“Ivy Bridge” đối đầu “Trinity”

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 4, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 385)

    ARM – không thể xem thường!

    Nhu cầu ngày càng tăng về thiết bị phục vụ môi trường di động và giải trí đã tạo điều kiện cho một nhóm sản phẩm mới ra đời và bùng nổ nhanh chóng trong năm 2012: điện thoại thông minh và máy tính bảng. Chính nhờ điều này, ARM đã trở thành điểm nóng với các thiết kế bộ xử lí di động tiết kiệm điện và hiệu năng tốt.

    Dù ra đời từ thập niên 80 của thế kỉ trước, phải tới vài năm trở lại đây, cái tên ARM mới thực sự gây nhiều sóng gió đối với thị trường sản xuất chip bán dẫn. Tuy nhiên, một thực tế là phần lớn người dùng không trực tiếp biết đến ARM nhưng lại sử dụng các thiết bị số với chip nhóm này rất thường xuyên. Câu hỏi đặt ra là tại sao ARM lại có sức mạnh lớn đến vậy trong khi nó lại khá … bí ẩn đối với người dùng cuối?

    Điều bí ẩn thú vị và cũng là sức mạnh của ARM nằm ở chỗ hãng không trực tiếp bán chip di động thành phẩm mà chủ yếu cung cấp bản quyền sử dụng dưới hai dạng chính: bản quyền sử dụng thông thường và bản quyền sử dụng kiến trúc. Trong đó, nhóm thứ nhất bao gồm những hãng như AMD, Alcatel-Lucent, Apple , Atmel, Broadcom, Cirrus Logic, DEC, Ember, Energy Micro, Freescale, Fujitsu, Huawei, Intel, LG, Marvell, Microsoft, NEC, Nintendo, Nuvoton, Nvidia, NXP (trước đây là Philips Semiconductor), Panasonic, Qualcomm, Renesas, RIM, Samsung, Sharp, Sony, ST-Ericsson, STMicroelectronics, Texas Instruments, Toshiba, Yamaha… Các công ty này có thể tận dụng những thiết kế lõi xử lý của chính ARM đưa ra thị trường như ARM7, ARM9, ARM11, Cortex-A8, Cortex-A9, Cortex-A15 … để tích hợp vào hệ thống trên chip của riêng mình. Như thế, họ có thể thoải mái tuỳ biến số lõi, bổ sung những thành phần riêng theo nhu cầu của mình như RAM, ROM, đồ hoạ 3D cao cấp, khối quản lý sóng viễn thông, bộ xử lý nội dung HD, xử lý hình ảnh chụp… Một số ví dụ có thể điểm qua như Nvidia Tegra 1/2/3, ST-Ericsson Nova, Texas Instruments OMAP products, Samsung Hummingbird / Exynos, Apple's A4 / A5 / A5X, Freescale i.MX…

    Nhóm thứ hai sở hữu bản quyền sử dụng ở cấp kiến trúc ARM cho phép nhà sản xuất tự thiết kế mới hoàn toàn các dòng sản phẩm chip của riêng mình sử dụng các tập lệnh ARM. Một số sản phẩm nhóm này thực tế đã có vị thế rất cao trên thị trường trong năm qua như Apple A6 (có mặt trong iPhone 5), AppliedMicro X-Gene, Qualcomm Snapdragon / Krait (đình đám với các dòng sản phẩm Android), DEC StrongARM, Marvell (Intel) XScale, Nvidia Denver (đang phát triển)… Sự linh hoạt trong chính sách của ARM đã cho phép các công nghệ của hãng được ứng dụng ở hầu như mọi thiết bị di động trên thị trường. Các hệ thống SoC nhân ARM là “trái tim” của các hệ thống từ đỉnh cao như iPhone, iPad, Galaxy Tab cho tới những chiếc điện thoại Android “ngon, bổ, rẻ” khác.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - “Ivy Bridge” đối đầu “Trinity”

Share This Page