'Bệnh trĩ khó trị dứt điểm'

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 25, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 458)

    Ít vận động, sinh hoạt không điều độ, ăn uống ít chất xơ, dùng bia rượu, chất cay nóng... là những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Theo các chuyên gia, nguy cơ tái phát sau điều trị khá cao nếu người bệnh không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.


    Hàng trăm câu hỏi được độc giả VnExpress đặt cho 3 vị khách mời là tiến sĩ Nguyễn Đình Nhân - Viện Y học Cổ truyền Quân đội; Tiễn sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam và dược sĩ Lê Thị Phương, đại học Dược Hà Nội trong buổi tư vấn trực tuyến phòng và điều trị bệnh trĩ chiều 24/7.

    Trong số độc giả chia sẻ băn khoăn của mình về tòa soạn đều là giới văn phòng, những người thường xuyên làm việc bàn giấy, ít vận động. Số khác là các chị em vừa qua các giai đoạn sinh nở, hoặc là cánh anh em thường xuyên phải tiếp khách bằng bia, rượu... Dù độc giả nằm trong độ tuổi nào, đang làm công việc gì thì họ cũng có chung một tâm sự rằng: bệnh trĩ gây cho họ khá nhiều phiền toái, đau đớn, thậm chí là ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.

    Các chuyên gia cho rằng ai cũng có thể bị trĩ nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

    [​IMG]

    Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học Cổ truyền Quân Đội.
    [​IMG]

    Dược sĩ Lê Thị Phương, Đại học Dược Hà Nội.
    [​IMG]

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn, trực tràng học Việt Nam.


    - Chào các chuyên gia! Các chuyên gia cho cháu hỏi, hiện nay y học hiện đại và cổ điển có các cách nào để phòng bệnh trĩ ạ? Bệnh trĩ thường xảy ra với độ tuổi nào? Cảm ơn cả 3 vị khách mời. (Hạnh Chi, 43 tuổi, Hà Nội)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Bệnh trĩ có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, ở cả nam và nữ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trĩ là thấp nhiệt, ăn nhiều đồ cay, nóng, hoặc ít tập thể dục, khí suy, huyết áp thấp. Trên lầm sàng, y học chia thành các thể: trĩ do khí suy hoặc trĩ thấp nhiệt. Do đó, muốn đề phòng bệnh trĩ thì cần tăng cường luyện tập thể dục để nâng khí cơ của cơ thể, không nên ngồi quá lâu, không ăn đồ cay nóng quá nhiều. Khi có các biểu hiện khó chịu vùng hậu môn hoặc táo, kiết, hoặc đi ngoài ra máu thì cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Bệnh trĩ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh trĩ là do sự phồng lớn của hệ tĩnh mạch trĩ, do quá trình ăn uống, sinh hoạt, tác động gây dãn tĩnh mạch trĩ. Để phòng bệnh trĩ, Đông và Tây y có cùng nguyên tắc: Chú ý chế độ ăn giàu chất xơ, tránh đồ ăn cay nóng, uống đủ nước. Chế độ sinh hoạt điều độ, tránh các động tác gây dãn tĩnh mạch như đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng. Nên đi lại hoặc tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng hàng ngày. Có một số đối tượng dễ mắc bệnh trĩ như: nhân viên văn phòng, lái xe, thợ cơ khí, phụ nữ mang thai và cho con bú.

    - Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn, trực tràng học Việt Nam: Bệnh trĩ thường hay gặp vào khoảng từ tuổi 30 đến 70 nhưng trước 30 và những người già hơn 70 vẫn gặp bệnh trĩ. Trẻ em dưới 15 tuổi ít bị trĩ. Về đề phòng bệnh, người ta chưa biết nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ nên chưa có phương pháp đề phòng chính thức. Tuy nhiên, người ta thấy một số nguyên nhân “thuận lợi” để sinh ra bệnh trĩ như: táo bói, rối loạn đi ngoài (đi lị, ỉa chảy…)… ngoài ra một số bệnh cũng gây ra bệnh trĩ như: viêm đại tràng, đái đường, gút, tình trạng sinh đẻ. Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến cơ thể và có thể sinh ra bệnh trĩ như: ngồi nhiều (lái xe, thợ may, sử dụng máy tính…). Bạn nên tránh những nguyên nhân đó, cố gắng hạn chế những nguyên nhân đó, có thể đề phòng phần nào bệnh trĩ.

    [​IMG]

    - Cho tôi hỏi cách đây một năm tôi thường xuyên đi cầu bị táo bón (lúc đó tôi mới sinh em bé được 5 tháng) và bị chảy máu rất nhiều nhưng sau đó lại hết gần đây lại bị liên tục và bị lòi trĩ ra ngoài xíu, tôi đã lấy ngón tay đẩy vào nhưng không được. Tôi đang uống an trĩ vương 15 ngày nhưng chưa hiệu quả và không muốn phẫu thuật. Rất mong được các bác sĩ tư vấn cách điệu trị hiệu quả nhất mà không phải liên quan đến phẫu thuật. Xin cảm ơn. (Hoàng Thùy Lan, 35 tuổi, 185 le van sy, tb)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Thông thường khi phụ nữ mang thai, nhất là ở giai đoạn cuối, khi thai lớn sẽ đè vào hệ thống mạch máu làm cho máu trở về khó khăn. Đồng thời, người có thai thì thiên nhiệt nên bệnh trĩ của bạn vừa do nhiệt huyết ứ vừa do giãn mạch để lại.

    Khi đi đại tiện có búi trĩ lòi rõ, thông thường bạn đã bị búi trĩ lòi ra mà không tự lên được mà phải dùng tay đẩy lên thì trĩ thường ở độ 3. Tốt nhất, bạn phải đi khám để có phương pháp xử lý. Nếu bạn chưa muốn can thiệp, bạn có thể sử dụng phương pháp sau:

    1. Chống táo bón, ăn nhiều rau, hoa quả, thức ăn dễ tiêu, không ăn đồ cay nóng, uống đủ nước. Bạn có thể dùng nước đỗ đen, vừng đen.

    2. Nâng khí cơ bằng cách tập thể dục, tốt nhất bạn nên dùng phương pháp vảy tay vào buổi sáng, tập thóp bụng.

    3. Tiếp tục dùng An Trĩ Vương

    - Theo tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin thì em đang bị trĩ ngoại (búi trĩ ở bên ngoài), nhưng em không có cảm giác đau, khó chịu hay chảy máu gì cả, chỉ khi bị táo bón cảm thấy hơi đau thôi. Vậy với mức độ này, em nên có giải pháp chữa trị như thế nào là hợp lý ạ? (Phạm Mai Thanh, 30 tuổi, Hà Nội)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Bệnh trĩ được chia làm hai loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại, ngoài ra có thể trên một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại, khi đó gọi là trĩ hỗn hợp. Trĩ nội tức là búi trĩ xuất phát từ phía trong ống hậu môn, trĩ ngoại tức là búi trĩ xuất phát phía ngoài ống hậu môn. Theo mô tả của bạn, có thể là trĩ ngoại hoặc búi trĩ nội đã sa ra ngoài, khi đó là trĩ nội ít nhất ở độ 2.

    Bệnh trĩ thường xuất hiện và phát triển âm thầm. Chỉ gây đau khi có hiện tượng viêm tắc mạch hoặc nứt kẽ hậu môn, thường do táo bón gây ra. Bạn có thể chữa bệnh trĩ theo phương pháp tây y: phẫu thuật, thủ thuật, dùng thuốc nội khoa tùy mức độ bệnh trĩ. Ngoài ra, đông y cũng là một lựa chọn hợp lý nếu búi trĩ chỉ ở cấp độ 3 trở lại hoặc trĩ ngoại.

    Để xác định mức độ bệnh trĩ và phương pháp chữa trị hợp lý, bạn nên liên hệ với chuyên gia là các bác sĩ, dược sĩ.

    - Cho em hỏi vợ em mang thai 8 tuần mà bị trĩ nội thì điều trị bằng cách nào? (Trần Mai Nhật, 33 tuổi, 17 lê lợi - huế)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Bạn cần cung cấp thêm thông tin về tình trạng bệnh trĩ của vợ bạn. Riêng phụ nữ đang mang thai mà bị trĩ thì nên cố gắng điều trị nội khoa, ưu tiên dùng các thuốc y học cổ truyền. Chúng vừa giúp an thai, vừa có thể giải quyết các triệu chứng bệnh trĩ. Vợ bạn nên đi khám các chuyên gia y học cổ truyền.

    Thuốc An Trĩ Vương đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành là một lựa chọn cho vợ bạn, vợ bạn cần dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu vợ bạn xuất hiện đi đại tiện lỏng quá nhiều thì vợ bạn phải dùng thuốc và đi khám bác sĩ có chuyên khoa để có phương pháp điều trị tốt nhất.

    - Cháu bị trĩ từ năm 2009, đến năm 2012 khi bị đau rát ko chịu được, cháu khám thì viện bảo bị xa trĩ độ 4 nên phải phâu thuật, cháu chọn pp longo. Nhưng sau 4 tháng cháu thấy mình lại bị xa trĩ chở lại như ban đầu, dù ko có cảm giác đau( chỉ thấy khó chịu, vướng). Công việc không tránh được chuyện đôi khi có phải uống bia rượu. Nay cháu xin hỏi Bác cách xử lý an toàn hiệu quả. (Nguyễn Trung Nghĩa, 30 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn, trực tràng học Việt Nam: Phẫu thuật longo mới vào Việt Nam khoảng chục năm nay, nó được thế giới chấp nhận nhiều vì giai đoạn sau mổ ít đau, chóng trở lại công tác. Phương pháp này có 2 bất lợi. Thứ nhất là tỷ lệ tái phát cao, nhất là đối với những loại trĩ nặng độ 3-4. Với trĩ độ 4, nhiều phẫu thuật viên thấy tỷ lệ tái phát tới 50-60%. Của bạn là trĩ độ 4 nên dễ bị tái phát sau mổ, nhất là còn những thương tổn khác hoặc là phẫu thuật viên mổ hơi cao. Nếu bạn lại bị táo chưa chữa được hoặc bị biến chứng nhiễm khuẩn tại hậu môn hay những biến chứng khác... Nhược điểm thứ hai là giá thành cao.

    Trường hợp của bạn nên được khám lại và nếu đúng như bạn nói là lại bị sa như cũ, tức là độ 4 thì phải nên xem xét lại và phẫu thuật lại bởi một người phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Ngoài ra cũng cần tìm xem bạn có các bệnh khác không để phối hợp điều trị, đặc biệt bệnh táo bón.

    [​IMG]

    - Tôi bị đau ở vùng hậu môn có đường như đường gân cộm khó chịu, đi khám bác sỹ bảo là bị rò hậu môn. Xin cho tôi hỏi: có cách nào điều trị mà không cần phẩu thuật hay không? nếu phải phẩu thuật thì nên đến bệnh viện nào ở miền Nam (tôi đang ở miền Nam). Chân thành cảm ơn (Tran Tri Tin, 18 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Bệnh rò hậu môn, thế nào cũng chảy dịch ra hậu môn, có thể chảy ra phía ngoài hoặc phía trong hậu môn. Bệnh rò hậu môn chỉ có một phương pháp điều trị là phẫu thuật. Theo tôi biết, ở miền Nam, bạn có thể đến bệnh viện Đại học Y dược TP HCM hoặc bệnh viện Chợ Rẫy.

    - Xin hỏi cách chữa trị bệnh trĩ đối với bệnh nhân ung thư, hoặc phương pháp giúp giảm đau? (Thuy Linh, 31 tuổi, Gia Lâm)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Bạn cần cho biết bệnh nhân bị ung thư gì, vì nó liên quan đến phương pháp điều trị. Nếu để giảm đau cho cả trĩ và ung thư thì bạn có thể dùng Efferangan, có thể 6 tiếng một lần. Trong trường hợp này, việc dùng Đông y để điều trị trĩ bắt buộc phải được thăm khám.

    - Em bị bệnh trĩ do rối loạn tiêu hóa, ngày bé em có bị kiết lị. Các bác sĩ cho em hỏi nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh trĩ sẽ gây ra những tác hại gì? Hiện tại, phí để điều trị bệnh trĩ khoảng bao nhiêu? Em cảm ơn các bác sĩ. (phuong, 23 tuổi, Bac Giang)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Khi bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là kiết lị, thường phải đi ngoài nhiều lần là tác nhân gây nên bệnh trĩ. Bệnh trĩ nên chữa trị càng sớm càng dễ chữa khỏi và đỡ tốn kém. Để chữa khỏi dứt điểm bệnh trĩ, bạn nên đồng thời chữa khỏi cả bệnh rối loạn tiêu hóa theo hướng dẫn của bác sĩ. Gợi ý cho bạn như sau: Bổ sung men vi sinh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu búi trĩ chưa quá to (từ độ 3 trở xuống) có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp co búi trĩ. Chi phí điều trị nếu dùng phương pháp phẫu thuật là khá cao, đồng thời vẫn cần chú ý sử dụng một số sản phẩm giúp bền lại hệ tĩnh mạch trĩ. Do đó, nếu búi trĩ còn nhỏ, bạn nên lựa chọn sản phẩm thảo dược An Trĩ Vương.

    - Tôi bị bệnh trĩ hơn 1 năm nay. Theo tôi tìm hiểu thì chắc có lẽ mình bị độ 3. Tôi cũng đã chữa bằng thuốc An Trĩ Vương, Safinar, Thăng Trĩ nhưng đều không khỏi. Chỉ đỡ táo bón thôi. Búi trĩ vẫn không teo lại. Ai biết thuốc nào chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất xin bảo tôi biết với? Liệu có phải đi phẫu thuật không? (Minh Phương, 23 tuổi, HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn nên đi khám lại ở một bệnh viên chuyên khoa sâu về hậu môn học để phân loại trĩ cần có bác sĩ chuyên khoa. Trĩ nội độ ba là trĩ khi đi ngoài xong phải dùng tay đút vào. Các thuốc bạn vừa nêu đều có tác dụng chữa trĩ nhưng với những loại trĩ nặng, lớn, cần phải phẫu thuật rồi tiếp tục điều trị bằng các loại thuốc đó để tránh tái phát. Nếu đúng bạn bị trĩ độ ba mà đã điều trị như trên không khỏi, nên đặt vấn đề phẫu thuật.

    [​IMG]

    - Do tính chất công việc, tôi thường xuyên uống bia rượu tiếp khách, từ 5 năm trở lại đây, nếu tôi uống rượu thường xuyên, khi đi ngoài đôi lúc ra máu nhỏ giọt, như vậy có phải là bệnh trĩ không? Tôi không uống thuốc gì nhưng vài ngày ngưng không dùng bia rượu lại hết, khi đi ngoài không còn thấy máu nhỏ giọt nữa, thời gian kéo dài đã lâu như vậy có ảnh hưởng gì không? Nếu điều trị thì có mất nhiều thời gian điều trị không? và nên điều trị ở đâu? Cảm ơn bác sĩ. (Pham Ngoc Huynh, 39 tuổi, Phu Thu, Cai Rang, Can Tho)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Đặc điểm của chảy máu trĩ là: chảy máu theo phân sau đại tiện, đặc điểm là máu tươi, có thể nhỏ giọt hoặc chảy như cắt tiết gà, có điều trị hay không điều trị thì một vài hôm có thể tự hết. Thông thường, các triệu chứng trên thường xuất hiện sau khi ăn nhiều đồ cay nóng hoặc nhiều rượu bia. Bạn có thể bị trĩ, tuy nhiên, bạn nên dành thời gian để đi khám tại các trung tâm chuyên khoa. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống và sức khỏe của bạn. Nếu để tình trạng mất máu kéo dài thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bạn nên hạn chế rượu bia và các chất cay, nóng, tăng cường ăn hoa quả, uống đủ nước, hạn chế ngồi lâu. Bạn có thể dùng An Trĩ Vương để điều trị.

    - Mẹ cháu cắt trĩ từ hồi tháng 3/2013. Tuy nhiên đến giờ vẫn còn một số triệu trứng rất mong Bác sĩ tư vấn với ạ: - ở hậu môn vẫn còn cảm giác vướng mắc một cái gì đó, có đi khám lại thì BS nói có một vòng sơ nốt cắt (mẹ cháu cắt bằng phương pháp logo trung quốc ). - Hiện tượng đi ngoài phải nhiều lần mới hết (trước khi cắt thì chỉ cần đi một lần, giờ phải đi mấy lần mới hết phân). - Lỗ hậu môn rộng hơn lúc trước. - Bây giờ mẹ cháu có các tình trạng như vậy thì là bị làm sao ạ. Mẹ cháu muốn đi khám thì khám ở đ/c nào ạ (mẹ cháu bị bệnh đại tràng mãn tính a)? (Bùi Thị Định, 18 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Tình trạng bạn nói khá hay gặp ở các bệnh nhân sau khi mổ trĩ bất cứ bằng phương pháp nào, nhất là ở bệnh nhân nhiều tuổi và có viêm đại tràng kèm theo. Bạn nên mời bác đi khám ở một chuyên khoa sâu để xử lý tiếp, có thể mổ lại hoặc mổ thêm hoặc dùng thuốc. Trước mắt, mẹ bạn nên dùng thử một số sản phẩm thuốc đông y, thực phẩm chức năng của đơn vị cung ứng uy tín. Mẹ bạn có thể đến khám lại ở bệnh viện Việt Đức hoặc đến tôi trực tiếp khám lại, liên hệ với tôi theo email: nhamvx@yahoo.com.vn.

    - Tôi năm nay 32 tuổi, mấy năm nay tôi hay bị ngứa ở đầu lỗ hậu môn (thường thì khi đi đại tiện xong tôi cẩn thận rửa lại với nước sạch, sau vài ngày, có khi hàng tuần mới hết ngứa). Tìm hiểu tôi được biết đó là môt dấu hiệu của bệnh trĩ.
    Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có bị bệnh trĩ không? Nếu bị thì ở mức độ nào? có thể điều trị tại nhà được không? Tôi chân thành cảm ơn!
    (Ngọc Anh, 32 tuổi, Binh Phuoc)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Thông thường, bệnh trĩ không gây ngứa ở hậu môn. Trong trường hợp của bạn, bạn cần đi khám để xét nghiệm, có nhiều khả năng bạn bị nấm ở vùng hậu môn. Việc điều trị cụ thể phụ thuộc vào kết quả sau khi thăm khám.

    Biểu hiện của bệnh trĩ là đại tiện ra máu, có hoặc không có búi trĩ lòi ra, thường xuất hiện sau khi ăn nhiều đồ cay, nóng. Nếu nặng hơn, búi trĩ có thể lòi ra ngoài, không tự co lên được.

    - Em nghe nói thai phụ rất dễ bị bệnh trĩ, xin bác sỹ tư vấn giúp cách phòng tránh, em chuẩn bị mang thai lần đầu nên rất lo lắng. Nếu trong lúc mang thai mà bị bệnh trĩ sẽ điều trị, uống thuốc thì có ảnh hưởng đến thai nhi không? (ThanhNga, 23 tuổi, Nghệ An)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Khi mang thai, rất dễ bị táo bón và bệnh trĩ do: Nội tiết thay đổi và chế độ bổ sung sắt, canxi thường gây táo bón cho thai phụ. Táo bón là tác nhân đầu tiên gây nên bệnh trĩ. Ngoài ra, khi thai nhi lớn dần, sẽ gây chèn lên hệ tĩnh mạch trĩ, gây nên bệnh trĩ. Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai đôi khi là bất khả kháng.

    Để phòng ngừa bệnh trĩ, đặc biệt là thời gian mang thai, thai phụ nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, vận động thể thao nhẹ nhàng, không nên ăn đồ cay nóng. Nếu có biểu hiện táo bón hoặc bệnh trĩ cần chữa trị sớm bằng thảo dược an toàn. An Trĩ Vương hoàn toàn yên tâm khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

    [​IMG]

    - Chào bác sĩ, em bị trĩ ngoại, không đau gì hết, vậy em có sao không? Có cần điều trị không hay chỉ cần ăn nhiều chất xơ là được? Để lâu ngày có gây ra ung thư không? (Quỳnh Nga, 32 tuổi, Nam Định)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Thường thì trĩ ngoại kèm trĩ nội, bạn nên đi khám xem có kèm trĩ nội không? Bản thân trĩ ngoại rất ít gây biến chứng và nếu không đau, không biến chứng, tụ máu... có thể không cần điều trị. Không có tài liệu trĩ ngoại biến thành ung thư.

    - Sau khi sinh bé thứ 2, em phát hiện hậu môn của mình có một cct thịt lồi ra, lúc này em đi vệ sinh cũng thấy hơi rát, có phải em bị trĩ hay không? Em phải ngừa làm sao? (ngô thị ngọc hương, 28 tuổi, 113 gò ô môi , phường Phú thuận , Quận 7)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Theo mô tả, rất có khả năng bạn đã bị bệnh trĩ. Bệnh trĩ thường xuất hiện âm thầm trong thời gian mang thai và sau sinh. Để xác định chính xác, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.

    - Cách này 1 tháng, ở bia hậu môn của tôi nổi lên 1 cục to khoảng 1 cm, nhận vào thấy hơi đau nhưng không thấy chảy máu, tôi đi khám bác sĩ cho uống Daflon trong 3 tuần theo liệu trình tấn công và duy trì, sau đó khối u này nhỏ lại và biến mất. Như vậy có phải tôi đã bị bệnh trĩ hay không, và hiện nay không còn cảm giác đau rát nữa, như vậy tôi có phải đã hết hoàn toàn bệnh trĩ chưa? Cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Văn Nhựt, 42 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Có thể bạn đã bị một biến chứng nhỏ của trĩ, đó là tụ máu trĩ ngoại nhưng muố biết thật chắc, bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn để xem bên trong như thế nào.

    - Tôi dạo này cứ khoảng 1 tháng là 1,2 lần đi ngoài ra máu màu đen, đôi khi đỏ. Xin hỏi có phải triệu chứng của bệnh, nếu là bệnh thì có thể mua thuốc tự uống không (do công việc nên không có nhiều thời gian). Xin cám ơn! (Đỗ Chiều, 42 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chắc chắn bạn có bệnh xuất huyết đường tiêu hóa nhưng ở vị trí nào cần được nội soi. Bạn nên nội soi dạ dày, tá tràng cũng như đại tràng, hậu môn để tìm hiểu về bệnh của mình. Bạn không nên mua thuốc tự uống.

    - Tôi thời gian gần đây thỉnh thoảng đi đại tiện thì thấy có vệt máu trên giấy. Hậu môn thỉnh thoảng ngứa, lúc tắm xối nước thì thấy đau rát xong lại thôi. Triệu chứng này không xuất hiện liên tục? Xin hỏi đấy có phải là triệu chứng của bệnh trĩ không? Tôi phải làm gì trong sinh hoạt và ăn uống để không bị nặng hơn? (Tuấn, 40 tuổi, Hà nội)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Bạn cần đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng. Nhiều khả năng bạn bị nứt kẽ hậu môn, đau do vết nứt ở hậu môn sau khi đi đại tiện nặng hơn là chảy máu. Bạn cần ăn nhiều rau, quả, uống đủ nước, nên khám các chuyên gia Y học cổ truyền để dùng thuốc thanh thấp nhiệt, hạ tiêu vì đa phần, nứt kẽ hậu môn là do thấp nhiệt ngưng tụ tại hậu môn dẫn đến.

    - Xin hỏi hiện tại tôi bị trĩ đã 6 năm, đang giai đoạn 3, hiện tôi uống An Trĩ Vương và nước rau diếp cá xay với nước dừa tươi. Xin bác sĩ tư vấn dùm, nếu tôi điều trị như vậy có thuyên giảm? Sau này búi trĩ sẽ hết và không cần mổ nữa không? Xin cám ơn! (thanhnghia, 37 tuổi, 117/35 nguyễn trãi q5)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: An Trĩ Vương có thể giúp bệnh nhân chữa khỏi bệnh trĩ độ 3 trở xuống mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng phác đồ điều trị và các biện pháp hỗ trợ:

    - Dùng An Trĩ Vương ít nhất 6 tháng liên tục, hai tháng đầu mỗi ngày uống 9 viên chia 3 lần, hai tháng tiếp theo mỗi ngày uống 6 viên chia 2 lần, sau đó duy trì ngày uống 4 viên chia 2 lần.

    - Chú ý bổ sung chất xơ như bạn đang làm, uống đủ nước, không ăn đồ cay nóng, vận động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội.

    - Nên ngâm hậu môn bằng nước muối ấm 10 phút mỗi ngày, làm liên tục ít nhất 1 tháng đầu điều trị.

    [​IMG]

    - Chào Bác sĩ, Cháu sinh con được 4 tháng rồi. Thời gian đầu đi đại tiện hơi bí mót, nhưng sau đó thì bình thường. Không biết tại sao khoảng từ đầu tháng 7 này, nhiều lần đi cháu cảm thấy rất đau và có ra máu, đôi khi phải nghỉ ngơi rất lâu mới hết cảm giác đau. Xin hỏi Bác sĩ có phải là biểu hiện của bệnh trĩ không? Cháu nên đi khám tại đâu? Xin Bác sĩ tư vấn cho cháu. Chân thành cảm ơn! (Kim Dung, 42 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Tôi nghĩ bạn đã mắc bệnh trĩ, bạn có thể đi khám ở các trung tâm hậu môn như: Khoa hậu môn trường Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bình Dân.

    - Năm nay con 26 tuổi, con có một cục thịt nhỏ lồi ở ngoài hậu môn (đôi khi lồi và cũng có khi không), cũng hay ngứa. Con xin hỏi bác sỹ có phải con bị bệnh trĩ không ạ? Và có nặng lắm không? Bác sĩ chỉ cho con cách điều trị mà không tái phát. Con thấy có loại thuốc An Trĩ Vương, uống thuốc này có tốt và hiệu quả không ạ? Con cảm ơn bác sĩ. (Lê Thị Huỳnh Như, 24 tuổi, Hà Nội)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Theo mô tả có thể bạn đã bị trĩ nội độ 2 hoặc 3. Nếu như vậy bạn có thể uống An Trĩ Vương giúp co búi trĩ và hết ngứa hậu môn, hạn chế tái phát. Để biết chính xác bạn có thể gọi tới 1900 1259 để được các bác sĩ tư vấn về bệnh lý và cách dùng thuốc.

    - Thưa bác sĩ, em vừa sinh con được 5 tháng rưỡi (sinh mổ), từ khi sinh em bé đến giờ hệ tiêu hóa rất yếu, ăn xong hay bị ói (giống như trường hợp bị lạnh bao tử). Gần đây em lại hay bị bón, khoảng 1 tuần nay đi tiêu hay bị rát, khoảng 2 lần có kèm theo máu (không liên tiếp nhau), đi xong vẫn còn rát khoảng 30 phút trở lại. Em băn khoăn không biết mình có bị trĩ không? Nếu mới bị có thể trị hết không? Và có thể điều trị ở đâu? Ngoài ra, em muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp em: nếu như khi gần gũi nhau trong chuyện chăn gối mà ít tiết chất nhờn gây rát lâu ngày thì có sao không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn giúp (Cánh Tiên, 36 tuổi, HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Tôi nghĩ bạn đã bắt đầu bị bệnh trĩ, ngoài ra có thể các bệnh khác ở đường tiêu hóa. Bạn nên đi khám bệnh toàn thân cũng như vùng hậu môn. Bệnh trĩ rất ít ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. Bạn có thể hỏi và khám thêm về khoa Nam học (Giáo sư Trần Quán Anh). Nếu bệnh trĩ mới bị mà chữa sớm, rất nhiều hy vọng có thể khỏi. Bạn có thể tới bệnh viên Y Dược TP HCM, bệnh viện Chợ Rẫy...

    - Cháu phát hiện có cục thịt dư phía dưới hậu môn, xin hỏi đó có phải là búi trĩ không? cháu ít khi bị táo bón lắm, nếu là trĩ xin hỏi bác sĩ có cách nào điều trị tại nhà không? (Nguyễn Ngọc, 26 tuổi, Hồ Chí Minh)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Trước hết, bạn cần đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa. Có thể bạn bị vạt da tăng sinh do hậu quả của nứt kẽ hậu môn, cũng có thể là các loại u cục khác, phương pháp điều trị của chúng hoàn toàn khác nhau. Khi chưa rõ bệnh thì chúng tôi không thể giúp bạn có phương pháp điều trị hoặc chỉ dẫn bạn điều trị tại nhà.

    [​IMG]

    - Cháu bị lòi rom sau khi đi ngoài đã hơn 2 năm nay. Xin bác hưỡng dẫn giúp cháu cách điều trị. Cháu xin cảm ơn (Công Quân, 30 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn ở đơn vị chuyên khoa sâu để phát hiện bệnh để chữa. Tư liệu chỉ cho biết là bị lòi rom nên rất khó trả lời chi tiết.

    - Tôi bị bệnh trĩ nội, khi đi ngoài thường hay bị rách phía trong của hậu môn gây chảy máu và đau rát. Những khi bị như vậy tôi thường phải uống thuốc Daflon và Ginko fort kèm theo thuốc kháng sinh và thuốc Alfa choay nhưng cũng chỉ được một thời gian nhất định. Hiện tôi lại đang bị rách nứt dài phía trong hậu môn gây khó chịu và đau rát, tôi đã uống một tuần thuốc mà vẫn chưa đỡ. Vậy tôi phải uống thuốc gì để có thể khỏi hẳn. Xin tư vấn giúp đỡ tôi. (Đào Tuấn, 31 tuổi, Hà Nội)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Nếu bạn đã đi khám và được chẩn đoán là bệnh trĩ, thì cách điều trị hiện nay chưa đủ để giúp bạn khỏi hẳn bệnh trĩ. Đồng thời có thể hiện tượng phân cứng hoặc táo bón làm bạn thường bị chảy máu và đau rát. Để chữa khỏi hẳn bệnh trĩ của bạn, nên lựa chọn sản phẩm có tác dụng nhuận tràng, chống viêm và giúp co búi trĩ. Bạn nên kết hợp với phương pháp đặt hậu môn bằng viên đạn chữa trĩ như Protolog. Để được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 1259.

    - Cho cháu hỏi, cháu đoán cháu bị trĩ (cháu chưa đi khám), một số lần đi ngoài ra máu, đau rát, vậy cháu bị ở mức độ nào, dùng thuốc có chữa được không hay phải phẫu thuật ạ? (Minh Tâm, 23 tuổi, Hà nội)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Cháu cần đi khám. Thông thường, nếu chỉ ra máu sau đại tiện kèm đau rát mà không thấy búi trĩ lòi ra ngoài thì cháu bị trĩ ở giai đoạn một hoặc 2. Phương pháp điều trị là nội khoa. Cháu có thể uống An Trĩ Vương, nếu trong một tuần, các triệu chứng không thuyên giảm thì cháu cần đến bệnh viện chuyên khoa hậu môn trực tràng thăm khám.

    - Cháu là Nguyễn Thị Mầu xin được hỏi bác Nguyễn Mạnh Nhâm về bệnh trĩ sau khi đã được phẫu thuật bằng logo . Tháng 7/2011 cháu đã được Bác điều trị phẫu thuật bằng logo tại bệnh viện Tràng an Hà Nội. Sau 2 năm cháu cảm thấy ổn định. Đến thời gian gần đây cháu thấy hiện tượng múi trĩ lại phồng lên nhiều lúc đánh hơi khó hơn phải dặn mới được, cháu đã định gọi điện hỏi bác nhưng lại ngại. Hôm nay xem thông tin trên chuyên trang của bác, cháu muốn hỏi bác và mong bác cho cháu lời khuyên hoặc phải điều trị thế nào để sớm ổn định . Cháu cảm ơn và chờ tin bác! (Nguyễn Thị Mầu, 18 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chào và cảm ơn chị, tôi rất mong được trực tiếp khám lại cho chị để qua đó sẽ có hướng bàn tiếp tục với chị hướng điều trị. Chị cứ gọi điện trực tiếp cho tôi trong giờ hành chính (nếu cần).

    - Tôi bị trĩ đã đi thắt trĩ tại Viện y học cổ truyền Quân đội cách đây 10 năm. Mới đây tôi đi nội soi kết quả bị trĩ ngoại và 2 vết nứt kẽ ở vị trí 6h khá sâu và 12h nông. Hiện nay tôi dùng thuốc mỡ bôi và tránh táo bón. Cho tôi hỏi cách xử lý lâu dài như thế nào? Xin chân thành cảm ơn (Trần Phúc, 46 tuổi, Hà Nội)

    - Tiiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Nứt kẽ ở hậu môn thông thường là do ống hậu môn co giãn kém, khi đại tiện sẽ làm rạn và nứt ống hậu môn, tái đi tái lại nhiều lần, tạo thành viêm mãn tính tại vùng nứt, dẫn đến tăng sinh các vạt da ở phía ngoài hậu môn ngay đầu của nứt kẽ. Muốn điều trị lâu dài, bạn phải thay đổi lối sống, uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, tránh đồ cay nóng, rán, nướng. Sau khi đại tiện, bạn phải vệ sinh và ngâm rửa vùng hậu môn.

    - Xin chào bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, tôi bị trĩ nội, đi khám BS nói tôi trĩ nội độ 3 cần phẫu thuật. Tôi đã đến phòng khám tư ở Thụy Khuê. Bs thực hiện thắt búi trĩ lần thứ nhất, sau hai tháng tôi vẫn đau, đến khám lại, BS Thợi phải làm lại cho tôi (vì ở đây họ bảo hành cho tôi) nhưng từ khi làm lại lần thứ hai đến nay đã 15 ngày, tôi vẫn rất đau thường phải uống thuốc giảm đau, số lần đi ngoài nhiều thường là 3 đến 4 lần 1 ngày. Tôi phải vào BV khám lại, BS ở đây nói tôi bị nhiễm trùng, nên tiếp tục kê đơn cho tôi uống thuốc trong 10 ngày. Tôi rất hoang mang không biết bệnh của tôi thế nào, bây giờ phải đến bệnh viện nào để được chuẩn đoán chính xác nhất và được điều trị tốt nhất, xin cám ơn bác sĩ. (Nguyễn Thu Hương, 30 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn có thể đến khám lại tại bệnh viện Việt Đức - Trung tâm hậu môn, giáo sư Nguyễn Xuân Hùng hoặc đến tôi khám.

    [​IMG]

    - Năm 25 tuổi tôi đã cắt trĩ bằng phương pháp phẫu thuật tại bệnh viện tỉnh, đến năm 30 tuổi lại đốt trĩ ngoại bằng tia laze tại một phòng khám tư nhân. Tháng 10 năm 2012, tôi lại bị tái phát. Được bác sĩ giới thiệu phương pháp longo không tái phát trĩ nên tôi lại tiếp tục đi phẫu thuật. Tuy nhiên, cách đây 1 tháng khi kiểm tra đại tràng tại phòng khám tư nhân, bác sĩ nói tôi vẫn còn 2 búi trĩ và đã thắt bằng chun cho tôi. Cũng khẳng định rằng trước sau tôi cũng sẽ tái phát trĩ vì cơ địa như thế. Tuy nhiên, khi tôi báo lại cho bác sĩ trưởng của bệnh viện nơi đã phẫu thuật bằng phương pháp longo cho tôi, đã nói rằng tôi không được làm như thế nữa vì những búi trĩ kia sẽ dần teo đi. Tôi chưa vào bệnh viện cũ để khám lại. Các bác sĩ cho tôi hỏi vậy thực tế tôi có bị tái phát nữa không? (Nguyễn Hồng Hạnh, 44 tuổi, Thái Nguyên)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái phát sau điều trị nếu bạn vẫn tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trĩ như táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều đứng lâu hoặc những động tác làm dãn hệ tĩnh mạch trĩ. Theo mô tả, bạn chỉ chú ý loại bỏ búi trĩ nhưng chưa chú ý phòng tránh tái phát, cách tốt nhất là tránh các tác nhân như trên, đồng thời sử dụng một số sản phẩm giúp làm bền lại hệ tĩnh mạch trĩ của bạn. Để an toàn bạn nên lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược để phòng và chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không nhất thiết phải phẫu thuật.

    Trên một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều búi trĩ. Búi trĩ lớn thường được các bác sĩ phẫu thuật, các búi trĩ nhỏ thường dùng thủ thuật hoặc dùng thuốc giúp co búi trĩ. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà nên lựa chọn phương pháp điều trị và phòng tránh tái phát hợp lý.

    - Dạ cháu chào bác sĩ ạ. Cháu có em bé được 8 tháng. Khi đi vệ sinh thì thấy có một ít máu nhỏ li ti. Cháu hoang mang không biết có phải bị trĩ sau khi sinh không? Nếu bị thì cháu phải chữa trị như thế nào. Cháu xin cảm ơn. (thao phuong, 28 tuổi, 65 Tiền Cảng, TP. Vũng Tàu)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Nếu thấy có máu tươi sau khi đi vệ sinh thì có thể bạn bị bệnh trĩ. Để chắc chắn, bạn nên đi khám và soi để loại trừ trĩ hay polyp ở trong ống hậu môn. Bạn chưa cần phải điều trị ngay nhưng cần chẩn đoán chắc chắn bệnh.

    - Hiện nay cháu thỉnh thoảng có hiện tượng đi cầu ra máu, mỗi khi bị táo bón, bên cạnh đó thường ngày cháu bị mồ hôi ra ở hậu môn, mùi mồ hôi đó rất khó chịu. Vậy theo bác sĩ, cháu bị trĩ nặng chưa và bác sĩ cho cháu lời khuyên hoặc nơi chữa trị tốt nhất, cháu hiện đang ở Hà Nội. Chân thành cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Tuấn Linh, 33 tuổi, Hà Nội)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Theo mô tả, bạn đã bị bệnh trĩ. Nếu chưa có búi trĩ sa ra ngoài thì đó là trĩ nội độ 1. Hiện tượng ướt hậu môn và có mùi hôi khi đi cầu là búi trĩ có hiện tượng viêm, cần chữa trị sớm. Ở mức độ này, bạn có thể lựa chọn phương pháp nội khoa như uống An Trĩ Vương và đặt hậu môn bằng viên đạn trĩ để chống viêm tại chỗ. Bạn có thể đi khám chuyên khoa tại các bệnh viện hoặc gọi tới tổng đài 1900 1259 để được các chuyên gia hướng dẫn.

    - Chào bác sĩ,
    Tôi bị trĩ nội độ 2. Có một cục khoảng đầu ngón tay út khi đi vệ sinh thì lòi ra xong tự thụt vào.
    Hiện nay tình trang cũng ổn, tôi đi tiêu vào 6h30 sáng hàng ngày, thường xuyên chú ý ăn uống nên không bị táo bón, không chảy máu khi đi. Tôi muốn hỏi là tôi có thể dùng các loại thực phẩm chức năng hiện quảng cáo có thể trị hết trĩ nội độ 2 không hay phải đi bệnh viện làm thủ thuật. Cám ơn bác sĩ.
    (HOÀNG DŨNG, 48 tuổi, 59 TTH P13, Q11, TPHCM)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Khi búi trĩ đã lòi ra mà còn tự thụt vào trong ống hậu môn sau khi đi đại tiện thì trĩ của bạn đã ở giai đoạn giữa 2 và 3. Nếu bạn giữ gìn tốt thì không cần phẫu thuật. Bạn nên tăng cường tập thể dục để nâng khí cơ của vùng hậu môn, như vậy búi trĩ sẽ tự co lên, cần chú ý động tác thót hậu môn.

    - Tôi nay 72 tuổi, bị táo bón rất lâu, đôi khi cầu ra máu,rồi hết, cách nay 3 tuần, tôi đi cầu ra mau tươi thành giọt nên tôi đi khám nội soi BV tỉnh, kết quả hậu môn trĩ nội, đại tràng láng đều không u rất tốt, BS cho thuốc uống một tuần tái khám, uống thuốc này để đi cầu hết ra máu, có cảm giác êm,nhưng tôi bị hở van tim, van động mạch chủ 2/4, đang dùng thuốc tim thường ngày. Do vậy tôi có ý định chữa bằng thuốc Đông Y. Xin quý thầy tư vấn giúp, tôi hiện hơi lúng túng chưa biết theo hướng điều trị nào? Có thể đến BV Chợ Rẫy để điều trị hay cắt được không,hay đến BV YHCT thành phố HCM xin điều trị? (nhằm bảo toàn, không cắt) trong khi dùng thuốc tây y, tôi có thể đồng thời uống An Trĩ Vương xen kẻ có được không? Xin chân thành đa tạ quý thầy .{Rất mong được quý thầy tư vấn}. (Hồ Tấn Khánh, 72 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Uống An Trĩ Vương là một phương pháp tốt để chữa bảo tồn. Có thể tiếp tục khám ở bệnh viện Y Dược học cổ Truyền HCM nếu bạn muốn chữa bệnh bằng thuốc nam. Rất tiếc bác không cho biết trĩ độ mấy, hở van tim nếu ổn định và không mắc các bệnh khác vẫn có thể phẫu thuật được nếu điều trị nội khoa không khỏi.

    - Chào bác sĩ, em bị trĩ ngoại đã lâu, tuy nhiên vẫn không đau gì hết nhưng em rất lo lắng, không biết để vậy lâu ngày có gây ra ung thư không? Em có cần điều trị không hay chỉ cần ăn nhiều chất xơ là được? Xin cảm ơn bác sĩ. (Lâm Thúy Ngân, 33 tuổi, Cao Bằng)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Bệnh trĩ không trực tiếp gây nên ung thư. Nếu búi trĩ của bạn hiện nay không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thì không nhất thiết phải chữa trị ngay nếu chưa có điều kiện. Bạn nên chú ý tránh bệnh nặng hơn bằng chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, không ăn đồ cay nóng, luyện tập thể thao đều đặn. Tuy nhiên, bệnh trĩ nên chữa trị càng sớm càng tốt để tránh tái phát và làm bệnh nặng thêm cũng như giảm chi phí và thời gian điều trị.

    [​IMG]

    - Xin các bác sỹ cho biết: bệnh trĩ giai đoạn đầu có nên chữa bằng phương pháp mổ hay thắt không?, tôi muốn dùng thuốc trước, vậy các loại thuốc chữa trĩ hiệu quả, đông dược, tây dược là loại nào? Trân trọng cảm ơn! (Phạm Văn Đức, 30 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Trĩ mới mắc rất nên điều trị thử, nhiều khi không cần phải mổ nếu biết giữ vệ sinh dinh dưỡng, dùng một số loại thuốc cổ truyền như: An Trĩ Vương, nhiều người đã khỏi khi mới mắc trĩ.

    - Chào bác sĩ, cháu bị trĩ nội độ 3, hiện tại không đau rát, không chảy máu, chỉ khi nào đi đại tiện mới bị lòi ra và phải dùng tay đẩy vào. Cháu rất sợ phải phẫu thuật. Xin bác sĩ tư vấn cho cháu cách chữa trị an toàn, hiệu quả. Trân trọng cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Quý, 43 tuổi, Hà Nội)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Bệnh trĩ nội độ 3 có thể chữa khỏi không cần phẫu thuật. Nếu không muốn phẫu thuật bạn có thể lựa chọn phương pháp sau:

    - Uống An Trĩ Vương ít nhất 6 tháng liện tục, hai tháng đầu ngày uống 9 viên chia 3 lần, hai tháng tiếp theo ngày 6 viên chia 2 lần, sau đó duy trì ngày 4 viên chia 2 lần.

    - Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm mỗi ngày một lần 10 phút, làm liên tục ít nhất một tháng đầu điều trị.

    - Chú ý ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, tránh đứng nhiều ngồi lâu, mang vác nặng.

    - Cháu tên là Long, hiện cháu đang công tác tại TP HCM. Quê cháu ở Đắk Lắk. Hiện tại ba cháu đang mắc phải chứng bệnh trĩ này, nhưng chưa được điều trị theo cháu là đúng cách. Cháu phát hiện thấy bệnh của ba cháu ngày một nặng hơn, khi đi vệ sinh ba nói rất đau. Vừa rồi cháu có khuyên ba đi khám nhưng ba chưa có điều kiện để đi khám. Cháu rất lo cho tình trạng sức khỏe của Ba vì năm nay ba cũng đã ngoài 50 tuổi rồi ạ. Vậy cháu rất mong nhận được tư vấn của bác về cách điều trị tại nhà, và nếu có thể nhờ bác tư vấn giúp cháu nơi có thể điều trị và phương pháp điều trị tốt nhất để cháu có thể sắp xếp đưa ba đi khám và điều trị dứt điểm ạ! Rất mong nhận được phản hồi từ bác. (Trần Minh Long, 30 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Tôi rất tiết không nắm vững các bệnh viện ở vùng bạn hỏi nhưng nếu bạn chịu khó ra Hà Nội, có thể nhiều bệnh viện khám chữa cho bệnh của bác. Ngoài 50 tuổi đối với y học chưa phải là già, rất còn nhiều hy vọng sống cũng như chữa bệnh, trừ phi mắc các bệnh nan y khác. Bạn nên đưa bác đi bệnh viện, không nên tự chữa ở nhà vì không có nhiều điều kiện chẩn đoán hay chữa trị.

    - Thưa chuyên gia tôi bị bệnh trĩ, đi khám bác sĩ bảo trĩ nội sa. Cách đây nửa tháng tôi mổ theo chỉ dẩn bác sĩ "tôi thấy bác sĩ dùng dụng cụ như cây súng để mổ "nay đi ngoài vẫn còn thấy ra máu mặc dầu không thấy đau rát gì cả. Vậy là tại làm sao xin chuyên gia tư vấn giải thích giùm. xin cám ơn! (Nguyễn Tiến Thịnh, 35 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Sau mổ trĩ nửa tháng, có thể chảy ra một chút máu, nếu không nhiều thì cũng không có gì quan ngại lắm! Bạn nên quay lại, nhờ bác sĩ mổ cho mình khám lại.

    - Vợ tôi mới sinh con được 4 tháng, đang cho con bú. Thời gian rồi đi khám bác sĩ nói vợ tôi bị bệnh trĩ độ 2, xin hỏi có nên điều trị ngay không? Uống thuốc điều trị bệnh trĩ có ảnh hưởng gì tới con nhỏ không? (Nguyễn Minh Hoàng, 29 tuổi, Nam Định)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Bệnh trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt. Vợ bạn có thể uống An Trĩ Vương để điều trị trĩ nội độ 2 và không ảnh hưởng tới em bé. Cách dùng như sau: Hai tháng đầu ngày uống 9 viên chia 3 lần, sau đó duy trì hai đến 3 tháng ngày uống 4 đến 6 viên chia 2 lần. Chú ý chế độ ăn uống giàu chất xơ, đủ nước ( lớn hơn hoặc bằng 2 lít/ngày)

    - Chào các bác sĩ. Sau khi đi ngoài, lần nào tôi cũng bị một búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn và không tự co vào được, phải dùng tay đẩy lên. Tôi đã bị như vậy khoảng 5-6 năm nhưng không chảy máu và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nên chưa đi khám, chỉ thỉnh thoảng dùng viên đặt Protolog theo từng đợt. Vậy các bác sĩ cho hỏi liệu tôi có cần đi khám chuyên khoa không, hoặc nếu không thì nên dùng thuốc gì để điều trị? Xin cảm ơn. (Nguyen Giang, Ha Noi)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Trước hết, bạn cần đi khám để xác định mình bị trĩ hay các bệnh khác. Nếu là trĩ thì bạn đã bị ở giai đoạn 3-4. Ở giai đoạn này, việc điều trị phải được tiến hành bằng phẫu thuật chủ động nguội. Đặc biệt, trĩ lòi ra mà không chảy máu là trĩ đã xơ, chai. Biến chứng chủ yếu của nó là trĩ nghẹt là trĩ lòi ra, sưng tấy, rất đau nhức và không thể đẩy vào được. Lúc đó, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và chi phí rất tốn kém.

    - Hôm nào tôi uống nhiều rượu bia thì hôm sau đi tiêu hậu môn hơi nhô ra nhưng sau đó tự thu lại, lâu lâu co thắt vài lần rồi hết hẳn. Xin hỏi tôi cần điều trị như thế nào? Cảm ơn giáo sư rất nhiều. Tôi là nam 38 tuổi, 62kg nghề tự do. (Pham Minh Đức, 38 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn học, tốt nhất là có soi trực tràng và hậu môn. Nhìn chung , có vẻ không có gì nặng, bạn cần chú ý vấn đề bia rượu, không nên uống quá mức và nhất là những thức nhắm không vệ sinh. Bạn có thể dùng An Trĩ Vương điều trị.

    - Con trai em được 28 tháng tuổi, mấy bữa nay bé đi cầu em thường thấy 1 ít máu tươi dính trên phân và rửa đít thì cũng thấy máu tươi. Mỗi khi đi cầu như vậy bé thường nói là đau đít. Vậy bác sĩ cho em hỏi có phải đó là hiện tượng đầu tiên của bệnh trĩ? (Thanh Hoa, 30 tuổi, Cần Thơ)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Cháu có thể bị trĩ nhưng bạn phải cho cháu đi khám chuyên khoa. Nếu cháu bị táo bón thường xuyên thì rất có thể "thủ phạm" gây trĩ là táo bón. Bạn cần thay đổi chế độ ăn, chọn sữa hợp lý. Chống táo bón cho cháu là nhiệm vụ hàng đầu của bạn. Bạn có thể cho cháu uống An Trĩ Vương theo khuyến cáo của nhà sản xuất dành cho trẻ em.

    - Tôi là nam, 31 tuổi, hiện bị trĩ độ 3. Tôi đã đi gặp bác sĩ để kiểm tra, thấy bảo cần mổ, tất nhiên là không phải đến mức cần thiết ngay lập tức, và cũng vì còn nhiều việc ở cơ quan chưa nghỉ dài để mổ được. Hiện tôi cũng được cho lời khuyên rửa sạch sau đi vệ sinh và đẩy trĩ vào để tránh đau đớn trong các vận động hàng ngày.
    Xin hỏi các bác sĩ tôi có cần thiết phải mổ trong vòng vài tháng hay 1 - 2 năm tới có được không? Liệu để lâu, mặc dù biết cách giữ gìn, vệ sinh và tập thể dục, liệu trĩ có phát triển lên độ 4 không?
    Xin cảm ơn !
    (Lan, 31 tuổi, Hanoi)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Bệnh trĩ cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu đã bị ở mức độ 3 thì việc phát triển bệnh nặng hơn rất dễ xảy ra. Tây y thường khuyên bệnh nhân phẫu thuật nếu bệnh đã ở độ 3, nhưng có một số nhược điểm như phải nghỉ dài ngày, tốn kém, đau đớn và có một số biến chứng như nhiễm trùng, hẹp hậu môn. Nếu bạn không muốn phẫu thuật, có thể lựa chọn thực phẩm chức năng, một số loại thuốc hỗ trợ nhưng cần kiên trì sử dụng ít nhất 6 tháng cùng với các biện pháp hỗ trợ. Ngoài ra, bạn nên ngâm hậu môn 10 phút mỗi ngày bằng nước muối ấm và duy trì ăn uống sinh hoạt điều độ như ăn nhiều chất xơ, tránh đồ ăn cay nóng, uống nhiều nước...

    Việc duy trì chế độ ăn uống, vệ sinh, tập thể dục là rất cần thiết cho bạn trước, trong và sau khi điều trị khỏi bệnh trĩ.

    - Tôi thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn xong, đau quặn lên và sau đó phải đi đại tiện. Đi đại tiện lúc đầu là táo bón, lúc sau là đi lỏng. Khoảng nửa tháng nay, tôi đi đại tiện có dấu hiệu rất đau, rát và chảy máu đỏ tươi ở hậu môn, hậu môn không có cục thịt lồi lên, nhưng tôi có cảm giác hơi sưng. Xin cho tôi hỏi có phải tôi bị đại tràng và bệnh trĩ không? Có thể uống thuốc khắc phục chữa trị không? Nếu đi khám thì đi khám ở đâu? Tôi sống và làm việc tại Hà Nội (Mai Thị Thu Huyền, 31 tuổi, 240 Lê Trọng Tấn)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Có thể bạn bị rối loạn co thắt đại tràng, tỳ hư mà thấp nhiệt nên có biểu hiện đại tiện như vậy. Nếu đại tiện mà có máu đỏ tươi thì rất có khả năng bạn bị bệnh trĩ. Bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng ở các bệnh viện tại Hà Nội để có được chẩn đoán và phương án điều trị cho mình một cách chính xác. Các bệnh viện Đông y là nơi bạn nên lựa chọn.

    [​IMG]

    - Em là bệnh nhân phải lọc máu chu kỳ, em bị bệnh trĩ nội độ 1 đã 3 năm nay, nhưng đợt này bệnh lại tái phát. Đi đại tiện phân hơi rắn là chảy mấy giọt máu tươi, hậu môn đau rát. Đi khám tại bệnh viện Việt Đức họ bảo có da thừa hậu môn và bị trĩ ngoại, nhưng chưa phải phẫu thuật. Bác sĩ tư vấn cho em xem có cách nào điều trị nội khoa mà bệnh khỏi hẳn, vì phẫu thuật em co nguy cơ chảy máu không cầm được (Mai Sen, 21 tuổi, Hà Nội)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn nên dùng thử thuốc nam An Trĩ Vương và nếu có táo bón, bạn có thể dùng các thuốc chống táo bón thông thường như: Forlax, Duphalac...

    - Chào chuyên gia, cho cháu hỏi khi mắc bệnh trĩ cần phải tập loại hình thể dục nào và ở mức độ nào là tốt cho người bệnh ạ? Cháu xin cảm ơn! (Yên Nhiên, 27 tuổi, Tam Kỳ, Quảng Nam)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Khi bị bệnh trĩ, bạn nên tập thể thao nhẹ nhàng và đều đặn, các môn thể thao tốt cho bệnh trĩ là: đi bộ, bơi lội. Tránh các môn có động tác gồng mình, gắng sức như tập tạ, đạp xe...

    - Bệnh trĩ và đại tràng có liên quan với nhau không, tôi bị bệnh trĩ độ 2 cách đây 5 năm nhưng chưa điều trị. Gần đây búi trĩ chưa lòi ra nhưng đi cầu vẫn phải ấn vào mới dễ chịu, một ngày đi cầu 4-5 lần, phân không khô không táo có phải do bệnh trĩ không hay do đại tràng. Cảm ơn bác sĩ. (Minh Tiến, 51 tuổi, Vũng Tàu)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Bệnh trĩ và bệnh đại tràng có liên quan đến nhau nhưng lại là 2 bệnh khác biệt. Bệnh trĩ của bạn đa phần là do khí hư, hạ hãm, không thể thăng đề, làm búi trĩ sa xuống. Bệnh đại tràng của bạn cũng có thể là hội chứng ruột kích thích. Việc điều trị phải do các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền giúp bạn. Bạn nên đến bệnh viện để được khám xét và điều trị.

    - Bác sĩ cho em hỏi, cách đây 5 năm em thường bị táo bón, đi cầu hay bị chảy máu, sau khi sinh em bé thì hậu môn em có lòi một cục nhỏ ở ngoài, từ đó đến nay em vẫn chưa cắt, thỉnh thoảng bị táo bón có ra chút máu. Bác sĩ cho em hỏi, em để vậy không tiểu phẫu thì có sao không? Nếu như em sinh thêm em bé thì cục trĩ đó có to hơn nữa không? Hay em nên cắt cục trĩ đó trước khi sinh bé thứ 2? Em cảm ơn bác sĩ. (Hồng, 32 tuổi, P8, Vũng Tàu)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Táo bón là tác nhân đầu tiên gây nên và làm nặng thêm bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn tiếp xúc với các tác nhân đó thì bệnh sẽ nặng lên dần. Khi mang thai là nguy cơ làm cho búi trĩ to hơn và không có biện pháp khắc phục.

    Lời khuyên dành cho bạn: Chữa khỏi hẳn bệnh trĩ càng sớm càng tốt và trước khi sinh em bé thứ hai. Nếu không muốn tiểu phẫu, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như An Trĩ Vương để điều trị.

    - Em làm việc văn phòng nên ngồi suốt ngày, nhưng em rất chịu khó thể thao, ăn rau và uống nước. Tuy nhiên, em vẫn bị trĩ nhẹ, đau rát, ra máu. Mong các bác sĩ tư vấn và giúp đỡ em có một sức khỏe tốt hơn. Xin cảm ơn. (Vũ Xuân Hiệp, 26 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Ăn rau, củ, quả (nhiều chất xơ), uống nước nhiều là có những yếu tố tốt để bệnh trĩ không phát sinh hoặc chậm phát triển nhưng không phải đã hoàn toàn giúp chúng ta loại bệnh trĩ. Bạn không nên ngồi lâu liên tục mà thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, xoa vùng hậu môn. Bạn nên ăn những thức ăn lành mạnh, không có thuốc bảo quản cũng như các thức ăn "nóng" như: thịt chó, tiêu, ớt... nhiều. Nếu có điều kiện, bạn vẫn nên đi khám hậu môn.

    - Thời gian gần đây cháu đi nhậu về, sáng hôm sau thì bắt đầu đi ngoài liên tục (phân lỏng). Vậy có phải đó là triệu chứng của bệnh trĩ không? (truong hai, 32 tuổi, tri ton, an giang)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Đó không phải là triệu chứng của bệnh trĩ. Mỗi khi uống nhiều rượu, bia thì sẽ dẫn đến rối loạn nước và điện giải, làm kích thích đại tràng tăng co thắt, dẫn đến đi ngoài phân lỏng. Bạn nên hạn chế uống bia rượu.

    - Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh trĩ đã nhiều năm, dùng nhiều thuốc tây và thuốc nam nhưng không khỏi hẳn, nay tôi muốn đi phẫu thuật thì nên đến bệnh viện nào là tốt nhất? Chi phí cho một ca phẫu thuật bệnh trĩ có cao không? Khoảng bao nhiêu tiền? (bàn anh thắng, 31 tuổi, Hòa Bình)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Phẫu thuật trĩ là phương pháp loại bỏ trực tiếp búi trĩ. Sau đó vẫn cần chú ý phòng tránh tái phát bằng cách làm bền lại hệ tĩnh mạch trĩ bằng thuốc tây hoặc thuốc đông y. Chi phí phẫu thuật trĩ tùy thuộc vào dụng cụ sử dụng và bệnh viện bạn lựa chọn, nhưng không dưới 10 triệu. Để an toàn và tránh tái phát:

    - Lựa chọn bệnh viên lớn để phẫu thuật

    - Làm bền lại hệ tĩnh mạch trĩ ngay sau khi phẫu thuật

    - Chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh đồ ăn cay nóng, luyện tập thể thao nhẹ nhàng.

    - Em 29 tuổi, cách đây gần 2 năm em mang thai, không thấy có triệu chứng táo bón, khi sinh xong khoảng 2,3 tháng thì có thấy táo bón, ra máu nhiều, cảm thấy đau. Nhưng khi ăn nhiều rau và uống nhiều nước thì tình trạng này không còn. Từ ngày sinh em bé đến nay 21 tháng, nhưng em táo bón khoảng dưới 10 lần, mỗi lần như thế đều có máu tươi. Gần đây khoảng 5 tháng em thấy hậu môn có miếng da từ lỗ hậu môn chìa ra ngoài khoảng 1cm. không đau, lâu lâu chỗ đó lại ngứa. Em không biết có phải bị trĩ rồi không? Chữa trị uống thuốc như nào, liệu có hết không thưa bác sĩ, em cũng hơi lo nhưng ngại nên chưa đi khám bao giờ. (Pham Thi Nhung, 29 tuổi, Đồng Nai)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Theo mô tả, bạn đã bị bệnh trĩ, rất có thể do táo bón và quá trình mang thai, sinh đẻ. Hiện tượng ra máu tươi là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ, búi trĩ sa ra ngoài thể hiện bạn đã bị trĩ nội độ 2 hoặc trĩ ngoại. Bạn nên đi khám để được xác định chính xác mức độ bệnh trĩ và điều trị sớm nhất có thể.

    - Em năm nay 26 tuổi. Em phát hiện mình bị trĩ ngoại từ 201 1(chắc do tính chất công việc em phải đứng nhiều). Lúc đầu thấy búi trĩ rất nhỏ. Em cũng cố gắng ăn nhiều rau xanh vì nghe nói ăn nhiều chất xơ sẽ giảm nhưng em lại có một thói quen là dùng cafe. Em đã điều trị một thời gian nhưng không hiệu quả (chắc là chưa kiêng khem đúng). Hiện giờ em thấy búi trĩ đó càng lớn nhất là khi đi đại tiện. Em xin bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị hiệu quả nhất mà không phải phẫu thuật hay cắt bỏ vì em sợ đau. Em xin cảm ơn! (Ngô Thị Thùy, 26 tuổi, TP HCM)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Tôi nghĩ bệnh trĩ của bạn đã đến tình trạng nặng, bạn nên đi khám chuyên khoa sâu và có lẽ phương pháp điều trị tốt nhất đối với bạn vẫn là phẫu thuật. Hiện nay, do tiến bộ của khoa học nhiều nên phẫu thuật trĩ không đau trong khi mổ và sau khi mổ cũng không nhất thiết đau nhiều lắm!

    - Chào các chuyên gia, cho cháu hỏi, lúc trước cháu bị táo bón, đi vệ sinh thì thấy có một cục thịt nhỏ bằng hạt đậu lòi ra ngoài, đến nay khoảng 2 năm, không bị chảy máu khi đi vệ sinh, lâu lâu thì cục thịt hơi sưng và đau, sau đó thì xẹp nhưng không biến mất, tình trạng như vậy cháu có phải đi phẫu thuật hay không, có thể uống thuốc An Trĩ Vương tại nhà và bổ sung chất xơ được không ạ? (Nguyễn Thúy Duy, 24 tuổi, Kiên Giang)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Cục thịt nhỏ bằng hạt đậu ở bên ngoài hậu môn của bạn có thể là vạt da tăng sinh do nứt kẽ hậu môn, cũng có thể là do hậu quả của tắc mạch trĩ để lại một cục xơ. Mỗi khi ăn đồ cay nóng nhiều hoặc ngồi nhiều thì cục này có thể bị viêm. Có thể, đó chính là một nốt viêm của ống tuyến hậu môn, vì vậy, bạn cần đi khám để xác định "hạt đậu" đó là gì. Nếu chỉ là vạt da tăng sinh bình thường thì không cần phải điều trị, chỉ điều trị khi có nhu cầu làm đẹp.

    - Thưa bác sĩ, con gái em hiện 40 tháng tuổi. Giai đoạn sau 1 tuổi, cháu bị táo bón khá nghiêm trọng (4 ~ 5 ngày mới đi tiêu 1 lần), mỗi lần đi cháu phải ngồi rất lâu, và đau, phân có dính chút máu, hậu môn cũng có máu. Khi đi khám, bác sĩ kê Dufalac uống trong 1 tuần, nhưng khi ngừng thuốc thì tình trạng trên cũng tiếp diễn. Đến khoảng 2 tuổi, cháu đi ngoài dễ hơn (1 lần/ngày), và không khó khăn nữa, nhưng trên hậu môn thì phình ra 1 cục nhỏ khoảng 0,5cm ở đường lược, mỗi lần đại tiện không bị chảy máu. Vậy bác sĩ cho em hỏi, hiện tượng của cháu có phải bị trĩ không? Cách khắc phục thế nào? Chân thành cảm ơn bác sĩ. (Katie Han, Hà Nội)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Theo mô tả bé đã bị bệnh trĩ, rất có khả năng là trĩ ngoại, táo bón là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ của bé. Đến nay bé đã không còn táo bón là rất tốt. Bạn nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước và tránh cho bé bị táo bón.

    Nếu một thời gian nữa, búi trĩ của bé không hết, bạn nên đưa bé tới chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị sớm.

    - Năm ngoái tôi mang thai và sau khi sinh con xong, tôi bị bệnh trĩ nhưng búi trĩ không đau, không chảy máu, không ngứa, chỉ giống như cục thịt dư gây vướng víu thôi nên tôi không biết đó là bệnh trĩ nội hay ngoại? Bây giờ tôi lại đang có thai 2 tháng, không biết có nên đi cắt trĩ này để sau khi sinh xong bệnh không trở nặng thêm? Xin tư vấn giúp tôi nên làm thế nào? Xin chân thành cảm ơn. (Lê Giang, 32 tuổi, Chung cư Ehome2, Q9)

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Nhìn chung, có thai cũng là một trong những nguyên nhân thuận lợi làm cho trĩ phát sinh, phát triển. Nếu trĩ không gây khó khăn cho bạn nhiều, bạn chỉ cần giữ vệ sinh khi ăn uống, tránh táo bón, kiết lị, ỉa chảy, ngồi nhiều, bê nặng, ngồi xổm. Nếu không có gì đặc biệt, không nên mổ trong khi đang mang thai.

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Theo mô tả, bạn đã bị bệnh trĩ. Trĩ nội tức là búi trĩ xuất phát từ phía trên đường lược của ống hậu môn, búi trĩ ngoại tức là búi trĩ xuất phát ở phía dưới đường lược (bên ngoài ống hậu môn). Quá trình mang thai và sinh nở thường gây nên và làm nặng thêm bệnh trĩ. Ở phụ nữ mang thai và trĩ ngoại không có chỉ định phẫu thuật trĩ.

    Bạn có thể dùng An Trĩ Vương để điều trị cho mình khỏi hẳn bệnh mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy gọi tới 1900 1259 để được tư vấn cụ thể hơn.

    - Các chuyên gia cho cháu hỏi về ưu nhược điểm của phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler? Hình thức điều trị này phù hợp cho loại trĩ nào ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn! (Ngô thị Hương, 24 tuổi, hà nội)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Khâu triệt mạch trĩ là một phương pháp điều trị mới có ưu điểm cầm máu tốt, giữ được phần da quý báu ở hậu môn. Nhưng phương pháp phải được thực hiện ở những trung tâm uy tín và bác sĩ chuyên ngành giỏi.

    Nhược điểm của phương pháp này là không giải quyết được các vạt da tăng sinh. Phương pháp này tốt nhất với trĩ độ một, độ 2 và chớm độ 3. Những trĩ tăng sinh lớn nên dùng các phương pháp điều trị khác.

    - Hiện em 27 tuổi, vừa sinh em bé được 1 tháng. Kể cả từ khi trước sinh nở thì việc đi đại tiện cũng tương đối khó khăn như sau: Phần hậu môn có 1 khối thịt nhỏ như đầu ngón tay phình to ra ngoài, giống như bị phù nề, đi đại tiện tương đối khó và đau, kể cả phân lỏng vẫn đau. Không biết em có bị hẹp hậu môn không? Mỗi lần đi đại tiện xong rất đau, thậm chí có thể bị sốt. Nhờ bác sĩ và chương trình tư vấn giúp em nơi khám bệnh có uy tín và chất lượng cũng như lời khuyên về căn bệnh của em. Chân thành cám ơn bác sĩ và chương trình rất nhiều. (Lê Anh Tuấn, Hà Nội)

    - Dược sĩ Lê Thị Phương- Đại học Dược Hà Nội: Quá trinh mang thai và sinh nở gây nên và làm nặng thêm bệnh trĩ. Theo mô tả, búi trĩ của em đang bị viêm gây nên hiện tượng đau khi đi cầu. Để khắc phục tình trạng này, em nên:

    - Ngâm hậu môn bằng dung dịch Betadin phụ khoa 10 phút mỗi ngày cho đến khi đi cầu hết đau. Nếu đi cầu vẫn còn đau nên tư vấn bác sĩ để dùng thêm thuốc chống viêm.

    - Có thể uống thuốc giúp co búi trĩ, chống viêm, giảm đau. Nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước.

    - Em có thể đến khám chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108; nếu áp dụng các biện pháp trên mà không đỡ.

    - Tôi rất xúc động khi 3 chuyên gia đã không quản thời gian, công sức tham gia tư vấn cho độc giả. Năm ngoái, tôi cũng tham gia một cuộc tương tự của quý báo. Thực sự tôi thấy bổ ích. Tôi xin phép được ban tư vấn giúp chúng tôi một cái nhìn tổng thể về bệnh trí: nguyên nhân, các loại trĩ, cách phòng ngừa, các phương pháp điều trị và hậu điều trị, các biến chứng kèm theo. Cảm ơn báo và các vị khách mời! (Mạnh Quang, 40 tuổi, Hà Nội)

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nhân, Viện Y học cổ truyền Quân Đội: Bệnh trĩ theo quan điểm của Y học cổ truyền có tên gọi là trĩ sang. Nguyên nhân chủ yếu là thấp nhiệt, hạ trú, khí hư lâu ngày ở hạ tiêu mà thành. Bệnh thường phân ở các thể: thấp nhiệt, huyết ứ, khí hư hạ hãn. Do công năng khí hóa của tỳ vị bị giảm sút, khí cơ hư suy, dẫn đến trĩ sa. Do huyết ứ lâu ngày, ăn uống thất thường, quá nhiều đồ cay, nóng, quá nhiều chất dinh dưỡng nên ảnh hưởng đến công năng vận hóa của tỳ vị, dẫn đến thấp nhiệt và huyết ứ, làm cho bệnh nhân đi đại tiện ra máu, lâu dần trĩ sa ra ngoài.

    Về điều trị, theo Y học cổ truyền, bệnh cần chẩn đoán và phân thể theo nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh để có phương pháp điều trị thích hợp. Y học cổ truyền lấy điều trị nguyên nhân làm trung tâm như thanh thấp nhiệt, hoạt huyết, bổ khí để điều trị. Các bài thuốc kinh điển thường được dùng để điều trị là tứ diệu, gia vị, bổ trung ích khí thang...

    Kết hợp với điều trị tại chỗ có thể áp dụng các phương pháp thắt trĩ kinh điển, triệt mạch... Đó là phác đồ điều trị tổng thể và hiệu quả nhất.

    Về dự phòng trĩ, sách cổ có câu "Nam thập nhân cửu trĩ, nam thập nhân thập trĩ", nhưng bệnh trĩ chỉ xuất hiện khi có các yếu tố nguyên nhân ở trên. Việc điều trị dự phòng có ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí có thể giúp con người tránh được bệnh trĩ. Đó là những biện pháp như sau:

    1. Thay đổi lối sống, tăng cường tập thể dục, hạn chế rượu bia, các đồ cay nóng, không ăn quá nhiều các chất bổ dưỡng.

    2. Ưu tiên điều trị theo y học cổ truyền dựa trên cơ chế biện chứng luận trĩ.

    3. Vệ sinh hậu môn thường xuyên bằng các thuốc y học cổ truyền giúp ống hậu môn bớt viêm cũng giúp phòng tránh bệnh này.

    4. Việc điều trị phẫu thuật phải được chỉ định đúng.

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Xin cảm ơn tình cảm và sự tin tưởng của bạn. Câu hỏi của bạn có thể trả lời thành một quyển sách (mà một quyển sách chưa chắc đã đủ). Tuy nhiên, tôi xin trả lời một vài điểm đại cương. Thứ nhất, các loại trĩ, thường có trĩ nội (mọc từ phía trong lỗ hậu môn), trĩ ngoại (mọc từ phía ngoài hậu môn), trĩ hỗn hợp (bằng trĩ ngoại cộng trĩ nội).

    Phòng ngừa trĩ: Cho đến nay, nhân loại chưa biết rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ mà chỉ biết những nguyên nhân thuận lợi, điều kiện, các bệnh sinh ra bệnh trĩ. Vì vậy, phòng ngừa chủ yếu vẫn là vấn đề dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và chú ý trong công tác lao động , sinh hoạt, tập luyện.

    Các phương pháp điều trị có thể chia ra làm hai loại chính. Thứ nhất là nội khoa, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện… không phẫu thuật. Thứ hai là phẫu thuật, cắt bỏ trĩ hoặc treo trĩ hoặc cắt bỏ mạch máu nuôi dưỡng trĩ để trĩ tự teo đi.

    Hậu điều trị: Vì hậu môn là môi trường hoạt động, nhiễm trùng, ẩm ướt nên vết thương rất lâu liền, rất ít khi sau mổ trĩ mà không có những biến chứng nhỏ, rắc rối, phức tạp cho người bệnh. Thường người bệnh không cần kiêng khem nhiều lắm về dinh dưỡng nhưng phải ăn uống hợp vệ sinh, tránh những chất cay, nóng… Ăn nhiều rau, củ, quả, uống đủ nước, tránh táo bón, ỉa lỏng, kiết lị…

    Dù sao chăng nữa, những phương pháp tân tiến hiện nay giúp khi mổ không đau nhưng thời gian hậu phẫu không thể rút ngắn quá, có thể người bệnh vẫn đi làm được với sự đau nhẹ, thậm chí không đau lắm ở hậu môn nhưng vết thương không thể lành sớm, thường phải 2, 3, 4 tháng hoặc hơn nữa mới hoàn toàn khỏi bệnh. Những biến chứng hay gặp nhất là: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, chảy máu, đau, hẹp hậu môn, tái phát… Tùy theo biến chứng nặng – nhẹ mà xử lý từ những thủ thuật nhỏ, thậm chí phẫu thuật. Người bệnh nên được theo dõi ít nhất tuần một lần để phát hiện sớm và xử lý sớm những biến chứng nếu có.

    ''Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi buổi tư vấn trực tuyến ngày hôm nay. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên mọi thắc mắc của độc giả xin gửi về hòm thư suckhoe@benhtri.net.vn. Website www.benhtri.net.vn được sự bảo trợ bởi Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn Trực tràng học Việt Nam nhằm cung cấp những thông tin chính thống về bệnh trĩ, táo bón. Ngoài ra, độc giả có thể gọi điện đến số điện thoại (04) 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp miễn phí những vấn đề liên quan đến bệnh trĩ, táo bón''



    VnExpress

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - 'Bệnh trĩ khó trị dứt điểm'

Share This Page