Sắm dàn âm thanh hợp túi tiền

Discussion in 'Kinh nghiệm - Thủ thuật' started by bboy_nonoyes, Feb 7, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 577)

    Tùy mục đích nghe nhạc, xem phim hay hát karaoke, người chơi có thể sắm được bộ dàn như ý với mức đầu tư từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
    Trước hết, người chơi cần xác định chính xác nhu cầu sử dụng của mình là nghe nhạc, xem phim hay hát karaoke.
    [​IMG]
    Hệ thống JBL L880. Ảnh: Karelia.
    Với những người chơi nghiệp dư, phần lớn có nhu cầu sắm hệ thống “tất cả trong một” (vừa nghe nhạc, vừa xem phim, thi thoảng hát karaoke). Với mục đích sử dụng đa dạng, mức chi phí vừa phải, người chơi cần xác định nó sẽ không thể hay hơn hệ thống chuyên biệt hai kênh, đa kênh hoặc chỉ dùng để hát karaoke.
    Với hệ thống đa nhiệm, người chơi nên tập trung đầu tư cho bộ loa chính (loa front) loại tốt và một receiver công suất đủ lớn. Một số dòng loa có thể đảm đương nhiệm vụ này trên thị trường với chất lượng khá như Definitive Technology BP8B (21 triệu đồng), Paradimg Monitor 9V6 (21 triệu đồng), Boston A360 (16,8 triệu đồng), Jamo C607 (15,7 triệu đồng), Klipsch RF 6211 (20 triệu đồng), B&W 684 (23,4 triệu đồng), JBL L880 (26 triệu đồng)… Đây là các dòng loa cột loại vừa, ba đường tiếng, có âm thanh khá tốt, tiếng rộng rãi và vững, bass mạnh, trung âm chi tiết, để nghe nhạc cũng khá, xem phim tốt, kể cả hát karaoke cũng không thành vấn đề. Với hệ thống loa surround, center, subwoofer, người chơi có thể tính đến những series thấp hơn để giảm chi phí song vẫn đảm bảo đủ cấu hình. Để có thể thỉnh thoảng tận dụng bộ dàn này cho hát karaoke, người chơi chỉ cần sắm thêm bàn mix trộn âm thanh, có ngõ vào cho micro là đủ.
    Những người chỉ có nhu cầu sắm bộ dàn để nghe nhạc, nên sắm đôi loa tốt để thể hiện tốt âm thanh stereo.
    Về tăng âm, tùy theo cấu tạo và thông số kỹ thuật của loa mà chọn ampli công suất phù hợp. Với cặp loa bookshelf nhỏ hai đường tiếng, trở kháng 4-8 ohm, độ nhạy từ 87dB, có thể "đánh" tốt với ampli bán dẫn công suất 80W trở lên hoặc một ampli đèn công suất 30W trở lên. Với loa cột nhiều hơn hai đường tiếng, trở kháng 4-8 ohm, độ nhạy từ 88dB, có thể ghép với ampli đèn công suất trên 50W hoặc ampli bán dẫn công suất từ 120W trở lên. Một số thương hiệu được người chơi chuộng vì chất lượng cao có thể kể đến như Totem, Vienna Acoustics, Reference 3A, ProAc, Sonus Faber, Opera, Elac… vì giá bình dân.
    Về ampli, tùy vào thể loại nhạc và gu nghe mà người chơi có thể chọn ampli đèn hay ampli bán dẫn. Ampli đèn thường thiên về thể hiện tình cảm, ngọt ngào và trữ tình; trong khi ampli bán dẫn thường có lực hơn, âm thanh sống động, mạnh mẽ và chi tiết. Những dòng ampli đèn phổ biến trên thị trường có thể kể đến PrimaLuna (Hà Lan), Rogue Audio (Mỹ), Aethetix (Mỹ), Manley (Mỹ), Unison Research (Italy), VTL (Mỹ), T+A (Đức)… Trong khi đó, ampli bán dẫn phổ biến có Audio Analogue (Italy), Luxman (Nhật), Marantz (Nhật Bản), Denon (Nhật Bản), Mod Wright (Mỹ), Ayre (Mỹ), Music Hall (Mỹ), Arcam (Anh), Primare (Thụy Điển), Mclntosh (Mỹ)…
    Với nguồn phát, hiện có ba loại, chủ yếu gồm đầu đọc đĩa CD, máy quay đĩa than và các nguồn phát file nhạc số. Tuy nhiên, thị trường đang có sự dịch chuyển lớn trong xu hướng nghe nhạc. Tại CES 2013, nguồn phát với file nhạc số dạng server lưu trữ hoặc streaming từ Internet xuống là chủ yếu, tiếp đến là đĩa than (đĩa LP), nguồn phát CD gần như biến mất ở triển lãm lần này. Điều đó có thể giải thích do sự tiện lợi và chất lượng ngày càng tăng của các file nhạc số đang dần chiếm cảm tình của người nghe nhạc. Không cần có tủ đĩa CD khổng lồ, không phải lọ mọ đi chọn đĩa, thử đĩa ngoài cửa hàng, người chơi chỉ việc nghe thử trên mạng, thích bản nhạc nào có thể trả tiền để tải về máy chủ với chất lượng âm thanh khác nhau, tùy vào chi phí.
    Với hệ thống CD có sẵn, có thể lưu trữ vào các music server với chất lượng 1:1, rất thuận tiện khi nghe nhạc, tìm kiếm, lựa chọn. Hầu hết các hãng sản xuất đầu CD đều có phiên bản cho DAC, music server để nghe nhạc số như Music Hall, Wadia, YBA, Musical Fidelity… Chi phí đầu tư ban đầu tùy vào đẳng cấp của thiết bị, có thể chỉ khoảng 10 triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Khi sắm dàn nghe nhạc lần đầu hoặc có ý định nâng cấp, người chơi nên cân nhắc đến giải pháp này trước tiên.
    Với máy quay đĩa than, tuy tuổi đời công nghệ đã chót 100 năm, song vẫn chưa có chuẩn âm thanh nào vượt qua chất âm thanh analog của các mâm đĩa than. Vì thế, dù “cách rách” và khá mất thời gian trong việc sưu tầm, bảo quản đĩa, những người chơi cầu toàn và khó tính vẫn tìm đến đĩa than như giải pháp tối ưu để thỏa mãn đòi hỏi cao về âm thanh. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, người chơi có thể mua mâm đĩa bình dân của Music Hall, Rega, Pro-Jet, cao cấp hơn là những thương hiệu hàng đầu như ClearAudio, TW Acustic, VPI… với giá bán có thể lên đến vài trăm triệu đồng.
    Có một vấn đề cần lưu tâm khi mua sắm dàn nghe nhạc hai kênh, người mua nên dành khoản ngân sách bằng 20% giá thành của hệ thống cho các phụ kiện như dây loa, dây tín hiệu, dây nguồn, chân chống rung, kệ máy… Nếu “cẩu thả” trong việc sử dụng phụ kiện, người chơi có thể phải trả giá đắt khi màn trình diễn của hệ thống dưới mức trung bình, không đạt được một phần nhỏ về phẩm chất âm thanh mặc định của thiết bị.
    [​IMG]
    Bộ dàn xem phim với loa Monitor Audio, receiver Yamaha, TV Samsung, CD Sony, HD Venice. Ảnh: VNAV.
    Tùy vào chi phí mà quy mô của mỗi hệ thống xem phim sẽ khác nhau. Với phòng xem vừa và nhỏ, khoảng 15 đến 10 m2 trở xuống, đặc biệt kết hợp với các tính năng khác như phòng khách, người mua nên hướng tới những hệ thống compact nhỏ gọn với ampli kèm đầu đọc Bluray/DVD và dàn loa nhỏ đi kèm. Trong đó, phải kể đến một số hãng điện tử phổ thông có truyền thống sản xuất những bộ dàn xem phim mini như Panasonic, LG, Samsung, Onkyo… Những hệ thống này có thể thỏa mãn người xem không khó tính với cấu hình tối thiểu của hệ thống "rạp hát tại gia". Trong tầm giá 15 đến 20 triệu đồng/bộ, người chơi khó có thể đòi hỏi cao hơn ở những hệ thống "mini” như vậy.
    Những người chơi có phòng xem phim riêng biệt trên 30m2 và sẵn lòng bỏ ra khoản ngân sách tương đối có thể đầu tư hệ thống lớn với khả năng tái hiện âm thanh không kém ngoài rạp hát, rạp chiếu phim. Trước tiên, phụ thuộc vào kích thước và nhu cầu đầu tư mà người chơi có thể lựa chọn những giải pháp loa xem phim 5.1, 6.1, 7.1, 8.1 hay 9.1 hoặc nhiều hơn nữa, tùy vào cấu hình của receiver xem phim. Về lý thuyết, càng nhiều kênh âm thanh, âm thanh tái tạo càng sống động, hấp dẫn. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần có sự đồng bộ từ cấu tạo của đĩa phim đến hệ thống loa, cách bố trí, lắp đặt. Thông thường, receiver hiện đại của Pioneer, Denon… đã tích hợp một số phần mềm tự động căn chỉnh âm thanh, chọn vị trí kê đặt loa tối ưu. Người chơi chỉ cần tuân thủ theo đúng trình tự do máy hướng dẫn là có thể chọn được vị trí tối ưu cho hệ thống loa. Với những người cầu kỳ, có thể mua những bộ ampli công suất nhiều đường tiếng của Bryston, Arcam, Mcltosh… và sử dụng thiết bị xử lý tín hiệu đa kênh processor riêng. Thậm chí, nhiều người còn tìm đến những hệ thống khuyếch đại đa kênh bằng đèn điện tử để thỏa mãn thú chơi.
    Hiện nay, trên thị trường, một số dòng loa lớn, thích hợp cho hệ thống âm thanh "rạp hát tại gia" phải kể đến Definitive Technology, Revel, B&W, Klipsch, Chario… Với những hệ thống này người chơi có thể phải chi tối thiểu từ 100 đến vài trăm triệu đồng, chỉ riêng phần loa.
    Với phần nguồn phát, các đầu HD đang chiếm ưu thế nhờ tính tiện lợi, chi phí đầu tư hợp lý và nguồn phim phong phú. Nếu muốn xem hình ảnh chất lượng cao hơn, đầu đọc đĩa Bluray sẽ thỏa mãn yêu cầu này, song hiện nguồn phim Bluray chưa nhiều.
    Theo Nghe Nhìn Việt Nam
    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sắm dàn âm thanh hợp túi tiền

Share This Page