Làm gì khi đối diện với sợ hãi?

Discussion in 'Tình yêu - Gia đình - Giới tính' started by Robot Siêu Nhân, Jun 8, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 449)

    Sợ hãi là chuyện rất bình thường, người can đảm không nhất thiết phải không biết sợ bất cứ thứ gì. Người can đảm hẳn phải là người từng chịu nhiều khổ đau, có điều họ luôn biết cách để vượt qua những sự giằng xé đó. Cuộc đời của mỗi anh hùng đều có dấu chân của nỗi sợ hãi, nhưng họ đã biết cách để đối diện với chúng; đã vượt qua, tiếp tục sống và cống hiến. Họ đã chiến thắng mà không hề run sợ trên con đường chinh chiến.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: News.

    Hãy xác định nguồn gốc nỗi sợ

    Đầu tiên, bạn cần làm rõ có phải nỗi sợ này là do bẩm sinh. Bạn đã được sinh ra với những nỗi sợ hãi này, hay phải trải qua một hoặc một chuỗi sự việc khiến bạn bắt đầu run sợ? Có thật là bạn đang sợ hay không, hay bạn chỉ đang tưởng tượng thế thôi? Bạn sẽ phải tự chất vấn mình tất cả những câu hỏi trên nếu muốn hiểu rõ căn cơ của nỗi sợ hãi đáng ghét này.

    Thông thường, qua thực tế cuộc sống, bạn sẽ xác định được nguồn gốc của nỗi sợ hãi. Bạn ý thức rõ ràng rằng đã từng có thời phổ thông không thể đúng diễn thuyết trước đám đông, và bạn cũng biết chắc lý do vì sao giờ đây mình liên tục bị căng thẳng khi phải thực hiện bất cứ một bài diễn văn nào.

    Trong một trường hợp khác, bạn đã từng bị người mình yêu từ chối, bị ám ảnh về tất cả các mối quan hệ. Kết quả tất yếu là bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập và thân thiết với bất kỳ người nào khác…

    Nếu bạn chưa nhận diện được nguyên nhân khiến mình run sợ, hãy suy nghĩ, hãy nói chuyện với bạn bè, người thân, hay bất kỳ ai có thể biết về nỗi sợ của bạn. Hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên vì người khác hiểu về bạn nhiều thế nào.

    Đây sẽ là một cuộc hành trình khá khó khăn, giống như việc bạn phải thừa nhận điều bạn luôn cố phủ nhận. Bạn sẽ phải trải nghiệm lại một sự việc nào đó làm bạn rất đau đớn. Sự việc đã làm bạn trở nên run sợ trước mọi thứ, nhưng dù gì đi nữa, đây là cách duy nhất để chữa lành vết thương cũ và tiếp tục sống một cuộc đời không còn những ám ảnh khổ đau.

    Đối mặt để vượt qua nỗi sợ

    Một khi đã xác định rõ nguồn gốc nỗi sợ hãi, bạn có thể sống với hiện tại một cách dễ dàng hơn. Bạn càng nhìn nhận nỗi sợ của bản thân một cách khách quan thì càng dễ thoát khỏi nỗi khổ đau mà chúng có thể mang lại, cũng như thoát khỏi quá khứ tràn đầy đau khổ.

    Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng việc nhận dạng và vượt qua nỗi sợ hãi sẽ mất nhiều thời gian. Bạn không thể chiến thắng trong ngày một ngày hai. Thông thường, trong cuộc sống, khi đối mặt với một nỗi lo sợ nào đó, con người thường có xu hướng quay lưng trốn tránh để giải toả tâm lý đang đè nặng trong lòng. Tìm một chốn bình an, nghĩ về những điều tốt đẹp khác, cố gắng quên đi thực tại. Đây được xem là những “liều thuốc an thần” thường được sử dụng.

    Đã là thuốc an thần, những giải pháp đó chỉ giúp ta tạm thời thoát ra khỏi nỗi sợ hãi mà thôi. Khi công dụng của thuốc qua đi, quay lại với thực tại, nỗi sợ vẫn tiếp tục xâm chiếm ta, chế ngự và ám ảnh tâm trí ta, những suy nghĩ của ta trong tương lai.

    Khi ta gặp thất bại, những niềm tin trong ta cũng thường có xu hướng sụp đổ theo. Ta không còn tin vào bản thân, không tin vào những giá trị trước kia mình tôn thờ và không tin vào giá trị của chính mình. Mất sự tự tin là mất mát tinh thần lớn nhất, từ đó ta chỉ nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân.

    Niềm tin trước đó bị lung lay khiến chúng ta lo lắng và không còn nhìn nhận sự việc xung quanh một cách sáng suốt nữa. Nỗi sợ hãi xuất hiện, khiến phản xạ của ta chậm hẳn lại và bản lĩnh vốn có lúc ấy dường như cũng tan biến đi đâu cả. Lúc ấy, nỗi sợ hãi xâm chiếm cả tâm trí, ta lập tức phụ thuộc vào nỗi lo sợ đó. Sống với cảm giác đó và để nỗi sợ đó điều khiển, chi phối hoạt động của bản thân.

    Khi công việc đang thuận lợi mà ta gặp phải sai lầm nghiêm trọng, dẫn tới kết quả kinh doanh giảm sút, mất uy tín với đồng nghiệp, bị cấp trên khiển trách, bị sa thải. Nếu bị nỗi lo lắng ám ảnh ta sẽ lập tức nghĩ: Mình thật tệ? Sao mình có thể làm như thế? Rồi mình sẽ ra sao? Đôi khi, ta lãng phí thời gian và sức lực vốn hữu hạn của mình bằng cách ngồi hàng giờ, hàng ngày có khi là hàng tuần dằn vặt về những sai lầm của mình. Ta mải mê phân tích quá khứ mà quên mất tạo dựng tương lai.

    Vì vậy, không có cách nào tốt hơn để vượt qua nỗi sợ hãi là đi xuyên qua nó. Ta không thể vượt qua khó khăn để đạt được ước mơ, hoài bão, mục tiêu của cuộc đời nếu không có bản lĩnh đối mặt và chấp nhận đi qua nỗi lo sợ, khó khăn và thử thách. Để đối mặt với những việc mà ta lo sợ phải làm thì trước tiên, phải có ham muốn được lo toan, gánh vác, bất chấp khó khăn. Không ai có thể giúp xua đi nỗi lo sợ trong tâm trí trừ chính bản thân mình.

    Bạn cần tạo cho mình sự tự tin vào bản thân khi bắt đầu thực hiện công việc mà trước đó bạn rất lo sợ khi đối mặt. Nếu ngay từ đầu, bạn đã suy nghĩ: Không thể làm được, khó quá không thể vượt qua... thì có nghĩa phần thất bại đã cầm chắc trong tay.
    Nhưng chỉ cần tự nhủ: Ta sẽ làm được và cố hết sức cho việc đó thì khả năng tiến gần đến thành công chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Không chỉ cần tự tin mà còn cần phải có lòng dũng cảm để đối diện với nỗi lo sợ tiềm tàng trong tâm thức. Khi dám đứng lên nói trước đám đông cũng có nghĩa là bạn đã vượt qua được nỗi lo sợ của bản thân.

    Dù lần phát biểu đó có khiến bạn hồi hộp, giọng nói bị run nhưng vấn đề quan trọng nhất khi đó không phải là sự thành công của buổi thuyết trình, mà quan trọng hơn là ta đã chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình. Và đương nhiên, từ chỗ không dám phát biểu trước đám đông, bạn sẽ có kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng ấy sẽ ngày càng hoàn thiện qua thời gian và sự rèn luyện của bản thân.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Làm gì khi đối diện với sợ hãi?

Share This Page