Ba bệnh viện hợp sức cứu cô gái chỉ còn một phần nghìn hy vọng sống

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 10, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 58)

    Lò Thị Chài, 25 tuổi, nguy kịch do di chứng lao phổi, vừa được bác sĩ ba bệnh viện Phổi Trung ương, Việt - Đức, E phối hợp cứu sống.


    Lò Thị Chài mắc lao phổi cách đây 2 năm, đã được điều trị khỏi bệnh tại tuyến cơ sở nhưng di chứng nặng. Cô gái bị đe dọa tính mạng khi toàn bộ lá phổi phải mất hoàn toàn chức năng, khí, phế quản bị chít hẹp, biến dạng, cong gập. Chức năng thông khí kém gây ra tình trạng suy hô hấp.

    Ngày 21/5, Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Bệnh viện E Hà Nội sử dụng kỹ thuật tim phổi máy, một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay, để tạo hình lại phế quản gốc bên phải, với mong muốn lá phổi bên phải được thông khí trở lại, trở về đúng vị trí giải phẫu. Tuy nhiên, thời gian tổn thương quá lâu, các hệ thống khó có thể phục hồi, phương án tối ưu được lựa chọn là cắt phổi phải. Song, cắt phổi phải chưa giải quyết được mục đích thông khí, sự biến dạng của khí, phế quản. Giải pháp tiếp theo được các bác sĩ đưa ra là đặt stent vào sâu trong phế quản gốc, giúp định hình và nong đường khí, phế quản rộng hơn cho bệnh nhân.

    Kíp bác sĩ đã khá khó khăn khi phẫu thuật bởi ống stent thông thường bằng silicon được sử dụng phổ biến trong việc điều trị hẹp khí quản và phế quản gốc lại không phù hợp với trường hợp của Chài. Việc đặt stent bằng chất liệu này khi đẩy xuống phế quản thì bị gập và gây chít hẹp ngay chỗ.

    [​IMG]

    Bệnh nhân chài ổn định sau 2 lần đại phẫu thuật, 6 lần can thiệp ngoại khoa. Ảnh: Tạ Khánh.

    Bác sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, Phó Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện phổi Trung ương, cho biết có những thời điểm, bệnh nhân ở tình trạng "nghìn cân treo sợi tóc" do lượng oxy nhận vào chỉ ở mức 50 ml trong khi người bình thường là 500 ml trong một lần hít thở. Bệnh viện Phổi đã với các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức để tìm giải pháp chưa từng được áp dụng, là sử dụng hệ thống stent kim loại dạng lưới sắt với giá đỡ tốt hơn. Đường dẫn từ khí quản trung đến phế quản gốc nhờ vậy đã được thông với nhau hoàn toàn qua hệ thống stent này, giải quyết triệt để vấn đề thông khí của bệnh nhân.

    Hiện, sau 2 lần phẫu thuật sử dụng kỹ thuật tim phổi máy, 6 lần can thiệp đặt ống stent, tình trạng sức khỏe của chị Chài đã ổn định, thở tốt hơn, đi lại và ăn uống được.

    Theo Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, trước đây 100% ca bệnh như thế này không thể cứu được. Hiện nay với việc áp dụng phương pháp hiện đại, nhiều ca bệnh khó đã được cứu sống.

    "Đó là kết quả của quá trình phối hợp chặt chẽ tạo ra một tổng lực mạnh mẽ của tất cả chuyên ngành từ phẫu thuật, nội soi, nội khoa, dinh dưỡng cho đến phục hồi chức năng, và rộng hơn đó là sự hợp tác giữa các bệnh viện", ông Nhung nói.

    Ngoài ra, đây cũng là bước quan trọng để bệnh viện chuẩn bị cho chương trình ghép phổi sẽ diễn ra trong năm nay.

    Lê Nga


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Ba bệnh viện hợp sức cứu cô gái chỉ còn một phần nghìn hy vọng sống

Share This Page