Sinh con thời 'gái chửa cửa mả'

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Nov 21, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 65)

    Nhiều phụ nữ trẻ thế kỷ 16 từng viết di chúc ngay khi biết mình có thai, bởi sinh nở là một quá trình đau đớn và nguy hiểm đến mất mạng.


    Theo nhà sử học người Scotland Ashley Cowie, vào những năm 1500, phụ nữ thường sợ sinh con vì tỷ lệ tử vong cao. Các cô gái thế kỷ 15 kết hôn rất sớm, trong độ tuổi từ 15 đến 19, sinh con trung bình từ 5 đến 7 lần. Sinh đẻ là quãng thời gian nguy hiểm trong cuộc đời người phụ nữ. Hầu hết họ thường để lại di chúc ngay từ khi biết mình có thai.

    [​IMG]

    Sinh con vào thế kỷ 15 - 16 là một quá trình gian nan. Ảnh: Mental Floss

    Muốn tránh sinh sản, phụ nữ thời kỳ này cố tình kéo dài thời gian ở cữ và cho con bú. Tuy nhiên, một số gia đình thượng lưu có truyền thống thuê vú em để người mẹ sớm mang bầu.

    Ông Ashley cũng cho biết, một trong những tục lệ thời Trung Cổ là đốt dây rốn của trẻ sơ sinh để "thanh tẩy nguồn gốc tội lỗi của quá trình thụ thai". Sang thời Phục Hưng, các bác sĩ và nữ hộ sinh có kinh nghiệm bắt đầu tham gia hỗ trợ quá trình sinh nở. Cơ thể phụ nữ được che chắn bởi nhiều lớp quần áo. Đàn ông không được chứng kiến việc phụ nữ đẻ con.

    Ba người phụ nữ đã lên thuyền Mayflower đến Mỹ khi đang mang thai. Oceanus Hopkins được sinh ra trên thuyền và tử vong trong mùa đông đầu tiên ở Massachusetts. Sản phụ thứ hai cùng đứa con qua đời tại Plymouth do sinh non. Em bé duy nhất sống sót là Peregrine White, được sinh ra ngoài khơi Cape Cod. Câu chuyện kiểu như vậy vô cùng phổ biến đối với các sản phụ và trẻ sơ sinh trong thể kỷ 15. Tỷ lệ tử vong của sản phụ là từ 1% đến 2% mỗi lần sinh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thậm chí còn cao hơn.

    [​IMG]

    Một bé sơ sinh thế kỷ 18. Ảnh: Underwood & Underwood

    Sản phụ thường được cho uống rượu whisky như một biện pháp giảm đau khi sinh. Theo quan niệm Thanh giáo ở thế kỷ 15 và 16, nỗi đau khi sinh con là hình phạt của Chúa đối với Eva và tất cả phụ nữ sau này.

    Vào thế kỷ 17-18, khi dân số châu Âu gia tăng nhanh chóng, các bệnh truyền nhiễm gây ra cái chết cho nhiều sản phụ và trẻ sơ sinh. Chưa được tiếp xúc với học thuyết về vi khuẩn, đội ngũ bác sĩ thường dùng chung dụng cụ đỡ đẻ cho nhiều sản phụ. Điều này làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng.

    Các sản phụ là nô lệ tại nước Mỹ thời kỳ đầu mỗi khi vượt cạn gặp vô vàn nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở người châu Phi hoặc người Mỹ gốc Phi trong thế kỷ 18 dao động từ 28% đến 50%.

    Đến năm 1842, Thomas Watson khuyến nghị bác sĩ và hộ sinh rửa tay cũng như sử dụng clo khi đỡ đẻ cho các bệnh nhân.

    Sinh con đã thay đổi đáng kể vào thế kỷ 19, với sự ra đời của thuốc gây mê. Kỹ thuật được phát triển bởi bác sĩ William Morton vào năm 1846 và được sử dụng cho nữ hoàng Victoria năm 1853. Liệu pháp gây mê vấp phải sự phản đối của các giáo sĩ bởi họ cho rằng cơn đau chuyển dạ là ý muốn của Chúa.

    [​IMG]

    Năm 1912, các nhà khoa học phát triển phương pháp Twilight Sleep. Ảnh: Ozy

    Thế kỷ 20, nhận thức về vấn đề vi trùng và những tiến bộ y học được phổ cập đến tất cả tầng lớp trong xã hội. Quá trình sinh sản thường diễn ra trong bệnh viện, dần được thương mại hóa với mô hình tương tự ngày nay.

    Đến năm 1912, các nhà khoa học phát triển phương pháp Twilight Sleep (Giấc ngủ mơ màng), sử dụng morphin và scopolamine. Liệu pháp cung cấp vừa đủ moorphin giúp giảm đau cho cá bà mẹ khi chuyển dạ, kết hợp với scopolamine giữ sản phụ đủ tỉnh táo trong quá trình . Tuy nhiên, loại thuốc này có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và gây ra một số ca tử vong.

    Sinh con thời nay dù vẫn là thử thách, nhưng đã trở nên an toàn hơn rất nhiều. Tỷ lệ sống sót đến 5 tuổi ở trẻ em cao hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có quyền lựa chọn thời điểm phù hợp để mang thai và hình thức sinh sản mong muốn.

    Thục Linh (Theo Daily Mail, Mental Floss)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Sinh con thời 'gái chửa cửa mả'

Share This Page