Phần II: Cung - vũ khí phát xạ mạnh nhất chiến trường

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by Robot Siêu Nhân, Apr 27, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 726)

    Lịch sử - Cấu tạo.

    Cung là một loại vũ khí phát xạ cổ xưa và được xem là một trong những món vũ khí uy lực bậc nhất trên chiến trường. Con người sử dụng chúng trong các trận đánh trên khắp thế giới cho đến tận thế kỉ 19 khi chúng bị thay bởi súng. Cấu tạo cung rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và đạn là mũi tên. Ban đầu, cánh cung và mũi tên được làm bằng các vật liệu như tre, gỗ...; dây cung được bện bằng da, gân thú, dây leo...

    Càng về sau những cây cung càng được cải tiến về chất lượng khiến nó có thể bắn những mũi tên nhẹ đi xa đến 500m. Cung gồm 2 loại là cung săn bắn và cung trận, tuy nhiên 2 loại này cũng không có nhiều dị biệt và có thể sử dụng lẫn lộn tùy với từng mục đích. Ở Châu Á cung dùng để săn bắn được làm bằng gỗ cây Dâu ( Morus Alba) còn ở Châu Âu được làm bằng gỗ thông đỏ.

    Đối với cung trận thì chúng được chia làm 3 loại chính và được sử dụng bởi các đội quân khác nhau trên khắp thế giới.

    - Cung ngắn (Short Bow ) : xuất hiện từ thời cổ đại, cùng với lao và nỏ, nó là vũ khí tầm xa chính được sử dụng trong săn bắn và trên chiến trường. Tầm bắn cung ngắn chỉ đạt 30 m và dùng mũi tên ngắn.

    [​IMG]

    - Cung cải tiến (Composite bows): Được phát minh ra bởi người Ai Cập, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc ( khoảng thế kỉ 4 trước công nguyên ) người Trung Quốc cũng có loại cung này. Nó dài hơn cung ngắn nhưng chưa dài bằng cung lớn (Longbow) . Mũi tên đã đạt đến chiều dài 80–85 cm (của người Ba Tư), thậm chí lên đến gần 90 cm (của người La Mã). Tầm bắn của Composite bow khoảng 180m và khả năng xuyên thấu mạnh.

    Composite bow được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau như gỗ, tre, sừng, gân động vật. Lòng cung làm bằng tre hoặc gỗ quý được dát sừng trâu, ngà voi và được quấn lại bằng gân trâu bò thuộc. Cánh cung làm bằng gỗ dâu, cũng có khi làm bằng sừng hoặc ngà. Vật liệu chế tạo là thế còn kỹ thuật chế tác Composite bow cũng cực kì phức tạp đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn rất cao.

    [​IMG]

    Dân Thổ có một truyền thống rất hay là khi Vua Thổ lên ngôi thì bắt buộc phải chọn lấy 1 nghề nào đó, và hầu hết các vị vua Thổ đều chọn học nghề chế tạo cung. Thời gian học nghệ đến lúc tinh thông thường được tính bằng năm, đủ thấy đây là một nghề cao cấp và phức tạp.

    - Cung dài ( Long bow) : xuất hiện vào thời Trung Cổ, là cây cung mạnh nhất có thể đưa tầm bắn của mũi tên mang đầu bọc thép đi xa tới 400m. Những cung thủ Anh là người đưa cây cung này lên tầm huyền thoại khi có thể sử dụng nó để cân lại tất cả những đơn vị quân khác kể cả kỵ binh. Trong trận Crécy (1346) bộ binh Anh ( cung thủ ) có thể bắn những mũi tên theo kiểu cầu vồng đi xa tới 400yard (366m) và thảm sát toàn bộ liên quân Pháp – Genova chỉ bằng đội Longbow man của mình.

    [​IMG]




    Longbow được làm bằng một thanh gỗ duy nhất, có bề rộng chừng 1 sải tay và cao bằng chiều cao của người bắn cung. Các loại cung châu Á lại thường có 3 đoạn cong. Ở Nhật Bản, cung chiến thường làm bằng tre và gỗ kết hợp lại, dài hơn người. Ở Mông Cổ, cung làm bằng gỗ, sừng, gân, da. Đầu mũi tên có nhiều hình dáng khác nhau, thường được bịt thép, có thể có ngạnh và tẩm độc.

    [​IMG]

    Composite Bow hiện đại.

    Mũi tên: Thời kì đầu, mũi tên đượ làm bằng đá lửa. Về sau được làm bằng xương rồi được đúc từ đồng, sắt và cuối cùng là thép trui.

    [​IMG]

    Thân Tên : Thời Thượng Cổ, Thân Tên được làm bằng gỗ, nên vì trọng lượng nặng mà Tên bắn không được xa. Đến thời Trung Cỗ, thân Tên được làm bằng Cỏ Bồng, nên bắn được xa hơn nhiều. Và chính vì đó mới có thành ngữ Tang Bồng Hồ Thỉ (Cung gỗ Dâu, Tên cỏ Bồng) để nói về chí khí kẻ làm trai.

    Tuy nhiên Thân Tên làm bằng Cỏ Bồng không bền chắc để sử-dụng ngoài sa trường, nên về sau Thân Tên được làm bằng gỗ Thông Bá Hương, vừa nhẹ lại vừa bền chắc và dẽo dai hơn. Thân Tên có khi được làm làm bằng Ngà voi, nhưng đó là trường-hợp của Cây Tên ngoại lệ. Thí dụ như cây Tên bằng ngà của Sở Cung Vương vào thời đại Xuân Thu (722-481 trước CN) đã đưa cho nhà thiện xạ Dưỡng Do Cơ bắn chết Ngụy Kỳ.

    Ở châu Âu mũi tên được làm từ gỗ cây phong và cây thông, đầu bịt sắt và đuôi gắn lông chim để cố định đường bay. Nói chung mũi tên cũng không có sai biệt nhiều lắm giữa các vùng miền trên thế giới.



    Top 10 đôi quân cung thủ mạnh nhất thế giới.



    1.Thổ cung :

    Được sử dụng trong thời đế chế Ottoman tồn tại . Cây cung dài chừng 110 cm, mạnh dẻo dai và quý giá bậc nhất trong tất cả các loại cung nỏ thời bấy giờ.

    [​IMG]

    Năm 1910 , người ta cho biết 1 cung thủ Thổ bắn xa 434m ( có lẽ trên chiến trường ) . Đây là loại cung mạnh nhất cho đến bây giờ. Các tài liệu cổ ghi lại rằng cung thủ Thổ bắn xa 300 bộ ( 450 m ) trên ngựa , thậm chí một vài Sultan ( Vua Thổ Nhĩ Kỳ ) có thể bắn xa tới 500m. Kỹ thuật chế tác cung tên của người Thổ Nhĩ Kỳ cũng sớm nổi danh, bí quyết làm cung rất phức tạp được các thợ giỏi cất giữ rất kỹ càng.

    Vua Thổ Nhĩ Kỳ thường học nghề làm cung và tự chế tạo cung tên cho bản thân mình.


    [​IMG]

    Một cung kị của đế chế Ottoman

    2. Trường cung Anh


    [​IMG]

    Longbow và cả Longbow Man Anh Quốc thì vốn đã quá nổi tiếng rồi . Theo tài liệu trực tiếp , Shakespear miêu tả một cung thủ Anh bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 290 yard (263 m ) . Ngày nay, người ta cho rằng Longbow có tầm bắn phổ biến khoảng 250 – 350m.

    Thời Trung Cổ cung thủ Anh nổi tiếng thiện chiến, họ có chiến thuật đánh trận chỉ bằng bộ binh (cung thủ) có một không hai đó là đi đâu cũng vác cọc theo. Lúc đánh nhau thì chôn cọc chĩa về phía trước còn bộ binh tập hợp thành nhóm đứng phía sau cọc bắn ra. Với cách đánh trận quái chiêu này họ có thể chiến thắng nhiều loại quân chủng kể cả kỵ binh và giáp binh. Cung thủ Anh được biết đến với tốc độ bắn tên cực nhanh, mạnh và chính xác. Với đội hình này người Anh đã đánh bại ngựa cung và kỵ binh nặng của Ả rập, liên quân Pháp – Genova, trận chiến trăm năm với Pháp và cuối cùng thất bại dưới tay người Ả Rập.

    [​IMG]

    Người Anh dường như ai cũng có năng khiếu bắn cung. Những cậu bé từ 7 tuổi trở lên đều biết bắn cung và tự tập luyện hàng ngày. Thậm chí những nông dân cũng có thể trở thành bộ binh chỉ sau ít ngày luyện tập. Mọi môn thể thao ở Anh đều bị cấm ngoại trừ môn bắn cung.

    [​IMG]

    Robin hood với cây longbow trứ danh được coi là một nhân vật bí ẩn nhất trong lịch sử Anh Quốc

    3 . Cung Viking

    Không có nhiều tài liệu rõ ràng về cung thủ Viking nhưng theo Wikipedia cung Viking thế kỷ 9-10 có tầm bắn tối đa 400 m , tầm bắn hiệu quả khoảng 250 m (với mũi tên nhẹ) chỉ kém chút ít so với cung Anh ; cung dài 1m6 - 1m92 rất khó sử dụng. Tuy nhiên những cung thủ Viking không được đánh giá cao bằng khả năng cận chiến mạnh mẽ của họ.

    [​IMG]

    4. Cung Mông Cổ

    Các cung thủ Mông Cổ thường luyện tập với bia bắn cách xa 200 m . Dân Đại Việt ta cũng đã có vinh dự đối mặt với đạo quân này rồi . Tầm bắn chiến đấu của cung Mông Cổ được xác định là 200 - 300 yard ( 182 - 275m ).

    [​IMG]

    Xuất thân từ Thảo Nguyên –Mông Cổ với tài cưỡi ngựa tuyệt đỉnh, tay chân khỏe mạnh, dẻo dai. Cung Thủ Mông Cổ có thể bắn nhiều mục tiêu cùng lúc xứng đáng là bậc thầy chiến đấu. Quân Mông Cổ sử dụng chủ yếu là loại composite bow, một người lính có khi được trang bị từ 2 – 3 cây cung và vô số tên bắn.

    [​IMG]

    Tướng lĩnh Mông Cổ

    5. Cung Nhật và cung La Mã

    [​IMG]

    Một Samurai trước khi ra trận

    Quân đội của Nhật Bản và đặc biệt là đế chế Roman rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Chúng cùng được xác định có tầm bắn tối đa là 200m - Vegetius mô tả rằng người La Mã có thể bắn trúng bia được đặt cách 178m. Quân đội La Mã cũng được coi là quân đội có đội cung tiễn khá mạnh.

    [​IMG]

    Một người lính Roman

    Còn đối với người Nhật, cũng có nhiều tài liệu nói rằng những Shogun và cả cung thủ có thể bắn trúng những mục tiêu cách xa 200m nhưng thực tế cho thấy đội quân cung thủ của Nhật Bản rất yếu đuối. Khi người Mông Cổ đặt chân lên Nhật Bản họ đã ngạc nhiên vì tầm bắn hạn chế của cung Nhật và dĩ nhiên họ dễ dàng áp đảo quân Nhật từ khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên sau khi Mông Cổ đã rút đi, người Nhật vẫn duy trì cách sử dụng cung truyền thống, có lẽ là bởi cách đánh trận của người Nhật thường trang bị giáp dày và nặng. Vì thế yếu tố xuyên giáp tầm gần mới là mục tiêu chính của các cung thủ.

    [​IMG]

    Cung chiến truyền thống của Nhật Bản


    6. Cung Hàn

    [​IMG]

    Ít người biết những cung thủ Hàn Quốc cổ đại từng được xem là mạnh nhất nhì thế giới.

    Ngày nay khi xem phim Hàn chúng ta vẫn hay thấy họ tập bắn cung, môn bắn cung thậm chí còn được dạy ở trường học. Tầm bắn tối đa của cung Hàn khoảng 145m ( thời Ju-mong) đến 159m ( thời Shilla). Họ vẫn thường tự hào rằng cung của họ mạnh hơn của người Trung Quốc và Nhật Bản.

    Hàn Quốc cũng là đất nước có nhiều cung thủ nổi danh. Những bộ phim của Hàn Quốc cổ trang hầu hết được dựa trên những sự kiện có thật, điển hình là bộ phim “Arrow – The Ultimate Weapon” kể về tài nghệ bắn cung siêu phàm của cung thủ Nam-yi với khả năng bắn tên bay lượn sóng và có sức phá hoại kinh hồn. Đội quân tinh nhuệ Mãn Châu đã bị 1 mình cung thủ này tiêu diệt lần lượt từng người một.

    [​IMG]

    Cung Hàn cổ


    7. Cung Scythan , cung Hun



    [​IMG]

    Ngựa cung Scythan qua các thời kì.

    Sử dụng cùng loại cung cơ bản khá giống nhau, xuất hiện khoảng thế kỷ 6 TCN , tầm bắn tối đa theo các nhà nghiên cứu là 145 m ( 150 yard ) . Cung Hun của người Hungary được xác định có tầm bắn tối đa 150m ( cung bộ ) và 100m ( với cung ngựa).

    Nhưng cung kỵ của người Scythan được đánh giá tốt hơn so với người Hungary nhiều lần. Với chiến thuật chớp nhoáng của ngựa cung Scythan thì tầm bắn sẽ không là vấn đề mà độ chính xác của mũi tên khi cưỡi ngựa mới quan trọng.

    Nhiều tài liệu cho rằng trong khoảng thời gian này ( thế kỷ 6 sau công nguyên ) cung thủ của Hàn Quốc và Scythan mới thực sự là những cung thủ cự phách nhất.

    [​IMG]

    Trang bị một của một kị binh Scythan

    8. Cung Ba Tư , cung nhà Trần

    [​IMG]

    Cung trận Đại Việt

    Theo "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo tầm bắn tối đa của cung thủ thời Trần là 105m . Cung Ba Tư cũng được các nhà nghiên cứu cho là có tầm bắn 100m.

    [​IMG]

    Không thường xuyên nhưng quân đội Ba tư sử dụng cung rất thành thạo


    9. Cung Ai Cập , cung Hy Lạp , cung thời Đường

    [​IMG]

    Cách đánh trận của người Ai Cập


    Discovery xác định các chiến xa Ai Cập có tầm bắn trên chiến trường là 90m. Tongdian - 1 học giả Trung Quốc cổ cũng xác định cùng khoảng cách này với cung Đường, người Hy Lạp cũng dùng 1 cây cung yếu với tầm bắn 60 - 100 yard (54 - 91m ).

    Tuy nhiên người Trung Quốc có các dân tộc thiểu số như Khiết Đan, Đảng Hạ, Đột Quyết, Tây Vực, Lữ Chân … lại có đội quân cung thủ cực kì mạnh mẽ.

    [​IMG]

    Nữ nhân Khiết Đan

    10. Cung Aztec

    [​IMG]

    Cung dài 1m8 , tầm bắn 90m , không có gì đặc biệt ( theo quan sát bắn người Aztec bắn cung của người châu Âu ). Có lẽ cuộc sống trên cao nguyên và trong rừng thẳm khiến cho việc triệt hạ đối thủ từ khoảng cách quá xa là không cần thiết.

    Hầu hết các quốc gia khác cũng có tầm bắn của cung thủ từ 50-90m.



    Tứ Đại Thần Cung Đại Việt ( Theo Võ Nhân Bình Định )

    1.Thiết Quai Cung:

    Là cây cung của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng cây ngân câu (móc câu bạc) ưa cưỡi bạch mã. Huy có sức mạnh lại giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp, Vua Thái Đức rất ái trọng, phong làm Phòng ngự sứ vào trấn Bình Thuận.

    Cây Thiết Thai cung của Huy có cánh cung làm bằng thép, có nòng bằng sắt, nên trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường.

    Nguyễn Quang Huy trước trấn Bình Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799) thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh vây hãm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn. Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng. Một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem. Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. Vì vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.

    2. Vĩ Mao Cung:

    Là cung của văn thần La Xuân Kiều, người huyện Phù Cát, văn thơ Nôm, Hán đều thông suốt. Lại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung hay. Họ La có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt thì đích đã trúng hồng tâm. Nhờ cây Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là một xạ thủ đương thời.

    3. Kỳ Nam cung:

    Là cung của tướng quân Lý Văn Bưu. Cung có một cấu trúc đặc biệt. Giữa nơi cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam. Bởi vậy cho nên khi treo cung nơi phòng thì hương trầm thơm ngát khắp nhà. Lúc dùng nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực nên Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.

    Lúc còn đang xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, tại dãy núi Ninh Thuận, huyện Tây Sơn bây giờ, có một con cọp tàu cau, to lớn như con trâu mộng, rất hung dữ và lại tinh khôn, thường hay xuống bắt bò heo và luôn cả người nữa. Lúc đầu thì hổ đi săn bắt ban đêm, sau lại phá phách luôn cả ban ngày. Chẳng những có sức mạnh mà da hổ lại quá dày, cứng đến độ giáo mác dâm không lủng. Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các võ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại. Lớp chết lớp trọng thương.

    Lý Văn Bửu được tin, mang cung Kỳ Nam tìm vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lý giương Kỳ Nam cung bắn một phát vào đầu cọp. Tên xuyên từ mắt phải ra đến sau ót. Cọp còn hăng sức xông đến. Lý Văn Bưu tiếp liền hai phát. Tuy da hổ cứng rắn song tên vẫn xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giãy giụa một hồi lâu mới chết. Trong các trận Nam chiến, đánh nhau với quân Xiêm và Bắc chiến với quân Mãn Thanh, cây Kỳ Nam cung cũng đã ra sức giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công.

    4. Liên Phát cung:

    Là cung thần của Đặng Xuân Phong. Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ ở sức mạnh và tài luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.

    Một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Đến hòn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường sá gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên bình địa.

    Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ gương cung bắn hai phát: hai con quạ rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa: lại 5 con rơi như lá rụng.

    Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm dò gốc tích, đã cùng với Võ Đình Tú đến tận làng Dõng Hòa kết bạn và mời tham gia đại sự, xây dựng nhà Tây Sơn.

    Có thể bạn quan tâm:

    [​IMG]
    Những cỗ máy chiến tranh thời trung cổ.
    Nguồn: GenK
     
  2. Facebook comment - Phần II: Cung - vũ khí phát xạ mạnh nhất chiến trường

Share This Page