhớ bắt đầu giảm? (Hoàng Long An, 60 tuổi) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Phải, sự lão hóa là một trong những nhân tố chính gây nên nguy cơ mất trí nhớ. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là sự lão hóa, đó là "duy trì bộ não" cần phải được coi trọng. Duy trì bộ não ở tuổi trẻ thông qua giáo dục, hoạt động giải trí, chơi nhạc, nói tiếng nước ngoài. Ở độ tuổi trưởng thành, duy trì bộ não được củng cố bởi các bài thuyết trình, những hoạt động trí óc lúc rảnh rỗi, sự phức tạp trong công việc, trách nhiệm đồng đội. Vì vậy, sự lão hóa là một nhân tố chính nhưng không phải là nhân tố duy nhất không thể tránh khỏi. - Tôi thường quên những thứ vừa xảy ra trong vòng 1 tuần nhưng vẫn còn nhớ rõ những thứ xảy ra rất lâu trước đây. Có phải tôi bị mất trí nhớ tạm thời không? (Gia Linh, 39 tuổi) - Giáo sư Jean-Pierre Michel: Những rắc rối về trí nhớ thuộc loại này xảy ra thường xuyên, chủ yếu là khi bạn để tâm không nhớ đến những hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, quên một cách có hệ thống những sự việc quan trọng xảy ra gần đây và nhớ những chi tiết trong quá khứ thì bị coi là không bình thường. Bạn cần thận trọng và đi khám bác sĩ sớm. - Người ta thường nói “Ăn gì bổ nấy”, vậy ăn các món ăn chế biến từ óc heo nhiều có giúp ích cho trí não không? Xin hãy nêu những loại thức ăn tốt cho hoạt động trí não khi dùng thường xuyên. (Tiến Đạt, 45 tuổi, Ha Noi) - Bác sĩ Từ Ngữ: "Ăn gì bổ nấy" là câu nói cửa miệng của nhiều người. Thực ra câu này nửa đúng nửa sai. Ví dụ ăn đầu cá có rất nhiều DHA, Omega, axit béo quý có lợi cho bộ não. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng này vào cơ thể phải có quá trình tiêu hóa, hấp thu, sử dụng và phải kết hợp với nhau để có thể phát huy hết tác dụng. - Cảm ơn các vị khách mời. Xin cho tôi hỏi, độ tuổi nào bắt đầu cần phải quan tấm đến sức khỏe trí não. Nguy cơ mắc các bệnh trí não thường xuất phát từ đâu và xảy ra nhiều với lứa tuổi nào? Cách phòng và điều trị ra sao, xin được hỏi cả 2 vị khách mời. (Phạm Hải Anh, 30 tuổi, Hà Nội) - Bác sĩ Từ Ngữ.: Độ tuổi từ 40 bắt đầu có những biểu hiện của tuổi già. Trong các biểu hiện của tuổi già thì suy giảm trí nhớ là một việc cần quan tâm. Nó làm ảnh hưởng nhiều đến công việc, sức khỏe và mối quan hệ… của những người đó. Vì vậy để dự phòng, ngăn ngừa, bạn nên cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, có nhiều thực phẩm có lợi cho thần kinh. Những người có tuổi cần phải có cuộc sống lành mạnh, chế độ vận động hợp lý. Chúc các quý vị độc giả có sức khỏe trí não tốt để tiếp tục giúp đỡ con cháu và tham gia các hoạt động xã hội. Do thời lượng chương trình không có nhiều, quý độc giả có câu hỏi có thể gửi vào hòm mail info@ensure.com.vn hoặc gọi điện đến 19001519 Nguồn VNExpress