Cơ hội cho smartphone thương hiệu Việt

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jul 1, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 424)

    Trên thị trường bắt đầu xuất hiện các mẫu smartphone lõi tứ thương hiệu Việt có giá bán dưới 5 triệu đồng. Có thể nói, đây là các sản phẩm chiến lược của một số doanh nghiệp Việt Nam nhắm vào phân khúc sản phẩm cao cấp trong thời gian tới.

    [​IMG]

    Đầu tư đường dài
    Trong năm 2013, hàng loạt smartphone thương hiệu Việt trang bị chip lõi kép, lõi tứ xuất hiện với giá bán mềm hơn trước. Các đơn vị phát triển smartphone Việt Nam đã tích cực sử dụng công nghệ mới, chọn đối tác gia công hợp lý để có sản phẩm tốt hơn.

    Ngay từ loạt sản phẩm smartphone đầu tiên (Touch S01, Touch Lai…) vào đầu năm 2012, công ty Mobile Stars – sở hữu thương hiệu điện thoại Mobiistars đã mạnh dạn sử dụng chip xử lý cao cấp. Vào thời điểm đó, phần lớn smartphone bình dân vẫn sử dụng chip giá rẻ, phần lớn là các thương hiệu không nổi tiếng.

    Hiện tại, ước tính có khoảng 15 - 20 model điện thoại thương hiệu Việt đang có mặt trên thị trường và phần lớn nằm trong nhóm sản phẩm 2 sim – 2 sóng thông thường. Chỉ có một vài doanh nghiệp đeo đuổi dòng sản phẩm smartphone cúng với việc xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài.

    Trong năm 2013, chúng ta có thể kể đến một số cái tên quen thuộc như Q-mobile, FPT, Mobiistars… đang tích cực cho ra đời các mẫu smartphone có cầu hình mạnh và giá bán hợp lý. FPT đã có sản phẩm FPT IV lõi tứ; Q-mobile thì có Q-smart S22 lõi kép; Mobiistars ra mắt Touch Lai lõi tứ vào cuối tháng 4/2013…

    Cơ hội vàng
    Từ năm 2012, làn sóng sử dụng điện thoại phổ thông ở Việt Nam đang chuyển dần sang điện thoại thông minh (smartphone). Ngày càng có nhiều mẫu smartphone thương hiệu Việt Nam có giá bán thấp hơn so với các smartphone thương hiệu lớn khác.

    Đặc biệt là nhóm smartphone sử dụng hệ điều hành Android đang “tăng tốc” về tần suất ra mắt sản phẩm. Giá bán smartphone thương hiệu Việt cũng đang giảm dần xuống dưới ngưỡng 3 triệu đồng. Đây là cơ hội để smartphone Việt ghi điểm trên “sân nhà”.

    Viettel cùng với một số doanh nghiệp khác đã triển khai chương trình phát triển smartphone, máy tính bảng có giá bán phù hợp với số đông người tiêu dùng. Viettel cũng dự kiến sẽ phát triển các thiết bị di động 3G có giá bán khoảng 50 – 100 USD.

    Hiện tại, số đông người dùng Việt Nam vẫn đang dừng lại ở mức độ sử dụng thiết bị di động (kết nối Wi-Fi/3G) có mức giá khoảng 100 - 200 USD. Việc có nhiều thiết bị kết nối Internet di động giá mềm ra đời chắc chắn sẽ kích thích nhu cầu sử dụng mạng di động 3G.

    Theo giám đốc điều hành một công ty điện thoại di động trong nước, smartphone thương hiệu Việt đều có thể đặt hàng phần cứng từ nước ngoài như nhau nên thời điểm ra mắt sản phẩm mới sẽ quyết định “thắng – thua”. Nếu đã quyết định ra sản phẩm lõi tứ thì phải ra mẫu thật nhanh, nếu chậm chân hơn đối thủ thì sản phẩm sẽ khó lòng tiêu thụ.

    Ngoài việc cạnh tranh lẫn nhau, các các nhà sản xuất trong nước còn phải dè chừng đến các sản phẩm từ Trung Quốc đang tiếp cận thị trường Việt Nam. Tốc độ ra sản phẩm mới của họ nhanh đến chóng mặt và giá bán lại thay đổi dễ dàng.

    Smartphone lõi tứ giá mềm
    Từ năm 2012, các hãng điện thoại Samsung, HTC, LG… đã tung ra loạt sản phẩm smartphone cấu hình mạnh sử dụng chip lõi tứ. Tuy nhiên, giá bán các smartphone này đều ở tầm ngất ngưỡng, khoảng 10 – 16 triệu đồng. Trong khi đó, từ đầu năm 2013 các doanh nghiệp Việt Nam có thể tung ra thị trường các mẫu smartphone trang bị chip lõi tứ nhưng lại có giá mềm hơn rất nhiều, dưới 5 triệu đồng.

    Các smartphone Việt này dùng chip lõi tứ có tốc độ xử lý 1-1,2GHz, RAM 1GB, màn hình 4,5 – 5 inch… Cấu hình sản phẩm vẫn đảm bảo xử lý các game 3D, quay phim hoặc xem phim HD trên màn hình chất lượng HD hoặc qHD. Các sản phẩm này đạt 2 yêu cầu quan trọng: giá mềm và cấu hình dễ dàng thay đổi linh hoạt (theo từng model) tuỳ theo nhu cầu của người dùng.

    Theo các doanh nghiệp Việt Nam, thì việc đặt các đối tác nước ngoài cung cấp thiết bị cơ bản (OEM – Original Equipment Manufacturer) là chiến lược kinh doanh hợp lý. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tập trung vào các khâu thiết kế sản phẩm, phát triển ứng dụng, marketing….

    Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của smartphone và thị trường này đang góp phần tăng nhanh nhu cầu sử dụng dịch vụ di động 3G. Ước tính, nhu cầu sử dụng smartphone tại Việt Nam và một số thị trường đang phát triển trong năm vừa qua đã tăng trưởng lên tới 400%.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Cơ hội cho smartphone thương hiệu Việt

Share This Page