'Gánh nặng kép' suy dinh dưỡng

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Dec 28, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 60)

    2,3 tỷ người thừa cân, hơn 150 triệu trẻ còi cọc. Thiếu ăn và béo phì được coi là gánh nặng kép của tình trạng suy dinh dưỡng toàn cầu.


    Corinna Hawkes, tác giả báo cáo vừa công bố trên The Lancet, giám đốc Trung tâm Chính sách Thực phẩm, cho hay, nhiều quốc gia không chỉ tồn tại riêng tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc riêng béo phì mà là sự kết hợp của cả hai. Rất nhiều người thích ăn đồ ăn nhẹ chứa nhiều carbohydrate tinh chế và đường, trong khi một chế độ ăn lý tưởng phải gồm nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

    Tất cả dạng suy dinh dưỡng đều có mẫu số chung: hệ thống thực phẩm không cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn, giá cả phải chăng, bền vững, theo Francesco Branca, Giám đốc Sở Dinh dưỡng và Phát triển của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Để giải quyết vấn đề này, Barry Popkin, giáo sư dinh dưỡng Đại học North Carolina, thuộc nhóm nhà nghiên cứu, cho rằng cần phải thay đổi một cách có hệ thống: từ khâu sản xuất, chế biến thực phẩm đến cách thức định giá, dán nhãn thực phẩm và bán trên thị trường.

    [​IMG]

    Xe đồ ăn nhanh và nước có ga với giá rẻ tại Mexico City. Ảnh: NPR

    Theo bà Danielle Nierenberg, chủ tịch - người sáng lập Food Tank, tập trung sản xuất và phân phối thực phẩm giàu dinh dưỡng là bước khởi đầu giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng. Bà đề cập tới chương trình cung cấp rau cho người châu Á và châu Phi nhằm ngăn chặn thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng của tổ chức World Vegetable Center.

    "Một trong những điều thú vị nhất họ làm là cung cấp nguồn tạo các sản phẩm giá trị gia tăng, như bột rau. Việc làm này mang lại lợi ích kép: vừa ngăn mất, lãng phí thực phẩm, vừa cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu quanh năm, tạo nguồn thu nhập cho nông dân", Danielle nói.

    Ngoài các dự án như thế này, nhóm còn làm việc để cải thiện các hoạt động nhân giống rau.

    "Chỉ khi chính phủ và các nhà hoạch định chính sách nhận ra tầm quan trọng của việc tập trung sản xuất, phân phối rau, chế độ ăn uống và sức khỏe mới được thay đổi", bà nói.

    Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm Thông minh tại vùng nhiệt đới bán khô cằn (ICRISAT) đang thúc đẩy các loại cây ngũ cốc như kê, lúa miến - hai loại hạt giàu dinh dưỡng, cung cấp hỗn hợp chất xơ, protein, vi chất dinh dưỡng.

    "Hạt kê và lúa miến từ lâu đã bị lãng quên, được cho là "loại hạt chim ăn" hoặc "thực phẩm của người nghèo," Danielle nói. "Nhưng chúng rất bổ dưỡng, chỉ số đường huyết thấp, khả năng chống chịu hạn hán, bệnh tật tốt và ăn rất ngon."

    Will Masters, giáo sư tại Đại học Tufts lập luận thuế và các quy định chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng giúp thay đổi chế độ ăn uống.

    "Khi một công ty giảm lượng đường trong các sản phẩm xuống dưới một ngưỡng nhất định, họ có thể tránh thuế", ông Will bổ sung sau khi đề cập tới chính sách áp thuế đồ uống có đường của Chính phủ Anh năm 2018.

    Ngoài ra, Chính phủ các nước cũng có thể thiết kế các chương trình trợ cấp thực phẩm kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho người thu nhập thấp được hưởng viện trợ thực phẩm.

    [​IMG]

    Cho con bú trong giai đoạn đầu đời giúp cải thiện dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Roller Coaster

    "Để ngăn chặn tình trạng thiếu dinh dưỡng sớm trong đời, ngày càng có nhiều nỗ lực thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn cầu", Jessica Fanzo, giáo sư chính sách, đạo đức nông nghiệp và thực phẩm toàn cầu tại Đại học Johns Hopkins nói. "Có bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng chỉ cho trẻ bú mẹ có cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe, dinh dưỡng trẻ em", Jessica nói.

    Đầu thập niên 90, chương trình Baby-Friendly Hospital Initiative được WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khởi động, nhằm tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ. Các phòng hộ sinh hoặc phòng khám thực hiện một loạt các bước như không chấp nhận sữa bột miễn phí/ giá rẻ - giúp các bà mẹ cho con bú trong nửa giờ sau khi sinh, không cho trẻ sơ sinh ăn/uống gì ngoài sữa mẹ (trừ khi cần thiết về mặt y tế), giữ bé trong phòng với mẹ để khuyến khích bú mẹ khi đói và không ngậm núm vú giả.

    Chương trình được triển khai tại các bệnh viện và phòng khám ở nhiều quốc gia, được chứng minh có hiệu quả giúp phụ nữ bắt đầu và duy trì cho con bú, tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng.

    "Để thay đổi hoàn toàn hệ thống thực phẩm, chính phủ các nước phải hỗ trợ nông dân, đặc biệt các nước thu nhập thấp và trung bình", Ertharin Cousin, thành viên tại Hội đồng toàn cầu Chicago, nói.

    Ertharin cho rằng có rất nhiều sáng kiến có thể được thực hiện hiệu quả - ví dụ viện trợ để đảm bảo tài chính, ứng dụng công nghệ vào cải thiện việc lưu trữ, tránh mất mùa, tiếp cận những loại hạt giống và phân bón cải thiện.

    Theo Ertharin, có rất nhiều cơ hội kinh doanh không được tài trợ trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp. Cùng với một nhóm đối tác, đầu năm nay, bà đã khởi động quỹ tác động dinh dưỡng, với mục tiêu cải thiện kết quả dinh dưỡng cho các cộng đồng có thu nhập thấp và ít được quan tâm.

    Lê Hằng (Theo NPR)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - 'Gánh nặng kép' suy dinh dưỡng

Share This Page