Cảnh báo bệnh xương khớp khi chuyển mùa

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, May 29, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 280)

    Bước vào mùa mưa Nam Bộ, anh Nguyễn Thanh Hưng, giáo viên tại quận 7, TP HCM, thường bị hành hạ bởi các cơn đau nhức từ đầu gối đến khớp cổ chân, ngón chân. Nhiều hôm cơn đau dai dẳng khiến anh đứng lớp không yên.


    “Khổ sở nhất là những khi trời đang nắng bỗng nhiên mưa, không khí lạnh, ẩm ướt đột ngột khiến hai đầu gối của tôi sưng lên, đau nhức như có ai đâm chích…”, anh Hưng than thở.

    Chị Trần Thị Thanh Bình, nhân viên văn phòng tại quận 5, TP HCM, lại bị đau nhiều ở khớp ngón tay, cổ tay. Chị Bình kể hai tay chị vẫn hay bị đau dai dẳng quanh năm, nhưng dữ dội nhất là thời điểm giao mùa hoặc thời tiết lạnh, ẩm. Làm công việc liên quan đến nhập liệu, chị Bình lo ngại: “Tôi phải thường xuyên đánh máy vi tính mà hai tay cứ đơ cứng, đau nhức thế này thì đáng sợ quá”.

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hồng, Phó trưởng Khoa khớp Bệnh viện Bạch Mai, đau khớp liên quan đến thời tiết thường thấy ở bệnh nhân thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong đó, các khớp bị đau phổ biến nhất là hông, đầu gối, khuỷu tay, vai và tay.

    [​IMG]
    Bệnh nhân thoái hóa khớp nặng phải tiến hành phẫu thuật thay khớp nhân tạo với chi phí khá lớn.

    “Đáng lo ngại là bệnh thoái hóa khớp đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa", tiến sĩ Hồng nhấn mạnh. Theo bà, thông thường bệnh xuất hiện ở người trung niên 45-50 tuổi và phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người bị thoái hóa khớp khi mới chỉ 35 tuổi, thậm chí còn trẻ hơn.

    Thống kê ở Bệnh viện Bạch Mai cho thấy khoảng 10,4% số bệnh nhân đến khám và điều trị vì thoái hóa khớp. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, năm 2012 có khoảng 70.000 lượt người bệnh xương khớp đến khám và điều trị, đông nhất trong các chuyên khoa.

    Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) cho biết, tại bệnh viện tỷ lệ người trẻ mắc thoái hóa khớp tăng khoảng 20% so với trước, chủ yếu là giới văn phòng và người phải hoạt động thể lực quá mức. Người bệnh đến khám quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào những thời điểm chuyển mùa.

    “Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn khớp hư tổn do có sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn. Điều này dẫn tới những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây nên phản ứng viêm thứ phát”, tiến sĩ Hồng giải thích nguyên nhân.

    Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Mỹ cho thấy, độ ẩm cao kết hợp với áp suất khí quyển thấp làm gia tăng những cơn đau và làm sưng khớp. Bên cạnh đó, nhiệt độ thay đổi có thể làm tăng sự đơ cứng của khớp. Tiến sĩ Parvizi, Giám đốc Nghiên cứu lâm sàng tại Viện Rothman (Đại học Jefferson, Philadelphia, Mỹ) phát hiện ra rằng, khi áp lực không khí thay đổi, áp lực trong các khớp xương cũng thay đổi theo. Những người bị đau khớp vì thế thường cảm nhận được sự thay đổi thời tiết trước khi nó xảy ra vì họ có lớp sụn đệm tại khớp ít hơn bình thường.

    [​IMG]

    JEX (chứa UC-II) giúp tái tạo và phục hồi mô sụn khi sụn khớp hư tổn.


    Các tế bào sụn khớp ở người có tuổi tổng hợp rất ít protein và collagen. Điều này làm suy giảm độ bền cũng như khả năng tái tạo của sụn khớp. Khi tế bào sụn già không khôi phục lại được một cách nhanh chóng, các vết nứt sẽ xuất hiện ở vùng đáy sụn, thương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp. Thêm vào đó, các sợi collagen type II trong sụn khớp trở nên mảnh, nhỏ hơn, lỏng lẻo và xoắn vặn gây thoái hóa chất nền sụn khớp.

    Sụn khớp bị phá vỡ, gân và dây chằng căng ra, xương chà xát với nhau gây nên những cơn đau nhức và giảm chức năng vận động. Các triệu chứng xảy ra từng đợt nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị, về lâu dài sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. “Ở trường hợp thoái hóa khớp nặng, các đầu xương lồi ra chạm vào nhau, có khi chèn ép dây thần kinh và có thể gặp nguy cơ tàn phế suốt đời”, tiến sĩ Hồng cảnh báo.

    Theo bác sĩ Nam Anh, thoái hóa khớp hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Bệnh đang có xu hướng tăng ở người làm việc lâu với máy tính, khiến cổ và gáy mỏi cứng, không linh hoạt, có lúc đau lưng, vai, hay tê dại nửa người. “Rất nhiều người tìm đến khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện trong tình trạng bệnh đã quá nghiêm trọng, thậm chí không còn khả năng điều trị được, buộc phải tiến hành thay khớp”, bác sĩ Nam Anh nói.

    Để phòng ngừa thoái hóa khớp, tiến sĩ Hồng khuyên cần chăm sóc sụn khớp trước khi quá muộn. Ngay khi còn trẻ nên tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống, uống nhiều nước, giảm muối, đường, mỡ, tăng protid, calci và vitamin có trong rau xanh, trái cây…

    Người bệnh phải là người đầu tiên cần chú ý phát hiện bệnh sớm. Các biểu hiện sớm của bệnh xương khớp là đau ở bất kỳ vị trí nào của bộ máy vận động, dù cho đó là cơ, xương hay khớp và hạn chế vận động, kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ. “Không nên vội vã dùng thuốc giảm đau tức thời, bởi thuốc giảm đau chỉ chữa phần ngọn và để lại những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt ở gan, thận, bao tử, tim mạch...”, bác sĩ Nam Anh khuyến cáo.

    Theo đó, con người cần tiếp sức cho cơ thể bằng cách bổ sung các dưỡng chất sinh học như UC-II (collagen type II không biến tính) có trong JEX với tác dụng nuôi dưỡng sụn, tái tạo những hư hỏng trong ổ sụn, từ đó cải thiện chức năng khớp. Nghiên cứu của tác giả Crowley được tiến hành ở London, Canada cho thấy, chất UC-II có tác dụng cao gấp đôi glucosamine và chondroitine sulfate trong cải thiện tình trạng đau, cứng khớp và khó vận động, giúp bệnh nhân sinh hoạt dễ dàng hơn sau 30, 60 và 90 ngày sử dụng. UC-II cũng được nghiên cứu trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp và cho thấy hiệu quả, an toàn khi sử dụng dài lâu.

    Thu Ngân

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Cảnh báo bệnh xương khớp khi chuyển mùa

Share This Page