Sai lầm khi quá kiêng cữ chất béo

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jun 11, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 348)

    Cho rằng chất béo là nguyên nhân hàng đầu gây thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể… nên nhiều người hạn chế tối đa trong các bữa ăn. Song, việc thiếu hụt chất béo sẽ để lại những hệ lụy xấu cho sức khỏe.


    Làm nhân viên kinh doanh của một công ty sữa, chị Nguyễn Hương Thảo thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Lúc đầu nghĩ cường độ công việc quá cao nên chị chủ động giãn thời gian làm việc để nghỉ ngơi. Biện pháp đó không mấy hiệu quả, thậm chí nhiều lúc chị còn thấy bồn chồn, nóng ruột, tâm lý thất thường, đi khám thì không phát hiện bệnh.

    Nghĩ lại, chị Thảo thấy tình trạng này xuất hiện khoảng nửa năm trở lại đây, từ khi bắt đầu chiến dịch ăn kiêng giảm béo. Chia sẻ với bác sĩ dinh dưỡng, chị mới hay tình trạng mệt mỏi, tâm lý bất ổn là do cơ thể thiếu hụt chất béo. "Từ khi giảm cân, tôi hạn chế tối đa chất béo trong các bữa ăn, cứ cái gì dính đến mỡ là tránh xa vì sợ béo, ăn sữa chua, uống sữa cũng đều chọn loại tách bơ, không ngờ lại nguy hiểm như vậy", chị Thảo nói.

    Theo bác sĩ tư vấn, mỗi gam chất béo cung cấp 9Kcal, vì vậy thức ăn giàu năng lượng này là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Việc thiếu hụt cholesterol khiến cơ thể chị Thảo mệt mỏi, uể oải, giảm sức đề kháng và khả năng sáng tạo, làm việc. Ngoài ra, axit béo chưa bão hòa, omega 3 và omega 6 đóng vai trò chi phối đến tính cách và trạng thái tinh thần. Chính việc tìm cách "xóa sổ" chất béo khỏi bữa ăn đã khiến chị Thảo gặp phải những rắc rối về sức khỏe.

    "Bác sĩ nói nếu tôi cứ ăn uống kiểu này, cơ thể mất cân bằng chất béo có thể dẫn đến những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể", người phụ nữ này kể.

    [​IMG]
    Ăn vừa đủ chất béo giúp cơ thể khỏe mạnh. Ảnh minh họa.

    Cũng vì nghĩ chất béo là không tốt nên chị Mỹ Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) rất hạn chế cho cả nhà ăn. Trong một buổi tư vấn về dinh dưỡng ở trường mầm non của con, chị mới biết mình sai lầm. Khi trao đổi với bác sĩ về tình trạng cu Bin 4 tuổi thấp còi hơn bạn bè cùng tuổi mặc dù ăn tốt, ngủ đủ, chăm vận động, chị mới biết trẻ con thiếu hụt axit béo chưa no sẽ khó phát triển về chiều cao và cân nặng.

    Theo các nghiên cứu khoa học, việc thiếu hụt chất béo trong cơ thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như gây suy nhược cơ thể, mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt năng lượng, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư đường ruột và tuyến tiền liệt... Tuy nhiên, vì sợ béo và nguy cơ bệnh tim mạch từ việc dư thừa cholesterol nên hiện nay nhiều người Việt có xu hướng hạn chế tối đa dưỡng chất quan trọng này.

    Trao đổi với VnExpress.net, Phó giáo sư, bác sĩ Trần Đình Toán cho biết quan niệm trên là sai lầm. Ông cho hay chất béo có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Ngoài việc cung cấp năng lượng, dưỡng chất này còn là dung môi hòa tan các loại vitamin như A, D, E, K, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn những sinh tố này và tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Các axít béo cũng là thành phần chính cấu tạo nên tế bào thần kinh, màng tế bào và các mô trong cơ thể.

    Phó giáo sư Toán giải thích, lý do khiến nhiều người "sợ" chất béo bởi về cơ bản chất béo mà con người dung nạp hằng ngày có từ 2 nguồn chính là từ thực vật (dầu thực vật) và động vật (mỡ động vật). Hiện nay các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên hạn chế ăn các chất béo từ mỡ động vật và thay thế bằng các chất béo từ thực vật (dầu thực vật). Lý do, trong mỡ động vật chứa rất nhiều axit béo bão hòa và cholesterol xấu - nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch. Việc nạp chất béo với tỷ lệ đủ để tránh các nguy cơ mắc các bệnh do thiếu hoặc thừa chất béo là điều rất quan trọng, bởi nếu thiếu hoặc thừa chất béo cũng gây tổn hại đến chức năng của hệ tim mạch.

    Nếu không có đủ chất béo, cơ thể có thể mắc một số bệnh như giảm mô mỡ dự trữ, giảm cân, bị bệnh chàm da, rối loạn hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, do đó gián tiếp gây thiếu hụt những vitamin này. Trẻ em thiếu lipid, đặc biệt là các axit béo chưa no cần thiết, còn có thể bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng. Ngược lại, chế độ ăn có quá nhiều chất béo có thể dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, nguy cơ mắc một số loại ung thư như đại tràng, vú, tử cung và tiền liệt tuyến.

    [​IMG]
    Dầu ăn Neptune giúp người tiêu dùng đạt được tỷ lệ cân bằng 1:1:1 của các chất béo thiết yếu; có bổ sung dầu gạo giàu tinh chất Gamma Oryzanol - chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh gấp 4 lần vitamin E, ngăn ngừa quá trình lão hóa, phòng bệnh ung thư, tim mạch.

    Chuyên gia cho biết thêm, trong chất béo tồn tại 3 loại chất béo cơ bản là chất béo bão hòa (SFA), chất béo chưa bão hòa đơn (MUFA) và chất béo không chưa bão hòa đa (PUFA). Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), sức khỏe sẽ có lợi khi trong khẩu phần ăn, tỷ lệ các axit béo trên được tiêu thụ theo một tỷ lệ cân bằng, tối ưu là 1:1:1.

    Tại chuỗi hội thảo với chủ đề "Cân bằng dinh dưỡng - xu hướng chăm sóc sức khỏe thời đại mới" (diễn ra tại các tỉnh thành phía Bắc từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay), Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán cũng khuyến cáo không nên quá kiêng khem chất béo, mà cần bổ sung dưỡng chất này một cách vừa đủ qua các loại thực phẩm dinh dưỡng an toàn.

    Xuân Ngọc

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sai lầm khi quá kiêng cữ chất béo

Share This Page