Ứng dụng đám mây vào doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Aug 3, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 67)

    Sự tăng trưởng không ngừng của công nghệ đám mây tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng lưu trữ và ứng dụng.


    Điện toán đám mây là việc cung cấp sức mạnh tính toán, cơ sở dữ liệu, kho lưu trữ, ứng dụng và các tài nguyên công nghệ thông tin thông qua Internet , thường được cung cấp dưới hình thức cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), nền tảng như một dịch vụ (PaaS), hoặc phần mềm như một dịch vụ (SaaS).

    Ứng dụng đám mây được dùng để xây dựng và di chuyển hệ thống kinh doanh, các doanh nghiệp có thể giải phóng các IT team khỏi những công việc quản lý cơ sở hạ tầng máy tính cơ bản như máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị chuyển mạch, cơ sở dữ liệu...

    [​IMG]

    "Tính kinh tế, sức mạnh tính toán và khả năng co giãn linh hoạt là những yếu tố chủ đạo giúp quá trình diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng", đại diện BizFly Cloud cho biết. Theo đó, đám mây đặc biệt phù hợp cho ít nhất bốn loại hệ thống thường sản sinh công việc có tỷ suất tài nguyên điện toán, tài nguyên lưu trữ, tài nguyên mạng lớn và tăng trưởng nhanh dưới đây.

    Nền tảng dữ liệu và phân tích

    Những tính năng tiên tiến của công nghệ đám mây tạo cơ sở cho việc tích hợp dữ liệu và phân tích. "Để thấu hiểu sâu sắc các mối quan tâm của khách hàng khi mua sắm, những nhà bán lẻ quy mô có thể dựa vào nền tảng lưu trữ trên BizFly Cloud", đại diện hãng cho biết. Các loại dữ liệu và phân tích đang được ứng dụng trên đám mây khá đa dạng.

    [​IMG]

    Trí tuệ nhân tạo AI và máy học: lượng dữ liệu trong đám mây có thể tạo ra khả năng tận dụng công nghệ, công cụ AI và máy học một cách linh hoạt và hiệu quả.

    Phân phối đồng thời và mạng lưới tính toán: các nhà cung cấp đám mây với quy mô điện toán rộng lớn có đủ khả năng để triển khai các công việc đòi hỏi công nghệ chuyên sâu nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Chẳng hạn, một công ty đã giảm được thời gian cài đặt ứng dụng web từ vài giờ xuống chỉ còn vài phút trên đám mây bằng các dịch vụ như BizFly Pre-built Application.

    Xử lý truyền phát và ứng dụng Internet of Things (IoT): nền tảng đám mây phù hợp cho các ứng dụng vận hành dựa trên mẫu và thông tin chi tiết thu thập từ các thiết bị cảm biến theo thời gian thực. Một công ty tích hợp dịch vụ giao hàng trực tuyến có thể dựa vào các ứng dụng nền tảng đám mây để định tuyến lại phương tiện và tối ưu hóa đoạn đường. Đối với các công việc đặc biệt nhạy cảm với thời gian như tương tác trực tuyến, việc phân phối trên mạng máy tính "chuyển" khả năng tính toán, dữ liệu và dịch vụ đến gần hơn với các thiết bị đang được kết nối.

    Trích xuất, chuyển đổi và áp dụng các công nghệ lưu trữ dữ liệu: các doanh nghiệp như ngân hàng, bán lẻ, xuất nhập khẩu đang ngày một sử dụng các đám mây nhiều hơn để dọn sạch các tập dữ liệu khổng lồ hiện có và lưu trữ các nền tảng dữ liệu truyền thống của họ (như Hadoop) nhằm cải thiện hiệu suất và thông lượng.

    Ngoài ra, các dịch vụ dữ liệu và dịch vụ web của bên thứ ba luôn có sẵn trên đám mây và dễ dàng tích hợp vào các ứng dụng kỹ thuật số. Ví dụ: Kích hoạt một BizFly Simple Storage để ngay lập tức có một kho lưu trữ không giới hạn chỉ với vài cú click chuột. Trong khi đó, kết hợp các tính năng này vào các ứng dụng tại chỗ sẽ tốn nhiều công sức hơn và làm gia tăng độ trễ.

    Nền tảng để lưu trữ các công việc kỹ thuật số mới

    Lượng công việc kỹ thuật số mới đa phần đều nằm trên đám mây. Việc này loại bỏ các khó khăn khi di chuyển khối lượng công việc hiện tại sang đám mây.

    Nền tảng để chuyển đổi và di chuyển khối lượng công việc CNTT cũ

    Các doanh nghiệp thường sẽ bắt đầu với các ứng dụng có khả năng tương thích cao trên nền tảng đám mây và sau đó lưu trữ trên các máy chủ đám mây phân tán chạy Windows hoặc Linux.

    Khối lượng công việc cũ được lưu trữ trên các máy tính lớn thường sẽ được di chuyển cuối cùng. Thông thường phải mất ít nhất ba năm để các khối lượng công việc này sẵn sàng cho dịch chuyển. Vì vậy, thực hiện chuyển đổi càng sớm, tốc độ thích nghi sẽ càng nhanh.

    Nền tảng giao tiếp, làm việc hợp tác

    Đây là lượng công việc thường được di chuyển sang đám mây sớm nhất. Các nền tảng này cũng cung cấp một lộ trình di chuyển tương đối đơn giản. Trường hợp sử dụng cụ thể nhất có thể kể đến tích hợp email doanh nghiệp, các công cụ truyền thông số để cải thiện năng suất, khả năng hợp tác và đổi mới.

    "Đám mây là làn sóng tất yếu cuốn theo mọi doanh nghiệp trong thời đại ứng dụng công nghệ sâu rộng. Các lợi ích về kỹ thuật, lợi nhuận và chi phí hấp dẫn tới mức khó có thể làm ngơ được", đại diện BizFly cho biết. "Nhanh chóng nắm bắt đám mây, các lãnh đạo doanh nghiệp và IT lead có thể tận dụng các khía cạnh công nghệ theo hướng tạo ra giá trị và sự hài lòng của khách hàng".

    Tuấn Vũ


    Let's block ads! (Why?)
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Ứng dụng đám mây vào doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0

Share This Page