Apple Fusion Drive: “Món mới” cho Mac

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 4, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 428)

    Mac Mini và iMac mới nhất - có mặt vào cuối năm 2012 - sẽ được Apple trang bị lưu trữ SSD mang công nghệ mới: Fusion Drive.


    Đây có thể xem là một trong những bước đi quan trọng của Apple trong sân chơi lưu trữ thể rắn SSD vốn đang sôi động. Vậy Fusion Drive là gì? và liệu công nghệ này có đủ mạnh để xứng danh với sản phẩm “họ Apple” hay không?

    [​IMG]
    Fusion Drive - tăng tốc cho lưu trữ “lai”, không hạn chế dung lượng
    Về lý thuyết, Fusion Drive là một ổ đĩa “lai” kết hợp cả SSD và đĩa cứng truyền thống HDD trên máy Mac nhằm tận dụng ưu thế của cả hai dòng lưu trữ này. Trong bối cảnh SSD dung lượng cao còn khá đắt, đây là hướng đi hợp lý nhằm tận dụng ưu thế tốc độ của ổ SSD trong khi vẫn có mức lưu trữ đủ dùng với HDD cho nhu cầu chung. Thực ra, giải pháp “lai” này không phải là mới. Seagate có ổ Momentus XT sử dụng bộ nhớ Flash đệm dữ liệu ngay trên bo mạch của ổ HDD. Tuy nhiên lượng bộ nhớ Flash này khá nhỏ chỉ từ 4 - 8GB. Intel đã triển khai là việc đưa ra tính năng đệm dữ liệu bằng chính các loại ổ SSD hiện tại (công nghệ SRT – Smart Response Technology) có trong chipset Z68. Công nghệ này cho phép người dùng sử dụng một ổ SSD (dung lượng tối đa 64GB) trong vai trò bộ đệm dữ liệu cho ổ cứng HDD dung lượng lớn hơn. Bản thân chipset Z68 đã hiện diện trong các hệ thống iMac từ sớm (đầu tiên trên thị trường) nhưng tính năng này không được kích hoạt và người dùng chỉ có thể sử dụng trên các hệ thống máy tính cá nhân Windows về sau này.
    Giờ đây khi Apple hé lộ mẫu Mac Mini phiên bản mới nhất, công nghệ lưu trữ “lai” kết hợp dạng này mới thực sự hiện diện đối với người dùng Mac. Bản thân nhà sản xuất này đã phát triển công nghệ Fusion Drive của riêng với công cụ quản lý phân vùng mang tên CoreStorage và tạo ra nhiều đặc điểm riêng ưu việt hơn so với các giải pháp SSD Caching khác (kể cả các giải pháp “mềm” kiểu như Dataplex). Ở góc độ tổng thể, CoreStorage cho phép tạo nên một nền tảng quản lý ổ đĩa trung gian giữa hệ điều hành và phần cứng thực sự giúp hệ điều hành linh hoạt hơn trong việc sử dụng hệ thống lưu trữ. Như thế, thay vì cho phép hệ điều hành trực tiếp quản lý phân vùng cũng như ổ đĩa, CoreStorage sẽ tối ưu các ổ vật lý này vào nhóm ổ logic và từ đó bổ sung thêm các tính năng mới ở cấp quản lý thấp (dưới mức hệ điều hành) Low Level – điển hình như khả năng mã hóa dữ liệu toàn bộ ổ đĩa (được giới thiệu cùng với công cụ FileVault 2 trong Mac OS X Lion) hoặc “ghép” nhiều phân vùng trên các ổ đĩa vật lý thành một phân vùng ổ logic duy nhất trong hệ điều hành (Volume Spanning). Apple cũng ghép đôi SSD và đĩa cứng HDD theo cách này trong Fusion Drive để Mac OS X và người dùng có thể “nhìn” thấy 1 ổ đĩa lưu trữ duy nhất – tiện dụng và đơn giản hơn cho việc quản lý.

    "Apple ghép đôi SSD và HDD trong Fusion Drive để Mac OS X và người dùng có thể “nhìn” thấy 1 ổ đĩa lưu trữ duy nhất – tiện dụng và đơn giản hơn cho việc quản lý."[​IMG]

    So với giải pháp của Intel, Fusion Drive có ưu thế khi không bị giới hạn về kích thước cũng như phần cứng. Bản thân Apple cũng đã triển khai SSD 120GB trong các máy Mac Mini mới của họ song song với ổ HDD 1TB - 3TB tùy theo yêu cầu. 120GB dung lượng lưu trữ là vừa đủ với nhu cầu chung, tuy nhiên người dùng cao cấp có thể sẽ muốn sử dụng ổ 200GB hoặc cao hơn – điều mà SRT của Intel chưa cho phép. Ngoài ra, Fusion Drive cũng có thể sử dụng bất cứ loại SSD nào để tạo thành các hệ thống lưu trữ “lai” như đã đề cập. Theo Apple, hiệu năng của hệ thống lưu trữ này sẽ rất “gần” với ổ SSD tiêu chuẩn và nhanh hơn đáng kể so với các loại ổ cứng truyền thống từ trước tới nay. Lý do chính nằm ở chỗ sẽ chỉ có khoảng 4GB bộ nhớ SSD được sử dụng làm bộ đệm dữ liệu và ghi mới thông tin. Trong khi đó, phần lớn dung lượng còn lại sẽ được sử dụng như khu vực lưu dữ liệu để chuyển các nội dung thường xuyên được truy cập từ ổ cứng HDD sang. Điều đó khiến cho chúng sẽ đạt tốc độ truy xuất của SSD chứ không hề bị suy giảm do chia sẻ không gian lưu trữ với ổ cứng HDD.

    Ngoài cơ chế quản lý tốt hơn, một ưu thế khác đáng chú ý là việc mở rộng phân vùng trong Fusion Drive sẽ được thừa hưởng mức ưu tiên của thiết bị chính trong nhóm ổ logic CoreStorage. Nói đơn giản, khi SSD và ổ cứng từ truyền thống được kết hợp với nhau trong Fusion Drive, nếu SSD được thiết lập để trở thành phân vùng chính, hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng nó để lưu trữ dữ liệu thường xuyên truy cập một cách tự động. Vì thế các tập tin dùng trong CoreStorage nhiều (hệ điều hành, ứng dụng, tập tin hệ thống…) sẽ được ưu tiên chuyển qua ổ này trong khi những thứ “ít quan trọng hơn” sẽ được lưu bên ổ HDD (người dùng có thể chuyển đổi dữ liệu qua lại theo ý muốn). Dĩ nhiên, tương tự như mọi sản phẩm Apple khác, Fusion Drive có ưu thế “Just Works” – gần như không cần yêu cầu phức tạp mà phần lớn việc thiết lập sẽ hoàn toàn tự động. Điều đó tránh cho người dùng khỏi các thao tác mang tính kĩ thuật cao và rắc rối. Theo nhà sản xuất, ngay như quy trình chuyển dữ liệu cũng sẽ diễn ra hoàn toàn tự động và dữ liệu sẽ không bị xóa trên ổ cũ trước khi việc sao chép hoàn tất, tránh được rủi ro ngay cả khi người dùng tắt điện nguồn của máy Mac. Như thế, bằng việc dùng CoreStorage để kết hợp ổ SSD với đĩa cứng từ truyền thống HDD, người dùng sẽ có được hệ thống lưu trữ “lai” tối ưu – thứ mà Apple gọi là Fusion Drive.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Apple Fusion Drive: “Món mới” cho Mac

Share This Page