Ống kính cũ và bộ chuyển đổi

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jul 3, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 486)

    Ống kính cũ là thành phần quan trọng trong bộ sưu tầm của người chơi máy ảnh với giá thành hợp lí và chất lượng cao. Những bộ chuyển đổi ngàm giúp các ống kính cũ kĩ này tái tạo sức mạnh trên hầu hết máy DSLR hiện đại.


    [​IMG]

    Ống kính cũ, ngàm ống kính và bộ chuyển đổi

    Trong thế giới ống kính máy ảnh, Nikon và Pentax là hai hãng máy được thừa hưởng nguồn ống kính cũ tốt nhất. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, còn lại, 2 loại ống kính có bề dày lịch sử gồm Nikon F-mount và Pentax K-mount, hầu hết có thể sử dụng cho các dòng máy DSLR hiện nay của 2 hãng. Dòng ống kính Nikon F-mount có lịch sử khoảng 50 năm còn Pentax K-mount được ra đời khoảng 35 năm trở lại, với đa dạng chủng loại, từ ống kính máy cơ lấy nét bằng tay cho đến các loại ống kính điện tử; từ các thể loại tiêu cự ngắn dài hay các loại ống kính đặc biệt như Pentax 15mm f/3.5 và TV-Nikkor 35mm f/0.9.

    [​IMG]
    Mô tả Flange Depth khi sử dụng ngàm chuyển đổi

    Ngàm ống kính cơ hay điện tử là bộ phận giao tiếp của ống kính với phần thân máy ảnh. Ngàm ống kính có thể là hệ thống ren xoáy, răng xoay chấu 3 chân và một loại dùng khóa ma sát. Hiện tại chỉ còn hệ thống răng xoay chấu 3 chân là đang được sử dụng phổ biến, còn 2 loại ngàm kia thì chỉ hữu dụng trong một số tình huống đặc biệt.

    Không có bề dày lịch sử như dòng ống kính F-mount hay K-mount nhưng Sony Alpha cũng sở hữu hệ thống ống kính Maxxum/Dynax/Alpha của Minota sau khi hãng này hợp tác với Sony năm 2006.
    Canon mang đến hệ thống kính mới khi ra mắt dòng máy ảnh EOS tự động lấy nét vào năm 1987. Sau hơn 25 năm thì dòng máy DSLR của
    Canon hiện nay sử dụng ống kính tự động, đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn dòng ống kính trước 1987. Ví dụ như dòng ống kính Canon FD từ năm 1971 tuy chất lượng cao nhưng muốn sử dụng nó trên EOS phải mượn tới ngàm chuyển đổi có gắn thấu kính chống cận thị.
    Tuy tự sản xuất ống kính lấy nét bằng tay từ năm 1936, nhưng Olympus lại phát triển hệ thống ống kính điện tử khá chậm. Hiện nay Olympus hợp tác cùng Panasonic phát triển định dạng ống kính sử dụng cho máy ảnh DSLR nhỏ gọn với tên gọi Micro Four Thirds. Và bây giờ Olympus sử dụng đồng thời ngàm ống kính M4/3 lấy nét bằng tay và Micro Four Thirds điện tử.

    Không kém phần phong phú, Tamron, một nhà sản xuất ống kính đền từ Nhật Bản, đã cho ra đời hệ thống ống kính Adaptall dùng được cho hầu hết các loại máy ảnh của các hãng. Tamron cũng đồng thời là nhà sản xuất T-mount dạng ngàm được thiết lập sẵn để phù hợp với từng loại máy ảnh. Điều này đồng nghĩa với việc thay vì phải mua ống kính từ các hãng khác nhau nếu bạn muốn chuyển hãng máy, giờ chỉ cần mua ống Tamron T-moun. Tuy vậy cũng khó bàn về mặt chất lượng. Thực tế thì Tamron đã từng ngừng sản xuất một số T-mount vào nửa cuối thập niên 80, như ngàm Four Thirds và Micro Four Thirds.

    Nếu sở hữu các dòng ống kính cơ cũ có ngàm không tương thích với thân máy thì một lựa chọn khác là dùng bộ chuyển ngàm để có thể sử dụng dễ dàng trên DSLR.

    Một trong những bộ chuyển ngàm phổ biến nhất là loại dành cho ống kính ngàm M42, là ống kính sử dụng vòng ren xoáy đường kính 42mm. Ống kính ngàm M42 xuất hiện lần đầu vào năm 1949 trên máy Zeiss Ikon Contax S và dần được phổ biến bởi Pentax Praktica và Zenit trong những năm 1970. Khi dòng máy DSLR bắt đầu thịnh hành thì kho báu M42 cũng được khai thác triệt để nhờ vào bộ chuyển đổi.

    Người dùng dễ dàng tìm kiếm những bộ chuyển đổi này trên mạng, thậm chí còn có thể nhờ các bộ chuyển này mà có thể sử dụng dòng ống kính medium-format (ống kính của máy ảnh có cảm biến, film lớn hơn 35mm).

    Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống ngàm này có một số hạn chế. Khoảng cách từ thấu kính đến cảm biến sẽ khác biệt so với nguyên bản bởi độ dày của ngàm chuyển đổi, điều này có thể gây sai lệch khi lấy nét, ảnh hưởng tới chất lượng ảnh.

    Khoảng cách này thường lớn hơn rất nhiều trên những máy 35mm. Để có thể sử dụng những ống kính này trên DSLR thì bộ chuyển đổi khá phức tạp tương tự như một ống kính mở rộng (Extension Tube – vòng ống kính giúp thu ngắn khoảng cách.)


    Adapter/Mount cho Canon EOS:
    Bộ chuyển từ Pentax K, Contax/ Yashica sang EOS có giá khoảng 450K, còn với Nikon (Ai, AiG) thì mức giá cao hơn khoảng 650.000 đồng.

    [​IMG]

    Adapter/Mount dành cho máy Sony Alpha NEX:
    Bộ chuyển đổi dành cho máy NEX của Sony tương đối phong phú. Bộ chuyển dành cho ống kính M42, Pentax, Olympus, Leica R/M… thì có giá khoảng 400- 450 ngàn đồng.
    Một số bộ chuyển đặc biệt dành cho ống kính ngàm DKL, có điều chỉnh khẩu độ ống kính thì mức giá khá cao vào khoảng 900.000 đồng.[​IMG]

    Adapter/ Mount cho M4/3 (Olympus M4/3, Panasonic M4/3)
    Bộ chuyển từ ống kính M42, Canon FD, Nikon… sang định dạng M 4/3 có mức giá từ 400- 450.000 đồng.

    [​IMG]

    Các loại Adapter/Mount khác:
    Bộ chuyển từ ống kính M42 dùng cho máy Nikon, Pentax (loại có kính chống cận) giá khoảng 500 - 600.000 đồng.

    [​IMG]


    Flange depth là khoảng cách từ ngàm ống kính đến cảm biến, đây là thông số quan trọng để người dùng có thể hiểu rõ khả năng sử dụng các loại ống kính. Khoảng cách càng lớn thì việc sử dụng bộ chuyển đổi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Mỗi hãng máy ảnh có thông số Flange Depth khác nhau, ví dụ như ống kính Canon FD có khoảng cách từ ngàm đến cảm biến là 42mm, ngàm Canon EOS là 44mm và của Nikon F-mount là 46.5mm, hệ thống ống kính Micro Four Thirds thì có khoảng cách là 20mm.

    Khoảng cách của 46,5mm của Nikon F-mount là lớn nhất trong bất kì hệ thống máy SLR hay DSLR nào, dẫn đến việc sử dụng ống kính gắn bộ chuyển tương đối khó khăn với máy Nikon. Ví dụ, ống kính M42 khi gắn bộ chuyển F-mount bình thường vào thì sẽ gây hiệu ứng cận thị và rất khó sử dụng. Để khắc phục thì bộ chuyển phải bổ sung thêm một thấu kính phụ tương tự Extension Tube. Tuy nhiên chất lượng ảnh sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thấu kính gắn thêm không đảm bảo về mặt tiêu chuẩn của ống kính.

    Cách dùng ống kính cũ cho dòng máy mới

    Sử dụng bộ chuyển đổi để gắn ống kính lên iPhone, iPad
    Bộ chuyển đổi ngàm gắn ống kính Canon EOS hoặc Nikon SLR vào iPhone 4 cho người dùng trải nghiệm mới với smartphone. Bộ chuyển này giúp iPhone có góc nhìn lớn hơn và người dùng có thể tự điều chỉnh tiêu cự như một máy ảnh thực thụ.
    Ngàm ống kính Lenscaster cho phép người dùng gắn hầu hết các ống kính máy ảnh vào camera của iPad. Lúc này iPad sẽ có thể sử dụng một vài tính năng không thua kém máy ảnh DSLR trong nhiếp ảnh như tạo chiều sâu trường ảnh (DOF, lấy nét bằng tay, zoom vào chủ
    thể…).

    [​IMG]


    Một khi ống kính lấy nét bằng tay được gắn trên DSRL, sẽ có một số hạn chế đi kèm. Vì ống kính này không có kết nối điện tử máy ảnh sẽ không nhận diện được ống kính vừa lắp. Mặc định thì máy sẽ không thả màn trập, tuy nhiên, khi tùy chỉnh chế độ thành Shoot Without Lens (chụp ảnh không cần ống kính) hoặc tương tự, thì hạn chế này có thể khắc phục tương đối.

    Bước tiếp theo là lấy nét. Do không có chức năng lấy nét tự động, và khả năng thiết lập khẩu độ trên máy cũng không có, nên việc lấy nét sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên sử dụng chế độ AP ưu tiên khẩu độ hoặc chế độ M để chủ động kiểm soát lượng ánh sáng cần thu vào, từ đó lấy nét sẽ dễ dàng hơn.

    Cách tốt nhất là đặt khẩu độ lớn khi lấy nét. Một vài ống kính máy cơ cũng có thiết lập tự động và xoay tay, nhưng không phải để lấy nét, mà để phục vụ vòng khẩu độ. Nếu lập chế độ tự động trên ống kính, thì vòng khẩu độ sẽ tự lựa chọn lượng ánh sáng đi vào. Khi nhấn nút chụp, màn trập sẽ khơi một đòn bẩy trong máy ảnh, từ đó tác động lên ống kính, cho phép vòng khẩu độ tự mở ra/khép lại theo chế độ đo sáng. Trường hợp sử dụng ngàm chuyển đổi trên DSLR, cơ chế kết nối này sẽ mất đi. Tốt nhất là đặt chế độ lấy nét tự động hoặc chế độ M và mở khẩu. Một khi đã được lấy nét chuẩn, thì nên khép khẩu để cân đối lượng sáng, cho phép đo sáng chính xác trước khi nhấn nút chụp.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Ống kính cũ và bộ chuyển đổi

Share This Page