Độc tố kiến ba khoang mạnh gấp 15 lần nọc rắn hổ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Oct 13, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 64)

    Kiến ba khoang chứa độc tố Pederin mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, gây viêm da tiếp xúc, ngứa, rát, để lại sẹo nếu không điều trị.


    Bác sĩ Lương Trường Sơn, Phó Viện trưởng Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM, cho biết kiến ba khoang gây bệnh không phải do đốt người, mà dịch từ kiến dính vào da gây viêm da, rát, ngứa. Sau đó, bệnh nhân gãi, dịch dính tay, dính vào vùng da khác sẽ gây viêm da tiếp xúc gián tiếp nhiều chỗ trên cơ thể. Kiến trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản khoảng 2-3 thế hệ một năm.

    Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm. Chúng hay cư trú bụi râm, vườn cây, ruộng sau thu hoạch, nhà đô thị sau mưa ẩm, nhất là vào mùa thu. Đến mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn.

    Kiến ba khoang xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng nhiều nhất là vào ban đêm. Do đặc tính thích ánh sáng nên khi thấy ánh sáng chúng thường có xu hướng bay qua cửa sổ, cửa chính để vào nhà.

    Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin còn có tính xuyên thấm qua da. Do đó, khi ta giết chết kiến ba khoang trên vùng da mình, thì Pederin tiếp xúc với da làm viêm da nặng. Nếu không rửa tay ngay thì vô tình ta sẽ làm dính Pederin vào vùng khác, như dính vào mắt sẽ gây viêm kết mạc và phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.

    Dính độc kiến ba khoang, người bệnh cảm giác râm ran, 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, rát đỏ. Từ 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình. Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy. Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại vết thâm lâu mất. Nếu không giữ gìn cẩn thận, vết thương có thể bị loét, làm rỉ dịch. Một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

    [​IMG]

    Viêm da thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực, gáy, tay...

    Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay. Nó có thể dạng giống như vết thương của bệnh Zona do nhiễm herpes zoster hoặc eczema hepeticum hay viêm da bóng nước đã khô.

    Điều trị vết thương do kiến ba khoang còn tùy theo mức độ, song đa số khoảng một tuần là khỏi. Sau điều trị không để lại sẹo nếu phát hiện sớm và điều trị trước 3 ngày. Thuốc điều tri bao gồm kháng sinh nhóm nhạy cảm đáp ứng với da, kháng histamine, corticoide, viên kẽm, vitamin B2...

    Nên đề phòng côn trùng bay vào nhà, hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng... khi thắp đèn. Ngủ trong màn, tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng hoặc bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và diệt.

    Nên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Khi đi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa bão, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng.

    Nếu đã tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với kiến ba khoang, mọi người không nên dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người.

    Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót. Rửa sạch nơi tiếp xúc với kiến bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng...

    Tuyệt đối không được dùng thuốc sát trùng có chứa I-ốt, sẽ làm vết thương nặng thêm.

    Thùy An


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Độc tố kiến ba khoang mạnh gấp 15 lần nọc rắn hổ

Share This Page