26% người Việt 'không biết đi vệ sinh'

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 16, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 479)

    Thống kê của Tổ chức UNICEF cho thấy cứ 4 người Việt Nam thì có một sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh (26,2%). Đây là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.


    Tình hình dịch bệnh nửa đầu năm 2013 khiến nhiều người dân và cơ quan chức năng không khỏi giật mình. Chỉ tính đến tháng 5, dịch bệnh H1N1, H5N1, tay chân miệng, tiêu chảy… đã lan rộng trên toàn quốc, nhất là khu vực nông thôn. Chưa đầy nửa năm, tổng cộng đã có 14.200 ca nhiễm tay chân miệng, 45 ca tử vong.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: "Với tình hình dịch bệnh như vậy, vấn đề phòng chống tại cộng đồng, hộ gia đình trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Việc xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp chuẩn, hợp vệ sinh góp phần rất quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho người dân".

    [​IMG]
    Thực trạng nhà vệ sinh nhiễm khuẩn, thiếu nước sạch cùng các thiết bị vệ sinh hỏng hóc đang phổ biến ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước, nhất là vùng nông thôn.

    Nhà vệ sinh không hợp chuẩn là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh dịch. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, nhà vệ sinh được đánh giá là môi trường rất nhạy cảm, với hơn 200 loại vi khuẩn gây các bệnh về hô hấp, tiêu hóa… Loại vi khuẩn này luôn ẩn nấp, đe dọa sức khỏe con người. Cũng theo Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bệnh dịch tồn tại và phát triển là con người chưa làm tốt công tác quản lý và xử lý phân người, mà cụ thể là vận động toàn dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi.

    Mới đây, công ty Unilever Việt Nam - nhãn hàng Vim đã phối hợp cùng các bộ ban ngành, tổ chức quốc tế phát động "Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn" trên toàn quốc trong năm 2013, nhằm nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của người dân về việc xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Chương trình sẽ giúp người dân hiểu hơn các vấn đề về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong lao động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc để tạo ra môi trường trong lành, sạch sẽ hơn.

    [​IMG]
    Sinh viên đại học Y Vinh phổ biến cách sử dụng nhà vệ sinh hợp chuẩn theo mô hình của Bộ Y tế trong Ngày vệ sinh yêu nước 2/7.

    Khởi động cho hành trình này, lễ phát động Ngày vệ sinh yêu nước được tổ chức vào ngày 2/7 tại Nghệ An, với hơn 2.000 người tham dự. Tại đây, chương trình đã cung cấp cho người dân những thông tin cần thiết về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân - tập thể, biết cách xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh hợp chuẩn theo mô hình của Bộ Y Tế. Vì theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Liên Hiệp quốc, Việt Nam vẫn còn có 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài và 16% dân số cả nước đang sử dụng loại nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung quanh.

    [​IMG]
    Người dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An tập trung tại Trung tâm Y tế cộng đồng huyện để được hướng dẫn về việc xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh…

    Ngoài ra, chương trình còn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế đẩy mạnh cam kết thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe học đường thông qua chương trình "Hợp sức vì vệ sinh trường học" (2012-2016). Điều này nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cho hàng nghìn em học sinh tiểu học và xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế cho các trường tiểu học trên cả nước.

    Bà Trần Thị Thắm, Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết: năm 2013, chương trình "Hợp sức vì vệ sinh trường học" sẽ thực hiện giáo dục ý thức về vệ sinh cá nhân, môi trường cho hơn 300.000 em học sinh và phụ huynh, đồng thời xây dựng 90 cụm nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế cho 30 trường tiểu học. Ngoài ra, chương trình còn tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với sự tham gia của phụ huynh, học sinh nhằm mục đích giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường, xây dựng trường xanh, sạch đẹp.

    Ngọc Bích

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - 26% người Việt 'không biết đi vệ sinh'

Share This Page