Vừa qua, nhà khoa học Jeff Barton đến từ bang Texas (Mỹ) đã đem đến cho người xem cả một thế giới rực rỡ sắc màu dưới bề mặt xám xịt của thiên thạch - những viên đá tới từ không gian. Ông Jeff đã lợi dụng sự phân cực của ánh sáng truyền qua kính hiển vi để tạo ra những màu sắc rực rỡ. Bằng cách sử dụng kính hiển vi, bộ lọc quang phổ, máy ảnh kỹ thuật số SLR tiêu chuẩn, phần mềm máy tính... Jeff Barton đã ghi lại hình ảnh thế giới óng ánh bên trong các mảnh thiên thạch 4,5 tỷ tuổi. Bằng cách sử dụng máy ảnh kỹ thuật số tiêu chuẩn gắn với kính hiển vi, nhà khoa học Jeff Barton đã cho ra đời những tác phẩm rực rỡ sắc màu. Để cho ra đời được những tác phẩm này, ông đã mua các mảnh nhỏ thiên thạch, miệt mài cắt, mài, đánh bóng, dát mỏng chúng cho đến khi đủ mỏng để sử dụng. Theo ông, hầu hết các thiên thạch là mảnh vỡ, kết quả của cuộc va chạm giữa những tiểu hành tinh trong vũ trụ. Hầu hết các thiên thạch là kết quả của cuộc va chạm giữa những tiểu hành tinh trong vũ trụ. Cho tới nay, thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy trên Trái đất là thiên thạch Hoba, nặng trên 60 tấn, phát hiện tại khu vực Otjozondjupa của Namibia ở châu Phi vào năm 1920. Thiên thạch Hoba gồm 84% sắt và 16% niken. Hình ảnh ghi lại "thế giới bên trong" của thiên thạch rơi tại Vaca Muerta. Mẫu thiên thạch Allende rơi xuống Pueblito de Allende, Mexico vào năm 1969. Qua nghiên cứu mẫu thiên thạch Allende, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra loại khoáng vật hoàn toàn mới với tên gọi panguite. Panguite được cho là một trong những khoáng vật lâu đời nhất trong hệ Mặt trời, có niên đại khoảng 4,5 tỷ năm. Thiên thạch Allende này thuộc nhóm chondrit carbon lớn nhất được tìm thấy trên Trái đất, là loại thiên thạch nguyên thủy hiếm còn sót lại từ buổi ban đầu hình thành hành tinh. Theo các nhà nghiên cứu, rất có thể thiên thạch này có nguồn gốc từ một hành tinh nhỏ nằm ở giữa quỹ đạo Sao Hỏa và Sao Mộc. Nguồn VNExpress