EU chi 10 triệu euro bảo tồn động vật hoang dã vùng Mekong

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 29, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 55)

    Dự án ưu tiên bảo tồn hổ, voi châu Á, rùa nước ngọt tại Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

    [​IMG]

    Hiện Việt Nam có 200 cá thể hổ đang nuôi nhốt.

    Ngày 29/7, WCS và PanNature khởi động dự án Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã do Liên minh châu Âu tài trợ với tổng mức kinh phí 10 triệu euro. Dự án được thực hiện từ tháng 1/2019 đến 12/2022 tại 5 quốc gia thuộc vùng Mekong mở rộng gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam.Trong dự án, 3 loài động vật hoang dã gồm hổ, voi châu Á và rùa nước ngọt được ưu tiên bảo tồn.

    Dự án triển khai nhằm thúc đẩy nỗ lực của các chính phủ trong khu vực đấu tranh với nạn buôn bán động vật hoang dã thông qua việc tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội, hợp tác xuyên biên giới nhằm xóa bỏ các chuỗi cung động vật hoang dã bất hợp pháp.

    Tổ chức WCS và Panature sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý như Cục cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường và Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện dự án góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng Mekong.

    Theo điều tra xuyên biên giới Việt Nam và Campuchia của WWF, mùa mưa có tới 1.000 chiếc bẫy bất hợp pháp được đặt trong các khu rừng biên giới. Tại Việt Nam, riêng năm 2014 có tới 995 vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép được khởi tố.

    Từ năm 2013-2018, Chính phủ đã dành hơn 256 tỷ đồng cho công tác bảo tồn động vật hoang dã trong đó có hổ và voi trong tự nhiên. Theo chương trình này chỉ tê tê được phục hồi với số lượng nhỏ, hổ và voi trong tự nhiên không tăng lên mà ngày càng sụt giảm.

    Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, cho rằng bức tranh về bảo tồn động vật hoang dã hiện nay khá ảm đạm do những thách thức về chính sách, bất cập, chồng chéo trong danh mục loài, thiếu quy định về xử lý tang vật từ những vụ buôn bán bất hợp pháp. Nguồn lực để triển khai các chiến dịch, chương trình bảo tồn động vật hoang dã còn hạn hẹp. Nghiêm trọng hơn, môi trường sinh cảnh của động vật hoang dã trong tự nhiên bị tàn phá do tác động của con người trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho kinh tế.

    Theo đó việc bảo tồn động vật hoang dã không chỉ đơn giản là phục hồi số lượng cá thể trong tự nhiên, quan trọng hơn là phục hồi hệ sinh thái, tạo khả năng sinh sản, tỷ lệ lập đàn trong tự nhiên.

    Nguyễn Xuân


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - EU chi 10 triệu euro bảo tồn động vật hoang dã vùng Mekong

Share This Page