Những điều cần biết khi gọi cấp cứu

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jun 14, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 333)

    Điện thoại 115 gọi cấp cứu xong nên tiến hành sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân. Người hôn mê, không thở hoặc thở ngáp thì hồi sinh tim phổi bằng cách ấn lồng ngực và thổi ngạt. Hạn chế di chuyển nạn nhân gãy xương, chấn thương cột sống.


    Theo các bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TP HCM, cấp cứu là tình trạng bệnh lý hoặc tổn thương cấp tính đe dọa tính mạng, đòi hỏi người bệnh phải được cứu chữa nhanh chóng, kịp thời và đúng kỹ thuật. Việc chậm trễ có thể khiến bệnh nhân biến chứng suốt đời, thậm chí tử vong.

    [​IMG]
    Nhanh chóng gọi cấp cứu giúp bệnh nhân giảm nguy cơ biến chứng và tử vong. Ảnh: Thiên Chương

    Khi nào cần gọi cấp cứu

    Khi đột ngột thấy người bệnh có một trong các biểu hiện như đau thắt ở vùng ngực, đặc biệt là vùng ngực trái; bỗng dưng tím tái, khó thở; đau đầu nhiều, yếu liệt tay chân, nói khó, co giật, mê man.

    Những trường hợp khác cần đưa đi cấp cứu là bị tai nạn, thương tích nguy hiểm như điện giật, chết đuối, té ngã từ trên cao, bỏng, súc vật hay côn trùng cắn; tai nạn giao thông nghi có chấn thương đầu ngực, bụng, thấy có chảy máu. Những người bị ói mửa, chóng mặt đau đầu sau khi ăn uống, thai phụ bỗng dưng trở mệt cũng cần gọi cấp cứu.

    Cách gọi cấp cứu đơn giản là gọi điện thoại vào số 115 miêu tả tình trạng bệnh đồng thời cung cấp ngắn gọn, chính xác bạn là ai, đang ở đâu. Cần thông báo tình hình hiện tại của bệnh nhân (tuổi, giới tính, tỉnh hay mê), để từ thông tin này, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể. Cần lắng nghe và làm đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong lúc chờ xe cấp cứu đến.

    Những điều cần làm trong khi chờ cấp cứu

    Với người bệnh hôn mê - không thở hoặc thở ngáp, cần gọi ngay 115, gọi thêm những người xung quanh đến giúp đỡ rồi lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi. Nếu chỉ có một người thì dùng hai bàn tay chồng lên nhau ép xuống giữa lồng ngực của người bệnh ít nhất 100 lần trong một phút. Cần thổi ngạt 2 lần qua miệng sau mỗi 30 lần ép lồng ngực. Nếu có thêm một người trợ giúp thì 2 người phối hợp nhịp nhàng liên tục.

    Với bệnh nhân bị chảy máu nhiều, dùng khăn, vải sạch ép chặt vết thương để cầm máu. Nếu vết thương ở tay, chân thì giơ tay chân có vết thương lên cao.

    Với người bị gãy xương, cần đặt bệnh nhân nằm cố định tại hiện trường. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống, cần hạn chế di chuyển cho đến khi cấp cứu đến. Nên cố định chỗ gãy bằng nẹp trước khi di chuyển.

    Với người bị điện giật, phải đảm bảo nguồn điện đã bị ngắt trước khi đến gần bệnh nhân.

    Trong tất cả mọi trường hợp, nếu nơi xảy ra tai nạn hoặc không thuận tiện khi gọi cấp cứu, cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Thận trọng trong lúc di chuyển người bệnh, chú ý cách đặt nạn nhân trên phương tiện di chuyển tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

    Thiên Chương

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những điều cần biết khi gọi cấp cứu

Share This Page