Lần đầu tiên phát hiện hành tinh màu hồng

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Aug 9, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 445)

    Hành tinh màu hồng cách địa cầu khoảng 57 năm ánh sáng và có kích thước tương đương sao Mộc.

    [​IMG]
    Hành tinh GJ 504b xoay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách tương đối lớn. (Ảnh: Space)

    GJ 504b, tên của hành tinh khí màu hồng, xoay quanh một ngôi sao có tên GJ 504 và cách địa cầu 57 năm ánh sáng. Ngôi sao GJ 504, thuộc chòm sao Thất Nữ, nóng hơn mặt trời một chút. Nó và GJ 504b là hai thiên thể tương đối trẻ, với độ tuổi vào khoảng 160 triệu năm. Để so sánh, bạn chỉ cần biết trái đất có tuổi đời hơn 4 tỷ năm.

    Michael McElwain, một nhà thiên văn của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cùng các đồng nghiệp phát hiện ra GJ 504b và ngôi sao của nó.

    "Nếu chúng ta có thể tới hành tinh màu hồng này, chúng ta sẽ thấy nó vẫn tiếp tục phát sáng bởi nhiệt trong quá trình kiến tạo hành tinh", ông nói.

    Mặc dù là hành tinh nhỏ nhất mà con người từng phát hiện ngoài hệ Mặt Trời, GJ 504b vẫn là một hành tinh khổng lồ - với kích thước tương đương sao Mộc. Khoảng cách giữa nó và ngôi sao riêng tương đương gần 44 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 237 độ C.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Lần đầu tiên phát hiện hành tinh màu hồng

Share This Page