Lướt qua những dấu mốc lịch sử của cố Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by Robot Siêu Nhân, May 2, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 493)

    Dù có nhiều ý kiến ủng hộ hay đối lập thì chúng ta cũng phải khẳng định rằng Margaret Thatcher, nữ cố thủ tướng Anh từ năm 1975-1990 là một trong những chính khách quan trọng nhất của thời kì hiện đại. Khi bà rời nhiệm sở năm 1990, bà đã để lại cho người kế nhiệm một nước Anh có thể nói là khác biệt rất lớn so với thời điểm bà mới bước chân vào chiếc ghế Thủ tướng dù ở khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Nhân sự ra đi của bà ngày 8/4 vừa qua, bài viết sẽ điểm lại những sự kiện tiêu biểu nhất trong sự nghiệp chính trị của “bà đầm thép” nước Anh.

    Nữ Thủ tướng Anh đầu tiên


    [​IMG]


    Khi Thatcher lên nắm quyền, nước Anh thời kì đó đang là một “con bệnh” của Châu Âu. Nhiệm kỳ của bà nổi bật với những quyết định dứt khoát để kéo nước Anh ra khỏi vũng lầy suy thoái, hạn chế can thiệp của chính quyền lên nền tài chính, thắt chặt quan hệ với đồng minh chiến lược Hoa Kỳ, và nỗ lực ngoại giao dẫn tới kết thúc chiến tranh lạnh, góp phần dỡ bỏ bóng ma hủy diệt hạt nhân. Nhưng nhiều người đã quên mất việc một mình bà đơn độc lên nắm giữ chức Thủ tướng Anh là một “chiến công” phá vỡ kỉ lục: Lần đầu tiên trong lịch sử, một người phụ nữ được bầu ra để lãnh đạo cường quốc phương Tây. Đối với chúng ta bây giờ thì đó là điều hết sức bình thường nhưng đặt trong bối cảnh nền văn hóa Sô-vanh của Anh năm 1970 thì đó sự thực là một cú đá chí mạng. Bà đã mở đường cho sự thành công cho chiến dịch của những nữ lãnh đạo phương Tây sau này như thủ tướng Julia Gillard của Australia, Angela Merkel của Đức và ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

    Đàm phán với IRA


    [​IMG]


    Trong khi người kế nhiệm nam giới là Thủ tướng Anh Tony Blair thất bại trong việc duy trì hòa bình lâu dài với các lực lượng chống đối ở Ireland, thì Thatcher với triết lý ngoại giao theo khuynh hướng cứng rắn đã tìm được giải pháp đối với bất ổn ở Ireland. Sau khi bắt giam những người của tổ chức Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA), một tổ chức vũ trang phi pháp đòi tách Ailen ra khỏi Vương quốc Anh đã tuyệt thực đòi được công nhận là tù chính trị. Tuy nhiên Thatcher không nhượng bộ khiến hàng chục tù nhân chết, trong đó có Bobby Sands một thành viên IRA cộm cán chết sau 66 ngày tuyệt thực, trở thành người hùng của Bắc Ireland. Sự kiện này cùng với biểu tình của công nhân mỏ là di sản gây chia rẽ nhiều nhất chính phú của Thatcher. Số thì ủng hộ thái độ cứng rắn không thể nhượng bộ với khủng bố, số khác thì cho rằng quyết định mềm dẻo hơn có thể là giải pháp để kết thúc xung đột.

    Vụ đánh bom khách sạn Brighton


    [​IMG]


    Ba năm sau vụ Sands chết trong tù, IRA đã phản kháng lại khi lên kế hoạch đánh bom khách sạn Brighton , địa điểm tổ chức Đại hội Đảng Bảo Thủ. May mắn thay, khi quả bom phát nổ bà đang ở trong phòng khác để chuẩn bị cho buổi họp báo nên Thatcher đã thoát chết. Có năm người bị thiệt mạng trong vụ đánh bom trong đó có một lãnh đạo đảng Bảo Thủ. Nhưng chính sự kiện này lại khẳng định hơn nữa tính cách ‘thép” trong sự nghiệp chính trị của bà: ngay sau đó Thatcher tuyên bố hội nghị vẫn khai mạc đúng giờ vào ngày hôm sau, và bà đã có một bài diễn văn khai mạc được đánh giá là xuất sắc nhất của mình. Quyết định này của Thatcher đã dấy lên sự ủng hộ rộng khắp trên chính trường. Trong khi đó lực lượng IRA đưa ra một thông cáo mang tính cay đắng: “Ngày hôm nay chúng tôi đã không gặp may, nhưng họ nên nhớ chúng tôi chỉ cần gặp may một lần. Vì thế, họ sẽ cần may mắn luôn ở bên”.

    Cuộc chiến Falkland


    [​IMG]


    Gần thời điểm kết thúc nhiệm kì đầu tiên, khi những thông tin tình báo cho hay Argentia đã chiếm đóng thành công quần đảo Falkland lãnh thổ thuộc địa của Anh, bà đã đưa ra một quyết định nhanh chóng là gửi ngay một lực lượng hải quân tới tái chiếm quần đảo này. Không giống như những lý luận và thông cáo phản đối liên tiếp đưa ra trong những tranh cãi về lãnh thổ như ngày nay, vụ can thiệp của Anh lên Falklandss thực sự là một “thương vụ”. Sau 74 ngày giao tranh, đã có gần một ngàn người chết và rất nhiều thương vong, thì Thatcher lại nhận được làn sóng ủng hộ rất lớn từ dư luận khi họ chứng kiến một chính phủ Anh rất ái quốc và kiên quyết. Tuy nhiên ngày nay, khi xem xét lại cuộc chiến quần đảo Falklands có rất nhiều quan điểm đối lập. Họ xem đó là một hành động dữ dằn không cần thiết và mang tính chính trị nhiều hơn là vì chủ quyền quốc gia. Cuộc chiến Falkland cho tới nay vẫn là một trong những sự kiện gây tranh cãi nhất trong thời kì đó.

    “Kẻ cướp sữa”


    [​IMG]


    Dù cho sự kiện này diễn ra lúc bà còn giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học, nhưng nhắc tới bà mà không nhắc tới sữa thì quả là một thiếu sót lớn. Từ những năm phục hồi sau thế chiến 2, chính phủ Anh đã duy trì chương trình cung cấp sữa miễn phí cho học sinh lứa tuổi từ 7-15 trên các trường học trên toàn quốc. Nhưng khi chính sách tiền tệ thắt chặt được thực thi khi đảng Bảo thủ nắm quyền năm 1970. Với cương vị là Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học khi ấy, dù không đông ý nhưng dưới sức ép của các bộ trưởng khác bà đã kí quyết định ngưng lại chương trình cấp sữa miễn phí. Chính vì sự kiện này mà công luận đã phẫn nộ và đặt cho bà biệt danh: “Margaret Thatcher, Kẻ cướp sữa”.

    Cải cách tư nhân hóa


    [​IMG]


    Di sản lớn nhất mà bà đầm thép nước Anh để lại chính là chủ nghĩa Thatcher mà ở đó là sự đề cao sự tự do hóa cá nhân và chủ trương tư nhân hóa và giảm bớt sự chi phối của nhà nước lên nền kinh tế. Việc bà tiến hành tư nhân hóa nền kinh tế đã có tác động toàn diện đến nền kinh tế Anh bấy giờ và cả sau này nữa. Cùng quan điểm như Tổng thống Mỹ thời đó là Reegan, Thatcher ủng hộ một thị trường tự do vì theo bà tư nhân hóa sẽ giúp các tập đoàn lớn hoạt động hiệu quả hơn, là cơ sở để cải thiện hiệu suất kinh tế, giúp sức cạnh tranh của kinh tế Anh cân xứng với các đối thủ trong châu lục.

    Tuy nhiên không giống như Đảng Cộng Hòa lãnh đạo nước Mỹ, những người phe Bảo Thủ ở Anh quốc đến từ một đất nước chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội Fabian, với chủ trương quốc hữu hóa các ngành công nghiệp, thực hiện đường lối kinh tế nhà nước chủ đạo. Vì vậy, việc tư nhân hóa doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là một sự nới lỏng sự kiểm soát của Chính phủ mà còn là một sự tái cấu trúc toàn xã hội từ dưới lên. Người dân thì muốn nhà nước bao cấp giáo dục, lương thực, lương tăng, giới chủ thì muốn duy trì để giữ lại quyền lợi cho mình. Nước Anh rơi vào tình thế lưỡng nan: đất nước ngày càng đình đốn nhưng không ai dám thay đổi. Nhưng Thatcher là người Anh dũng cảm nhất. Các ngành chủ chốt như: dầu khí, đường sắt, viễn thông bị đem ra bán, một phần thì bị đóng cửa và các doanh nghiệp tư nhân được hình thành dựa trên nền móng này. Rất nhiều người giàu có lên, nhà nước thì thu được hàng tỷ bảng Anh và kéo theo đó là sự thay đổi cả cách kinh doanh của người dân Anh. Họ phải tự thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua thị trường kinh tế tư nhân tự do chứ không phải là ăn bám vào nhà nước.

    Đình công của công nhân mỏ


    [​IMG]


    Đối với những người theo khuynh hướng cánh hữu, những cải cách tư nhân hóa của bà của bà đã vực dậy nước Anh trì trệ, đưa nước Anh vào một thời kì thịnh vượng mới. Nước Anh đã giàu có và có tiếng nói hơn trên trường quốc tế. Nhưng đối với những người ủng hộ phe cánh tả, thì bà là kẻ thù không độ trời chung, khiến những người ở tầng lớp thấp kém của xã hội phải “hi sinh” vì sự giàu có của đất nước, khiến bất mãn và bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng.

    Năm 1984 giới thợ mỏ đình công nhằm gây sức ép tăng lương cho công nhân trước bối cảnh lạm phát nước Anh tăng cao. Bà Thatcher không nhượng bộ, tiến hành chiến thuật bàn tay sắt để trấn áp các công đoàn. Và không hổ danh là bà đầm thép, bà đã thành công trong việc chấm dứt sự thống trị gần 30 năm của các liên đoàn lao động. Nhưng dù đó là sự thành công về mặt chính sách hay chính trị thì bà cũng đã làm ảnh hưởng đến hàng triệu người, và tất nhiên kèm theo đó là sự căm thù của hàng triệu người Anh trong đó chủ yếu là gia đình của những người thợ mỏ.

    Thuế thân


    [​IMG]


    Trong sự nghiệp của mình, sai lầm lớn nhất của Thatcher là đưa ra quyết định áp dụng thuế thân ở Anh. Quyết định đánh thuế lên mọi người không phân biệt giàu nghèo này khiến dư luận nổi giận, các cuộc biểu tình bùng phát để phản đối thực thi luật thuế mới lan rộng khắp nước Anh. Sự phản đối lên tới đỉnh điểm bằng cuộc bạo động của hơn 100.000 người ở quảng trường Trafalgar ngày 31/3/1990 chính là bước ngoặt đánh đấu sự sụp đổ của chính quyền Thatcher. Sau vụ bạo động và kết quả của luật thuế mới được áp dụng, mức độ tín nhiệm của bà đã xuống mức thấp nhất trong lịch sử và sự bất đồng trong nội bộ đảng, dẫn tới sự từ chức của một trong những đồng minh lâu đời và kiên trung nhất của bà Phó Thủ Tướng Geoffrey Howe, để phản kháng những chính sách của Thatcher. Cuối năm đó, ngày 22/11/1990 ngay sau cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đảng, bà đã tuyên bố từ chức, ra đi khỏi phố Downing trong nước mắt.

    Di sản để lại


    [​IMG]


    Khi Thatcher rời phố Downing, bà là thủ tướng Anh tại vị lâu nhất trong thế kỉ 20, từ năm 1979 đến năm 1990. Bà là Thủ tướng gây nhiều tranh cãi nhiều nhất và khiến cho rất nhiều người căm thù. Nhưng dù có công hay tội đi nữa, thì không thể phủ nhận rằng di sản mà bà để lại có ảnh hưởng quá lớn đến giới chính trị Anh sau này.

    Tham khảo: Listverse.com

    Nguồn: GenK
     
  2. Facebook comment - Lướt qua những dấu mốc lịch sử của cố Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher

Share This Page