Các phương pháp săn lùng người ngoài hành tinh

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by Robot Siêu Nhân, Apr 25, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 319)

    Người ngoài hành tinh có thực sự tồn tại không? Nếu có thì họ đang ở đâu vậy? Chúng ta có thể đã bị họ khám phá ra trước, rồi bị xâm lược, bị bắt cóc, hay thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn rồi ấy chứ. Vậy tại sao họ lại không liên lạc gì với chúng ta nhỉ? Hay là, chúng ta đang nằm trong danh sách đen “không-nên-liên-lạc” của các hành tinh, hoặc chúng ta là loài phát triển nhất trong vũ trụ (có vẻ hoành tráng), hoặc – chúng ta là những sinh vật sống duy nhất trong vũ trụ.


    [​IMG]


    Những nghiên cứu, các cuộc tìm kiếm về cuộc sống ngoài Trái Đất là một trong những việc tỉ mẩn và kĩ càng nhất mà chúng ta – một giống loài – có thể làm được. Dù sao thì công cuộc tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất (the search for extraterrestrial intelligence – SETI) vẫn còn nhiều khó khăn. Các cuộc tìm kiếm vẫn được tiếp tục và các nhà khoa học vẫn đang sử dụng và tìm ra các phương pháp bá đạo nhất sử dụng các thiết bị thiên văn công nghệ cao giúp phát hiện dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất.

    Dưới đây là các phương pháp phi thường và có chút điên rồ mà các nhà khoa học đã nghĩ ra để “giăng bẫy” người ngoài hành tinh.

    Kính thiên văn Kepler

    Từ trước đến giờ, chúng ta vẫn luôn coi rằng người ngoài hành tinh có cách tiến hoá giống loài người. Do không thể tìm được các bằng chứng nào khác nên sẽ tốt hơn nếu chúng ta bắt đầu phải tự đặt ra các giả thiết logic – ngay cả khi chúng có vẻ là điều không tưởng.


    [​IMG]


    Đầu tiên, chúng ta mặc định rằng một chủng tộc thông minh ngoài vũ trụ sẽ biết được cách truyền các tín hiệu sóng radio. Chúng ta đã sử dụng thành thục sóng radio gần 120 năm rồi (mặc dù thực tế, với sự phát triển của kĩ thuật số, các thiết bị thu phát tín hiệu sẽ nhanh chóng trôi vào dĩ vãng), vậy nên nếu có tồn tại người ngoài hành tinh cách Trái Đất dưới 120 năm ánh sáng, họ có thể phát hiện ra chúng ta.


    [​IMG]


    Vậy thì tại sao ta lại không chỉnh ăng-ten thu sóng radio hướng tới các vì sao để thu các tín hiệu được gửi từ ngoài vũ trụ? Từ những năm 1960 các SETI đã nhắm đến việc thu các tín hiệu radio của người ngoài hành tinh, nhưng chỉ đến gần đây, với sự trợ giúp của kính thiên văn Kepler của NASA, chúng ta mới có thể thực hiện việc tìm kiếm trong các hệ thống sao chứa các hành tinh có thể có sự sống - exoplanets. Mặc dù chưa thu được kết quả gì, nhưng qua quan sát thì ngoài kia có rất nhiều hành tinh “có thể ở được” với điều kiện như Trái Đất vậy. Chúng ta mới chỉ đang bắt đầu thôi mà.

    Dấu chân của người ngoài hành tinh trên Mặt Trăng?

    Ôh kìa! Chúng ta đang tìm kiếm người ngoài hành tinh xung quanh các vì sao ở tít xa, chứ đâu phải tìm người ngoài hành tinh đang dạo chơi trên Mặt Trăng?


    [​IMG]


    Không hẳn là như vậy đâu – mặc dù mục đích chính của SETI là tập trung vào tìm kiếm các tín hiệu radio trong khắp vũ trụ, chúng ta lại nảy sinh ý tưởng rằng, Mặt Trăng sẽ là nơi dừng chân lý tưởng cho các sinh vật ngoài hành tinh khi đến thăm Trái Đất. Việc tìm kiếm các dấu chân trên Mặt Trăng sẽ không hề điên rồ khi với sự hỗ trợ của tàu vũ trụ NASA’s Lunar Reconnaissance – hiện vẫn trên quỹ đạo của Mặt Trăng – chúng ta còn có thể thấy được dấu giầy của Neil Armstrong năm 1969.

    Tìm kiếm... rác thải


    [​IMG]


    Tại sao lại dừng lại ở Mặt Trăng? Nếu có các sinh vật cao cấp nào đó đã từng đi qua hệ Mặt Trời trong quá khứ, chắc hẳn họ sẽ thải ra một vài vật dụng quanh đây, việc tìm kiếm các loại “rác vũ trụ” này cũng là một yếu tố đáng để tâm.

    HP 56948 – Sao đôi

    Lại nói về các hành tinh quay quanh các sao ngoài hệ Mặt trời – các exoplanets – vậy thì nếu chúng ta hướng đến tìm kiếm các ngôi sao có nhiệt độ, kích thước và thành phần hoá học tương tự như Mặt trời thì sao? Mặt trời đã cũng cấp cho Trái đất nguồn năng lượng phù hợp, và tất cả các chất hoá học trên Trái đất hiện nay đều là từ đĩa hành tinh – protoplanetary disk quay xung quanh ngôi sao mới sinh 4,5 tỉ năm trước... Vậy tại sao lại không tìm kiếm các ngôi sao có đặc điểm giống Mặt trời chứ?


    [​IMG]


    Năm 2012, các nhà thiên văn học đã khám phá ra HP 56948 – một phiên bản y hệt Mặt trời, cách chúng ta chỉ 200 năm ánh sáng. Mặc dù ngôi sao này không có hành tinh quay xung quanh, nhưng rõ ràng nó ủng hộ cho một phương pháp khác, thay vì tìm kiếm hành tinh giống Trái đất thì nay sẽ là tìm kiếm các ngôi sao giống Mặt trời, nơi có khả năng tồn tại sự sống.

    Hành tinh nhân tạo?

    Kính thiên văn Kepler có thể thu được các tín hiệu ánh sáng rất yếu, và có thể phát hiện được các hành tinh di chuyển che khuất các ngôi sao này, bằng cách phân tích biểu đồ “đường cong ánh sáng” nó ghi lại được. Mặc dù các hành tinh đều có hình cầu như bạn đã biết, nhưng sẽ thật ngạc nhiên khi thấy đường cong ánh sáng lại cho thấy có một khối hình dạng bất thường đi qua trước ngôi sao. Những hành tinh có dạng khối bất thường không tồn tại trong tự nhiên, vậy nên nếu kính thiên văn Kepler phát hiện được những thứ giống như vậy, rất có thể đây là sản phẩm của trí thông minh ngoài Trái đất.


    [​IMG]


    Thật thú vị, đã từng có thời kì chúng ta tìm kiếm sinh vật ngoài hành tinh theo cách này, nó được biết đến là tìm kiếm các công nghệ ngoài hành tinh (search for extraterrestrial technology – SETT) và nó khác SETI ở chỗ, chúng ta tìm kiếm các dấu hiệu gián tiếp của một công nghệ cấp cao trong vũ trụ.

    Sự biến mất của các vì sao

    Sự biến mất của một ngôi sao trong thiên hà có thể là dấu hiệu của một công nghệ hiện đại nào đó trong vũ trụ hay không? Tại sao lại không chứ!

    Năm 1964, nhà thiên văn học Soviet Nikolai Kardashev đã đưa ra giả thiết rằng, tồn tại những cộng đồng người ngoài hành tinh nào đó, rất phát triển, rất tiên tiến, đến mức họ có thể tiêu thụ hết toàn bộ năng lượng từ một ngôi sao. Những nền văn minh ngoài Trái đất như thế này được gọi là “Type II” theo thang điểm Kardashev.


    [​IMG]


    Họ đã làm điều đó như thế nào? Giống như trong phim khoa học viễn tưởng vậy, họ tạo một hình cầu xung quanh ngôi sao. Cái vỏ này sẽ là thiết bị hấp thu hết toàn bộ năng lượng từ ngôi sao, từ đó khi ta quan sát từ xa sẽ giống như là “ngôi sao đang biến mất”. Vậy nên, theo viễn cảnh mới, mỗi khi ta quan sát được sự thay đổi độ sáng của một ngôi sao, ta có thể nghĩ tới rằng có một nền văn minh gần đó và họ đang cho xây một quả cầu lớn bao xung quanh ngôi sao này!

    Các sinh vật “ăn” tiểu hành tinh!

    Nói một cách nôm na, nghĩa là các sinh vật này có thể khai thác nhiên liệu và nguyên liệu từ các tiểu hành tinh. Dù thực tế, chúng ta chưa thể đào bới khai thác được gì ở ngoài vũ trụ, nhưng không có nghĩa là các nền văn minh ngoài vũ trụ lại chưa tiến tới được cấp độ đó.


    [​IMG]


    Chúng ta đã biết rằng các tiểu hành tinh có thành phần rất phong phú và chúng ta cũng biết các tiểu hành tinh quay xung quanh một ngôi sao – do vậy, có vẻ như sinh vật ngoài hành tinh có thể khai thác các loại quặng từ tiểu hành tinh, đem bán và sẽ trở nên giàu có (nghe giống như viễn cảnh ở Trái đất hơn). Những mảnh vụn hay những giao dịch sản phẩm khai thác được..., chúng ta có thể phát hiện được chúng chứ? Hoàn toàn có thể!

    Động cơ tàu vũ trụ bằng... hố đen!


    [​IMG]


    Nếu đủ tiên tiến, có thể các sinh vật ngoài hành tinh sẽ sản xuất được các “hố đen” riêng, có kích thước của một nguyên tử và mang được khối lượng hàng ngàn tấn. Và bằng cách ném nó vào trong một cỗ máy vận chuyển hố đen giả tưởng nào đó, cỗ máy sẽ tạo ra được lượng lớn các tia gamma, từ đó tạo ra năng lượng vận hành tàu vũ trụ. Vậy phải chăng đây là một loại năng lượng vĩnh cửu? Hơn nữa, nếu chúng ta có thể biết về kí số của lượng phóng xạ phát ra từ các máy hố đen nhân tạo, chúng ta có thể phát hiện ra được sự tồn tại của các sinh vật ngoài hành tinh.

    Sinh vật ngoài hành tinh đang gửi tín hiệu cho chúng ta?

    Một vấn đề của SETI, đó là chúng ta đã thừa nhận và mặc định quá nhiều. Một trong số những điều được thừa nhận đó, đó là sinh vật ngoài hành tinh đang gửi đi những tín hiệu qua sóng radio (vậy nếu là tín hiệu laser thì sao?). Mặt khác, chúng ta lại coi rằng người ngoài hành tinh luôn luôn truyền đi các tín hiệu. Điều này không hợp lý lắm (trừ khi có nền văn minh nào đó hào phóng truyền tín hiệu đi liên tục 24/7 từ hàng triệu năm trước).


    [​IMG]


    Từ việc phát hiện tín hiệu dương tính giả ở trên, thì có vẻ tín hiệu hợp lý với người ngoài hành tinh sẽ là những tín hiệu ngắt quãng hơn là những tín hiệu liên tục. Nhưng liệu chúng ta có thể trông chờ được gì từ những thứ mà không cố định và có thời gian tồn tại ngắn như thế?

    Cá heo


    [​IMG]


    Cá heo là một loài thông minh – có thể là gần bằng con người. Chúng ta vẫn chưa khám phá ra được cách chúng truyền tín hiệu cho nhau. Vậy nếu người ngoài hành tinh cũng sử dụng cách như cá heo thì sao? Chả nhẽ chúng ta xác định là sẽ không bao giờ tìm ra họ, trừ khi ta đến tận hành tinh họ ở và đối mặt với họ hay sao? Việc tranh cãi này không chỉ thúc đẩy SETI, mà nó còn đưa chúng ta chú ý về việc đánh giá lại ý nghĩa của “trí thông minh” trong mức thang điểm của vũ trụ.

    Người ngoài hành tinh "thầm lặng"


    [​IMG]


    Khi vũ trụ có vẻ yên bình, một số nhà thiên văn học đã công bố một cách vội vã, rằng không có sự sống nào tồn tại trong vũ trụ. Từ quan điểm khoa học, đây có vẻ là một kết luận tốt. Nhưng bạn nghĩ sao, nếu nền văn minh ngoài vũ trụ kia không muốn liên lạc với thế giới bên ngoài thì sao? Họ hài lòng với những gì họ có, những gì họ làm, và không muốn liên lạc với chúng ta? Và cũng hợp lý rằng khi họ làm việc hiệu quả, họ sẽ làm rò rỉ rất ít năng lượng vào vũ trụ và chúng ta sẽ rất khó phát hiện ra.

    Sự xâm lăng

    Như trong bộ phim Battle: Los AngelesIndependence Day đã dạy chúng ta, chúng ta có thể phải đối mặt với các cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh bất cứ lúc nào. Có thể bạn sẽ hỏi: Vì sao họ lại xâm lược chúng ta? Và tôi chỉ có thể nói rằng: Tại sao lại không cơ chứ? Lý do cho một cuộc xâm lược rất khó xác định.


    [​IMG]


    Nhưng nó tạo ra một vài ý nghĩ thú vị, cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh có thể được coi là chiến lược SETI hay không? Tác giả luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng chờ đón những người ngoài hành tinh đến với chúng ta, cũng như những gì mà Viện chờ đợi trí thông minh ngoài Trái đất – Waiting for Extraterrestrial Intelligence (WETI) Institute – đưa ra.

    Nguồn: GenK
     
  2. Facebook comment - Các phương pháp săn lùng người ngoài hành tinh

Share This Page