Cá sấu hé lộ điều kiện khí hậu Trái đất hàng triệu năm trước

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 26, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 64)

    Cá sấu thường di cư đến vùng nước ấm ở Nam Phi và Bắc Phi để tránh bị ảnh hưởng nhiệt độ khí hậu giảm mạnh ở châu Âu.

    [​IMG]
    Cá sấu nước ngọt thường di cư đến vùng nước ấm. (Ảnh: Activewild).

    Theo nghiên cứu gần đây, cuộc sống của cá sấu thời cổ đại đang làm sáng tỏ khí hậu Trái Đất từ hàng triệu năm trước. Nghiên cứu cho thấy loài bò sát có thể là dữ liệu để nghiên cứu những điều kiện môi trường và khí hậu trong lịch sử giống như cách mà cách nhà khoa học nghiên cứu lõi băng và lõi thân cây. Trong đó một số loài cá sấu có thể chịu đựng những thay đổi của của khí hậu nhưng cũng có loài rất nhạy cảm với những thay đổi đó. Dựa vào đặc điểm phân bố hóa thạch của nhiều loài cá sấu khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về khí hậu toàn cầu từ hàng triệu năm trước.

    "Phân tích của chúng tôi cho thấy cá sấu có khả năng chịu đựng những thay đổi mạnh mẽ của khí hậu, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên Eoxen và sự khởi đầu của thời kỳ Oligocene", tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Stéphane Jouve từ Đại học Sorbonne cho biết.

    Trong khi nhiều sinh vật bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, mực nước biển thấp, một số loài cá sấu đã di cư đến những vùng khác để tìm cách sống sót. Chúng thường di cư đến Bắc Phi và Nam Phi để tránh cái lạnh của châu Âu. Nghiên cứu cho rằng vùng Ma-rốc châu Phi chính là cái nôi giúp cá sấu Gavialoid Nam Mỹ sinh trưởng và phát triển.

    Cá sấu nước ngọt tuy không bị ảnh hưởng bởi mực nước biển nhưng lại bị ảnh hưởng do nhiệt độ môi trường giảm mạnh vào cuối thời kỳ Eoxen muộn nên bị tuyệt chủng. Trong khi đó, loài cá sấu Diplocynodon vẫn có thể sống sót ở nhiệt độ thấp nhất trong thời Oligocence đầu.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Cá sấu hé lộ điều kiện khí hậu Trái đất hàng triệu năm trước

Share This Page