Lần đầu tiên các nhà thiên văn học có thể khẳng định, màu xanh hiện hữu trên HD189733b, hành tinh nằm cách xa trái đất 63 năm ánh sáng, là màu sắc thực sự, được tạo ra do những trận mưa silicat (thủy tinh) đặc biệt. Hành tinh sở hữu màu xanh giống với trái đất Rất giống trái đất nếu nhìn từ xa nhưng nằm quá gần mặt trời khiến nhiệt độ ở HD189733b luôn ở mức 1.000 độ C. Khi xảy ra hiện tượng mưa thủy tinh, tốc độ gió trên hành tinh này sẽ đạt 7.000km/h. Những điều kiện khắc nghiệt trên cho thấy, sự sống không thể tồn tại trên HD189733b dù màu xanh nó sở hữu tạo ra những lầm tưởng. Các nhà khoa học cũng khẳng định, cơ chế tạo ra màu xanh trên HD189733b khác biệt hoàn toàn so với những gì diễn ra trên trái đất. Cụ thể, màu xanh của địa cầu được tạo ra khi các đại dương hấp thụ các màu sắc khác trong ánh sáng mặt trời ngoại trừ màu xanh, khiến nó được phản chiếu ngược trở lại không gian. Trong khi đó, màu xanh trên HD189733b được tạo ra do ánh sáng chiếu qua các hạt thủy tinh trong khí quyển. Nhiệt độ cao cùng điều kiện khắc nghiệt khiến các đại dương không thể tồn tại trên HD189733b giống với trái đất. Mặt khác, HD189733b cũng là trường hợp điển hình cho lớp các hành tinh được gọi là “sao Mộc nóng”, bao gồm các hành tinh kích thước tương đương sao Mộc của chúng ta nhưng lại nằm ở rất gần mặt trời của nó. Nguồn VNExpress