Thiếu nữ mặc cảm khi mọc 'râu'

Discussion in 'Tình yêu - Gia đình - Giới tính' started by Robot Siêu Nhân, Jul 2, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 343)

    Đầu năm học lớp 11, con bắt đầu thấy những dấu hiệu lạ trên mặt, ở phần cằm xuất hiện những cọng lông dài hơn và có một số trông rất giống như râu của nam giới nhưng chỉ có 2-3 cọng thôi.


    Con đã tìm mọi cách waxing, tẩy lông..., lúc đầu lông hết nhưng sau đó vẫn xuất hiện. Có lần không có thời gian để waxing, con đã lấy dao lam cắt đi phần râu đó nhưng vô tình con đã giúp nó phát triển nhanh hơn, đen hơn và cứng hơn.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: wp.

    Hiện giờ con không thể làm gì được nữa, đi học thì sợ bạn bè nhìn thấy nên con luôn lấy tay che lại. Hiện con đã có bạn trai và không thể để tình trạng này cứ tiếp tục. Cuộc sống của con dần không được thoải mái như trước và con luôn cảm thấy sợ hãi. Con rất mong sự trợ giúp từ bác sĩ để thoát khỏi tình cảnh này - (Trang).

    Trả lời:

    Chào em,

    Theo những mô tả nêu trên của em có thể đây là biểu hiện của chứng rậm lông. Chứng rậm lông ở phụ nữ (hirsutism) là sự mọc lông thái quá do ảnh hưởng của nội tiết tố nam (androgen). Lông thường lông mọc nhiều ở mặt (cằm, mép trên môi trên, gò má), ngực, quầng vú, đường trắng giữa phần trên lưng, nếp đùi bẹn và bộ phận sinh dục ngoài, hoặc rậm lông thứ phát do tăng hoạt tính của androgen.

    Bên cạnh dấu hiệu rậm lông ở những vùng thường chỉ có nam giới, bạn nữ bị chứng rậm lông còn có triệu chứng tăng hormone sinh dục nam như giọng nói trầm, cơ bắp phát triển (vai to), âm vật to ra, nổi mụn, trán hói, kinh nguyệt không đều…

    Về căn nguyên sinh bệnh: Bình thường hoóc môn androgen được tiết ra với lượng rất nhỏ từ tuyến thượng thận và buồng trứng. Vì một lý do nào đó như u tuyến thượng thận, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang androgen được tiết quá nhiều sẽ tạo nên hiện tượng rậm lông, trứng cá, béo phì, rối loạn kinh nguyệt như trên.

    Ngoài những căn nguyên trên còn có một số trường hợp rậm lông tự phát, tăng prolactin trong máu. Do dùng thuốc nội tiết kéo dài như trị liệu androgen (nội tiết tố nam), steroid (K-cort, dexamethason, prednisolon), thuốc tránh thai…

    Về cách điều trị, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ biểu hiện sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu xác định là khối u sản xuất androgen gây rậm lông thì phải phẫu thuật cắt bỏ khối u, nếu có liên quan đến việc dùng các thuốc gây rậm lông thì phải ngưng thuốc và thay thuốc khác.

    Người ta cũng có thể dùng liệu pháp laser để phá hủy nang lông hay điều trị nội khoa với thuốc ngừa thai chứa hoóc môn sinh dục nữ (estrogen và progestin), dùng thuốc kháng androgen… Điều trị triệu chứng, có thể nhổ lông, cạo lông, wax lông, hay rụng lông bằng hóa chất, triệt lông… Mỗi cách đều có ưu khuyết điểm riêng

    Trong thư em chỉ mô tả về râu ở cằm nhưng không đề cập đến những dấu hiệu khác hỗ trợ cho việc chẩn đoán. Tốt nhất em hãy đến khám tại các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ trực tiếp chẩn đoán xác định, tìm và loại trừ các nguyên nhân kể trên, cũng như tư vấn và điều trị phù hợp, từ đó em sớm lấy lại tự tin trong học tập và cuộc sống

    Thân ái chào em!

    BS Dương Lê Trung
    Bệnh viện Da Liễu TP HCM

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thiếu nữ mặc cảm khi mọc 'râu'

Share This Page