12 công nghệ máy tính rồi sẽ biến mất

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Aug 14, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 439)

    Một số công nghệ tồn tại lâu hơn cần thiết và những thành phần, cổng và thiết bị này đã “qua lâu rồi thời xuân sắc” của mình.


    [​IMG]

    [​IMG]
    Ai, tôi ư? Tuyệt chủng á? Thời gian cứ trôi nhưng một số công nghệ máy tính đã không còn được chào đón. Dù hoan nghênh các nhà sản xuất bo mạch chủ đã giúp kéo dài cuộc sống cho nhiều phần cứng của mình, người dùng cũng nhận ra rằng mình đang trả tiền cho nhiều thành phần mà sẽ không bao giờ sử dụng. Vì vậy, bài viết liệt kê ra đây 12 công nghệ sẽ không còn phục vụ được nhiều nữa.
    1. PATA
    PATA (Parallel Advanced Technology Attachment), còn được gọi là IDE (Integrated Device Electronics), là công nghệ rất cũ mà có thể bạn chưa bao giờ nghe nói đến.

    Là giao tiếp được thiết kế cho các ổ cứng cơ khí, ổ quang vào năm 1986, hơn 10 năm trước PATA đã bị Serial ATA (SATA) thay thế. Vậy tại sao ngày nay nó vẫn xuất hiện.

    2. eSATA [​IMG]

    SATA (Serial Advanced Technology Attachment) cung cấp tốc độ cao nhất cho các thiết bị lưu trữ bên trong máy tính, vậy tại sao không sử dụng cùng chuẩn đó ở bên ngoài máy tính?

    Vấn đề với eSATA là dây cáp không mang điện tới thiết bị bên ngoài. SATA bên trong dựa trên 2 dây cáp: một dẫn điện và một truyền dữ liệu.

    Do eSATA không bao giờ được người tiêu dùng chú ý, và giờ đây chúng ta đã có USB 3.0 và Thunderbolt (cả hai đều rất nhanh và cung cấp điện cho các thiết bị đính kèm), đã đến lúc phải “đưa tiễn” eSATA.

    3. Các khe cắm PCIe x1
    [​IMG]
    Chúng ta cần các khe cắm PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) đa làn cho nhiều card video, thiết bị ngoại vi cao cấp khác.
    Các khe cắm PCIe đơn làn chỉ còn hữu ích cho một số ít thiết bị, vì vậy "ngày tận thế" của chúng sẽ sớm đến thôi.

    4. FireWire (IEEE 1394)
    [​IMG]
    Apple đã thiết kế bus tuần tự tốc độ cao này, nhưng bạn có thể tìm thấy nó - cùng với cổng USB - trên hầu hết PC cũng như trên máy Mac.

    Mặc dù là một công nghệ hiệu suất cao, FireWire chưa bao giờ thực sự được mọi người ưa chuộng trong công nghiệp máy tính, và phần lớn ổ cứng gắn ngoài sử dụng USB. Thế nên cho nó “đi” thôi!

    [​IMG]5. USB 2.0

    Trước khi USB 3.0 xuất hiện thì USB 2.0 là số 1. USB 3.0 cung cấp tốc độ cao hơn, nhiều điện năng hơn cho các thiết bị đính kèm.

    Vậy ai còn cần USB 2.0 đây? Hãy “rũ bỏ” nó đi!

    6. Đầu đọc thẻ nhớ[​IMG]

    Lần cuối bạn tháo thẻ nhớ khỏi máy ảnh và cắm nó vào đầu đọc thẻ nhớ trên máy tính của mình là khi nào? Hầu hết mọi người sẽ trả lời: "Chẳng bao giờ!"

    Khi cần chuyển hình ảnh từ máy ảnh sang máy tính, bạn sẽ dùng cáp USB kết nối hai thiết bị với nhau.

    Nếu là nhiếp ảnh gia thường phải đổ ảnh sang máy tính, bạn sẽ dùng thẻ nhớ có adapter Wi-Fi tích hợp khiến hoàn toàn không cần đến cáp.

    Thế thì nên “trục xuất” đầu đọc thẻ nhớ đi!

    7. Ổ quang

    Nhận định này có thể làm cho cộng đồng những người bảo thủ lo lắng. Làm thế nào để chuyển (rip) những bộ phim DVD/Blu-ray và đĩa CD yêu thích của họ đây?

    Sao lại còn phải rip nữa nhỉ? Hãy nắm lấy cuộc cách mạng kỹ thuật số! Ngày nay bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn trực tuyến cho cả phim độ nét cao và nhạc.

    Vậy thì loại bỏ ổ quang thôi!
    [​IMG]
    8. Cổng kết hợp eSATA/USB 2.0

    Để tiết kiệm diện tích trên panel I/O, nhiều bo mạch chủ có các cổng kết hợp eSATA và USB 2.0. Chức năng của chúng thay đổi tùy thuộc vào việc người sử dụng cắm loại cáp nào vào.

    Sự đổi mới này đáng được hoan nghênh, nhưng nhờ có USB 3.0 và Thunderbolt, người ta không còn cần những cổng kết hợp đó nữa.

    9. Âm thanh vòm (surround sound) analog[​IMG]

    Hãy thành thật nhé: Lần cuối bạn dự tính kết nối hệ thống loa vòm analog với máy tính của mình là khi nào?

    Người ta đã cố gắng để làm cho người sử dụng thấy quá trình này dễ dàng hơn với loa âm thanh vòm không dây, nhưng rồi cũng từ bỏ khái niệm.

    Nếu kết nối loa với máy tính của mình, rất có thể bạn sẽ chọn hệ thống kênh 2.1, vì vậy tất cả những gì bạn thực sự cần là đầu ra âm thanh nổi. Và nếu bạn muốn có âm thanh vòm, hãy mua loa có đầu vào quang học.

    Bỏ những cổng âm thanh không sử dụng đó đi thôi!

    [​IMG]10. PS/2

    IBM đã giới thiệu đầu nối chuột và bàn phím này hồi năm 1987 với dòng máy tính cá nhân PS/2 (trong nỗ lực để lấy lại vị thế thống trị thị trường PC nhưng đã thất bại).

    Do các cổng PS/2 không được thiết kế để có thể thay nóng, việc cắm chuột hoặc bàn phím vào cổng PS/2 có nguy cơ gây hại cho bo mạch chủ của bạn.

    Ngày nay, hầu hết chuột và bàn phím kết nối qua cổng USB, vậy tại sao cổng PS/2 vẫn còn tồn tại?

    [​IMG]
    Chuột? Màn hình cảm ứng và touchpad là rất tuyệt, nhưng tôi cần chuột tốt để chơi game. Vậy chuột có “chết” không?
    11. VGA
    Vâng, chúng tôi biết rằng nhiều công ty vẫn gắn bó với cổng VGA. Nhưng tại sao chúng ta cũng phải chịu chung điều đó?

    Chắc chắn các công ty đã kiếm đủ lợi nhuận trong 5 năm qua để đủ khả năng nâng cấp phòng họp với máy chiếu, màn hình mới. Vì thế, hãy nói không với VGA!

    12. DVI

    Đồ kỹ thuật số thôi là không đủ, đặc biệt là khi bạn cần loại cáp, giao tiếp kỹ thuật số thứ 2 (dual-link) để hỗ trợ độ phân giải nguyên thủy của màn hình 30 inch.

    Hãy cho tôi cổng DisplayPort (với khả năng multistreaming, để tôi có thể kết nối nhiều màn hình) hoặc tôi đành bó tay!

    PC World Mỹ



    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - 12 công nghệ máy tính rồi sẽ biến mất

Share This Page