Tại sao cá mập trắng tấn công đầu thợ lặn?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 12, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 141)

    Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ghi nhận cá mập trắng tấn công vùng đầu và vai thợ lặn trong khi trước đó họ chưa từng nghe nhắc đến.


    [​IMG]

    Cá mập trắng hiếm khi tấn công người. Ảnh: iStock


    Ngư dân Manuel Nieblas López bị con cá mập trắng dài 5,8 m trong khi lặn mò ax tripe, loài động vật thân mềm giống sò điệp, ở vịnh Tobari ngoài khơi Mexico hôm 5/1. Ở thời điểm vụ tấn công xảy ra, López đang thu thập sò ở độ sâu 11-18 m, sử dụng thiết bị cung cấp dưỡng khí nối với nguồn khí nén trên thuyền. Hai ngư dân khác ở trên thuyền hỗ trợ chứng kiến con cá mập cắn vùng đầu và vai của nạn nhân.

    Cá mập hiếm khi cắn người. Khi làm vậy, chúng thường ngoạm chân hoặc phần thân do nhầm nạn nhân với con mồi như hải cẩu, và nhả người bị cắn sau khi nhận ra sai lầm. Nhưng cá mập cắn vào đầu và vai người vô cùng hiếm thấy, đến mức Greg Skomal, nhà sinh vật học hải dương ở Đại học Boston, người chỉ đạo chương trình cá mập ở Cơ quan ngư nghiệp Massachusetts, chưa bao giờ nghe tới.

    Giống như phần lớn các vụ cá mập tấn công, nguyên nhân chính khiến cá mập tấn công López nhiều khả năng là nhầm lẫn nhận dạng. Nếu cá mập bị kích động và đói mồi, chúng ra quyết định vội vã và cắn những gì chúng cho là con mồi tiềm năng, theo Gavin Naylor, nhà sinh vật học hải dương ở Đại học Florida, người điều hành chương trình International Shark Attack Files (ISAF) ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida.

    Cá mập không có tầm nhìn tốt nên khó phân biệt giữa con người và con mồi. Vì vậy, khoảng 605 số vụ cá mập tấn công mà ISAF ghi nhận xảy ra ở vùng nước đục với tầm nhìn kém. Theo Sun, López có thể tránh được vụ tấn công nếu mặc đồ bơi sáng màu, giúp ông trở nên khác biệt với hải cẩu. Đó cũng là điều nhà chức trách địa phương khuyến cáo. Nhưng các chuyên gia chưa xác nhận tính hiệu quả của biện pháp này do không có số liệu thống kê rõ ràng.

    Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt của thợ lặn nhiều khả năng đóng vai trò khiến con cá mập tưởng nhầm nạn nhân là mồi săn. Mùi của sò tập trung quanh thợ lặn có thể thu hút cá mập tới khu vực. "Bất cứ khi nào có người đánh bắt dù là cá hay động vật không xương sống như sò hay tôm hùm, cá mập đều bị thu hút bởi mùi trong nước và rung động khi con vật vùng vẫy. Cũng có thể tư thế của người thợ lặn ở đáy biển trông giống sư tử biển đang tìm thức ăn", Skomal suy đoán.

    Tư thế của López ở đáy biển có thể giải thích tại sao cá mập tấn công vào đầu và vai ông. Đó là những bộ phận dễ tiếp cận nhất trong giải phẫu người, theo Naylor. Hầu hết thợ mò sò đi dọc đáy biển, vì vậy cá mập không thể tiếp cận nạn nhân từ bên dưới. Bơi tới gần từ bên cạnh cũng khiến cá mập dễ bị con mồi tấn công ngược. Có thể con cá mập chủ định tấn công phần đầu để nhanh chóng hạ gục con mồi.

    Tuy nhiên, rất khó nói chính xác điều gì xảy ra trong trường hợp này. Các chuyên gia nhấn mạnh rất khó nhận biết động lực của con cá mập nếu không có thông tin chi tiết về tình huống trước vụ tấn công. Những ngư dân như López đã được khuyến cáo tránh đánh bắt cá trong vùng do hoạt động cá mập gia tăng trong tháng 12 và tháng 1, khi cá mập mang thai tiến vào khu vực.

    An Khang (Theo Live Science)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Tại sao cá mập trắng tấn công đầu thợ lặn?

Share This Page