3G và bước tiếp theo của mạng di động

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 7, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 376)

    1G đã xa, 2G đang chuyển, 3G dần phổ biến, tiếp đến 4G, 5G... Các thế hệ mạng thông tin di động nối tiếp nhau phát triển trên nền các công nghệ truyền thông không dây liên tục đổi mới, đáp ứng nhu cầu tương tác, làm việc, giải trí di động ngày càng cao của người dùng.

    [​IMG]
    Mạng di động thế hệ thứ nhất (1G)
    Được thương mại hóa vào đầu những năm 1980, sử dụng kỹ thuật tương tự (analog), chỉ phục vụ cho đàm thoại. Điện thoại di động thời này thô kệch, nặng nề xứng với cách gọi “cục gạch”, giá máy đắt, cước cuộc gọi cao. Dù vậy, 1G đã tạo ra cuộc cách mạng di động, cho phép người dùng đàm thoại mọi nơi, kể cả khi đang ngồi trên ô tô lao nhanh. Các hệ thống 1G sử dụng phương pháp đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA - Frequency Division Multiple Access), có nhược điểm là dễ xảy ra nghẽn mạch, bởi lượng kênh truyền của hệ thống nhiều khi không đủ đáp ứng số cuộc gọi của người dùng tại cùng một thời điểm.

    Mạng di động thế hệ thứ 2 (2G)

    Xuất hiện đầu những năm 1990, đã chuyển qua công nghệ kỹ thuật số, có thêm khả năng truyền tin nhắn và dữ liệu. Các cuộc gọi của người dùng được số hóa, nén lại rồi mới truyền đi, giúp tăng lưu lượng truyền và an toàn hơn, không còn bị nghe lén dễ dàng như thời 1G. Mạng thông tin di động 2G cho phép sử dụng điện thoại truy cập Internet nhưng với băng thông hẹp, tốc độ chậm, kiểu như kết nối quay số (dial-up), và không thể kết hợp đồng thời với đàm thoại. 2G sử dụng phương pháp chuyển mạch theo kênh (circuit switching), phân ra 2 loại chính, dựa trên nền kỹ thuật đa truy cập (nhiều người dùng): phân chia theo thời gian TDMA (Time Division Multiple Access) và phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple Access) kết hợp với phương thức FDMA (tuy nhiên do hạn chế như đã nói nên phương thức FDMA ít được dùng).

    [​IMG]
    G là chữ viết tắt của “Generation” – “Thế hệ”.
    3G (Third-generation Technology) – Công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ ba.

    Về mặt kỹ thuật, TDMA chia nhỏ kênh, rồi phân bổ thời gian sử dụng kênh cho từng cuộc gọi, cho phép nhiều người dùng chung trên một kênh vẫn đảm bảo chất lượng. Đối với CDMA, tín hiệu của mỗi người dùng sẽ được cấp một mã ngẫu nhiên duy nhất và truyền đi theo nguyên lý trải phổ trên toàn bộ dải tần được phép. Thiết bị thu sẽ căn cứ vào mã để phục hồi tín hiệu truyền. Nhờ vậy nhiều cuộc gọi có thể đồng thời chuyển trên cùng kênh, đem lại tốc độ truyền tải cao hơn. CDMA còn có nhiều ưu điểm như công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, kéo dài thời lượng sử dụng pin cho thiết bị; dễ dàng mở rộng dung lượng mạng và chi phí thấp hơn so với GSM... Tuy vậy, CDMA gặp nhiều khó khăn để phát triển do có ít nhà sản xuất điện thoại di động hệ CDMA (chủ yếu chỉ ở Nhật, Mỹ và Hàn Quốc) nên người dùng quá ít lựa chọn so với chuẩn GSM; mạng CDMA chưa phổ biến trên thế giới, vùng phủ sóng còn hẹp nên hạn chế khả năng chuyển vùng quốc tế; thiết bị CDMA thường không dùng SIM gây phiền phức cho thuê bao khi đổi điện thoại, vì phải đăng ký lại với nhà mạng...
    [​IMG]
    Số phận các mạng CDMA tại Việt Nam đã được định đoạt. EVN Telecom được chuyển giao cho Viettel, S-Fone coi như đã đóng cửa, còn HT Mobile đã chuyển sang công nghệ GSM.
    Các công nghệ di động chính được triển khai trên nền tảng TDMA là GSM và IS-136 (hay D-AMPS), trong đó mạng di động GSM (The Global System for Mobile Communications – Hệ thống thông tin di động toàn cầu) phổ biến trên toàn thế giới nhờ lợi thế sử dụng thẻ SIM (Subscriber Identity Module) rời, trên đó chứa số điện thoại và thông tin tài khoản thuê bao, tiện cho người dùng thay SIM, đổi mạng, và thay điện thoại khỏi cần đăng ký lại. Các mạng GSM có thể roaming với nhau cho phép điện thoại chuẩn GSM dùng được khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, nhà điều hành mạng GSM dễ dàng triển khai thiết bị của nhiều hãng.
    Mạng di động 2.5G là cách gọi mang tính quảng bá cho công nghệ chuyển mạch gói GPRS (General Packet Radio Services) được triển khai trên mạng GSM, dựa vào giao thức IP (Internet Protocol), cho phép triển khai nhiều dịch vụ gia tăng như duyệt web, truy cập email, tải video, nhạc... Công nghệ di động tiếp theo của mạng GSM là EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution) đưa tốc độ lên đến 384 Kbit/s (đứng yên) và 144 Kbit/s (di chuyển nhanh). EDGE còn gọi là Enhanced GPRS, được xem như là công nghệ 2.75G, đã gần đạt đến chất lượng các dịch vụ cơ bản của 3G.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - 3G và bước tiếp theo của mạng di động

Share This Page