Bệnh nhân đòi quyền trợ tử

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jan 2, 2020.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 53)

    PeruAna Estrada 43 tuổi, cơ thể tê liệt gần như hoàn toàn, đang vận động quyền được kết thúc cuộc sống một cách hợp pháp.


    Ana sống tại thành phố Lima, được chẩn đoán viêm đa cơ năm 14 tuổi. 6 năm sau, cô phải di chuyển bằng xe lăn vì các cơ quá yếu. Vượt lên hoàn cảnh, Ana tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học, trở thành một nhà trị liệu. Cô tiết kiệm tiền, tự mua nhà, nuôi mèo, có bạn trai.

    Cách đây 5 năm, bệnh tình Ana diễn biến xấu. Cô bị viêm phổi, cuộc sống thay đổi hoàn toàn, điều trị một năm tại khoa chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Lima. Cô phải sử dụng ống thông dạ dày và ống thở khí quản, phụ thuộc vào y tá, người thân chăm sóc, chỉ điều khiển được duy nhất ngón trỏ tay phải để đánh văn bản trên máy tính. Mối quan hệ với bạn trai cũng đổ vỡ.

    Phòng ngủ của Ana treo một bức tranh vẽ một người phụ nữ nằm trong rừng, một bức tranh khác vẽ một cô gái bay lượn với những chú chim. Trên người cô có bảy hình xăm về chim chóc, thực vật, và một con dao găm, những hình xăm này "nhắc nhở Ana cuộc sống rất tươi đẹp".

    [​IMG]

    Hình xăm con dao trên tay phải Ana nhắc nhở cô về ý nghĩa cuộc sống. Ảnh: Medical Express

    Ngoài những cơn đau, Ana nhớ lại việc khó khăn nhất phải đối mặt trong bệnh viện là những lần đi tắm. Cô cần hai y tá hỗ trợ, một người nâng cơ thể, một người kỳ cọ. Hai y tá thường mải trò chuyện mà không để ý tới những cơn đau Ana phải chịu đựng.

    Bác sĩ chuyên khoa viêm phổi Gonzalo Gianella từng điều trị cho Ana cho biết căn bệnh viêm đa cơ giai đoạn cuối đang khiến Ana mất dần các chức năng. Khi các cơ bắp không còn hoạt động, "bạn sẽ bắt đầu gặp khó khăn khi nói, nuốt thức ăn, thở, di chuyển, vệ sinh cá nhân".

    "Tôi như một tù nhân trong cơ thể chính mình, 24 giờ một ngày", Ana xúc động. "Tôi không còn là chính mình nữa. Tôi không được tự do".

    [​IMG]

    Ana cần người chăm sóc cả ngày, sự sống phụ thuộc vào máy móc y tế. Ảnh: Medical Express

    Ana mong muốn sử dụng quyền được chết để ra đi một cách hợp pháp. Nhưng Peru - quê hương cô chưa hợp pháp hóa trợ tử. Tháng 12 năm ngoái, cô cùng luật sư công Walter Gutiérrez bắt đầu lên kế hoạch vận động thay đổi luật trợ tử tại Peru.

    "Tôi đang chiến đấu cho quyền được lựa chọn của con người, nhưng gặp rất nhiều trở ngại", Ana chia sẻ trong một phỏng vấn với hãng tin AP.

    Không một thành viên nào trong cơ quan lập pháp xem xét đề nghị của cô. Giống như phá thai và hôn nhân đồng tính, trợ tử được cho là trái phép tại các quốc gia Công giáo như Peru. Bất kỳ cá nhân, bác sĩ nào trợ tử cho bệnh nhân đều sẽ phạm tội, bị phạt ba năm tù, Walter cho biết.

    "Kêu gọi hợp pháp hóa trợ tử luôn khiến mọi người lo lắng, không ai muốn tự đưa tay vào lửa vì biết sẽ bị bỏng", Ana nói. Cô cho biết phải mất một thời gian dài mới được gia đình ủng hộ.

    "Nếu yêu cầu của Ana được chấp nhận, luật trợ tử sẽ chưa được thay đổi, song mở ra một con đường mới". Walter và Ana dự định sẽ ra tòa trong tháng này.

    Ana chia sẻ một số quốc gia khác đã hợp pháp hóa hình thức trợ tử, vì vậy, cô cũng muốn Peru cho phép người bệnh lựa chọn cái chết của mình. "Những khó khăn tôi phải đối mặt khi mắc bệnh chỉ là ‘một hạt cát nhỏ’, nhưng tôi hy vọng mọi người cân nhắc suy nghĩ về vấn đề này", cô nói.

    [​IMG]

    Ana phải di chuyển bằng xe lăn điện vì các cơ quá yếu, 10 ngón tay của cô chỉ còn ngón trỏ phải linh hoạt. Ảnh: Medical Express

    Trợ tử được hợp pháp hóa tại một số quốc gia, lãnh thổ như Canada, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Colombia, Thụy Sĩ, một số bang tại Mỹ, Australia. Điều kiện để một người được trợ tử bao gồm mắc bệnh nan y, chứng minh có suy nghĩ tỉnh táo, liên tục bày tỏ mong muốn được kết thúc cuộc đời. Người lựa chọn cái chết này tự mình uống thuốc được chỉ định, có liều mạnh gây chết người.

    Viêm đa cơ là một tình trạng viêm không phổ biến gây yếu cơ, ảnh hưởng cả hai bên cơ thể. Người mắc bệnh có thể gặp khó khăn khi leo cầu thang, đứng dậy khi đang ngồi, nâng đồ vật... Phụ nữ da đen độ tuổi 30-50 là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

    Y học hiện chưa có cách điều trị viêm đa cơ, người bệnh được làm vật lý trị liệu hoặc uống thuốc để cải thiện sức cơ và chức năng cơ.

    Lê Hằng (Theo Medical Express)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Bệnh nhân đòi quyền trợ tử

Share This Page