Nhân vật và sự kiện: Chip Việt Nam sẽ có “đất dụng võ”

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jul 2, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 386)

    TP.HCM sẽ tập trung phát triển công nghiệp vi mạch với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng từ 2013 đến 2020. Tạp chi PC World Việt Nam đã trao đổi với ông Ngô Đức Hoàng, Tổng thư ký Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Đào tạo vi mạch (ICDREC) về chương trình này.

    [​IMG]

    có thể cho biết, chương trình phát triển công nghiệp vi mạch của TP.HCM đang ở giai đoạn nào?
    Từ 2008, khi Trung tâm Nghiên cứu - Đào tạo vi mạch (ICDREC) thiết kế và chế tạo ra con chip đầu tiên, Việt Nam đã có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chip thế giới. Hiện tại, chúng ta nằm trong Top 3 nước trong khu vực ASEAN về thiết kế vi mạch.

    Mục tiêu trước mắt của chương trình này là tập trung vào đề án đào tạo nguồn nhân lực. Đây sẽ tiền đề thúc đẩy các lĩnh vực thiết kế - sản xuất vi mạch với đội ngũ nhân sự đầy đủ năng lực. Dự kiến, một kỹ sư khi đưa ra nước ngoài đào tạo về thiết kế – quản lý sản xuất vi mạch sẽ có chi phí 25.000 USD (hơn 500 triệu đồng).

    Vừa qua, Bộ KH-CN đã ký kết với UBND TP.HCM trong lĩnh vực hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch. Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM sẽ được Bộ KH-CN hỗ trợ về chính sách, kinh phí, nguồn nhân lực…

    Nhà máy vi mạch gần như chiếm hết tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM (khoảng 7.600 tỷ đồng). Dự kiến, nhà máy vi mạch có mức đầu tư 300 triệu USD (khoảng 6.600 tỷ đồng). Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn đang thực hiện đề án khả thi cho nhà máy này và khảo sát hạ tầng xây dựng nhà máy.

    Chip do chúng ta thiết kế - chế tạo có thể ứng dụng cho những lĩnh vực nào ở Việt Nam?
    Công ty Saigon Track là đơn vị đầu tiên sử dụng sản phẩm vi mạch thiết kế - chế tạo tại Việt Nam. Ước tính sẽ có khoảng 20.000 hộp đen (thiết bị định vị) sử dụng chip 8bit Việt Nam được tung ra thị trường trong năm 2013. ICDREC đã liên kết với Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn để cho ra đời sản phẩm hộp đen dùng chip Việt Nam.

    Trước mắt, sản phẩm vi mạch sẽ được trang bị trên các hộp đen gắn trên xe máy, taxi; kế đến có thể được cung cấp cho ngành điện. Ngoài ra, còn có một số mảng thị trường khác như thẻ SIM điện thoại di động, thẻ ngân hàng, chứng minh nhân dân điện tử…

    Chúng tôi còn nghĩ xa hơn khi đưa ra đề án Design House – “một hạ tầng chung” về thiết kế vi mạch và các sản phẩm liên quan. Các trường đại học trong nước, công ty Việt kiều nghiên cứu phát triển vi mạch… sẽ được Design House chia sẻ phần mềm thiết kế vi mạch vốn có chi phí bản quyền cả triệu USD.

    Ông có thể phân tích một số lợi ích khi TP.HCM phát triển công nghiệp vi mạch?
    Khi hình thành được ngành công nghiệp thiết kế - sản xuất vi mạch, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp chip cho nhu cầu trong nước. Tạm thời, chúng ta không thể nghĩ đến việc cạnh tranh với “các ông lớn” trong ngành sản xuất vi mạch.

    Các sản phẩm dựa trên công nghệ 180 nanomet sẽ có chỗ đắc dụng cho ngành an ninh – quốc phòng. Vấn đề an ninh thông tin quốc gia cần được đặt ra trong bối cảnh có thể diễn ra chiến tranh mạng toàn cầu, Các thiết bị an ninh – quốc phòng của Việt Nam nếu sử dụng chip thiết kế - chế tạo trong nước sẽ an tâm hơn.

    Phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013 - 2020
    TP.HCM sẽ thực hiện 7 đề án và dự án: Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch; Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng; Phát triển thị trường vi mạch; Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm vi mạch; Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch tại Khu Công nghệ cao TP.HCM có quy mô sản xuất 400 triệu sản phẩm chip/năm và xây dựng nhà thiết kế (Design House).
    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Nhân vật và sự kiện: Chip Việt Nam sẽ có “đất dụng võ”

Share This Page