Cuộc đua số 2019 - sinh viên Việt đua xe tự hành cùng sinh viên ngoại

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, May 24, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 59)

    Thứ sáu, 24/5/2019, 20:58 (GMT+7)


    Không chỉ tăng thách thức và độ khó, trận chung kết Cuộc thi số mùa 3 còn hấp dẫn hơn với màn so tài giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Anh, Nga trong lĩnh vực xe tự hành.

    [​IMG]

    Cuộc thi lập trình xe tự hành quốc tế lần thứ ba do FPT và VTV tổ chức. Các đội thi sẽ phải ứng dụng công nghệ xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo (AI) để lập trình cho xe tự định vị tìm đường đi ngắn nhất, di chuyển trên cung đường bất kỳ và vượt qua các chướng ngại vật trong điều kiện ánh sáng thay đổi. Mô hình xe được sử dụng trong trận chung kết có kích thước bằng 1/7 so với xe thực tế, tốc độ tối đa 50 km/h.

    Ở mùa giải thứ mới, FPT công bố mở rộng phạm vi của Cuộc đua số lên tầm quốc tế với mong muốn lan tỏa những thành tựu công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực tự hành đến với giới trẻ Việt Nam. Cuộc thi là sân chơi để sinh viên được tiếp cận, trải nghiệm sớm những công nghệ tiên tiến, tạo ra một môi trường toàn cầu nhằm trang bị kỹ năng cần thiết cho các bạn trẻ tự tin, sẵn sàng bước vào cuộc Chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới...

    Trước thềm trận chung kết của mùa giải thứ 3 diễn ra ngày 25/5 tại Hà Nội, FPT công bố hai đội thi quốc tế đến từ Đại học Greenwich (Anh) và Đại học Liên bang Viễn Đông (Nga). Hai "đội ngoại" sẽ tranh tài cùng tám đội thi của bảy trường đại học hàng đầu Việt Nam (Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Lạc Hồng, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Thông tin Liên lạc và Đại học Nha Trang). Đây đều là các đội thi xuất sắc, vượt qua nhiều vòng thi để đi đến trận đấu cuối cùng của cuộc đua xe tự hành quốc tế - Cuộc đua số mùa 3.

    Hút gần 500 "tay đua số" từ những ngày đầu

    Tháng 11/2016, Tập đoàn FPT phát động một cuộc thi dành cho sinh viên công nghệ các trường đại học trên cả nước với tên gọi Cuộc đua số. Chủ đề của cuộc thi trong 5 năm đầu tiên là "Lập trình cho xe tự hành". Nhiệm vụ của các thí sinh là dùng kiến thức công nghệ mới như xử lý ảnh... để lập trình cho xe tự động chạy được trong điều kiện ánh sáng ổn định, có làn đường, tránh được các vật cản cố định, lên xuống dốc cao. Trong các năm sau, đề bài sẽ được nâng lên dần để giải quyết được phần lớn các bài toán công nghệ thực tế của xe tự hành.

    Mục tiêu của FPT khi tổ chức cuộc thi là lan tỏa những thành tựu công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực tự hành đến với giới trẻ Việt Nam để họ được tiếp cận, trải nghiệm sớm nhất những công nghệ tiên tiến của thế giới. FPT mong muốn trong vòng 5 năm, từ sân chơi công nghệ này, sinh viên Việt Nam sẽ đủ kiến thức và năng lực để tự lập trình xe tự hành chạy được trong các nhà máy hay khuôn viên các khu du lịch, góp phần tạo nguồn nhân lực số cho Việt Nam... Xa hơn nữa, thông qua sân chơi công nghệ này, FPT mong muốn góp phần xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.

    Những ngày đầu công bố, giới chuyên môn khi đó đánh giá đề bài mà FPT đưa ra khó bởi ngay cả các "ông lớn" trên thế giới như Google, Tesla... vẫn đang phải mày mò nghiên cứu và phát triển. Nhiều trường đại học tỏ ra e dè, sợ sinh viên Việt Nam chưa đủ sức để giải bài toán lớn mà FPT đưa ra. Ngay cả Giám đốc Công nghệ FPT khi đó cũng thừa nhận bản thân BTC khi đưa ra đề bài cũng rất lo lắng rằng các đội không thể lập trình được để xe chạy được trong đêm chung kết.

    Tuy nhiên, với niềm đam mê khám phá, chinh phục những đỉnh cao công nghệ mới, ở mùa đầu tiên đã có gần 500 bạn trẻ đến từ 26 trường đại học đăng ký tham gia để trở thành những "tay đua" đầu tiên của Việt Nam đưa được những chiếc xe tự hành về đích bằng công nghệ do chính mình phát triển.

    Trận chung kết Cuộc đua số mùa đầu tiên diễn ra trong cái nóng oi ả của tiết trời Hà Nội. Nhà thi đấu Cầu Giấy gần như không có chỗ trống. Vượt qua cả sự mong đợi của Ban tổ chức, những chiếc xe tự hành do chính các bạn sinh viên Việt Nam lập trình đã có thể tự động nhận diện đường đi, vượt chướng ngại vật và lao băng băng về đích. "Công nghệ này mới và rất khó nhưng các bạn sinh viên đã tối ưu được thuật toán để xe tự hành có thể chạy trong nhà, ngoài trời", Giám đốc Công nghệ FPT Lê Hồng Việt khi đó nhận định.

    [​IMG]

    Cuối cùng, với năng lực lập trình vượt trội, và độ ổn định trong chiến thuật thi đấu, các tay đua số đến từ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã trở thành quán quân Cuộc đua số Mùa 1. Phần thưởng xứng đáng cho người thắng cuộc là một chuyến thăm quan và khám phá những công ty công nghệ hàng đầu thế giới tại Mỹ.

    Sức nóng ngày càng tăng...

    Ở mùa thứ 2 (2017-2018), Cuộc đua số lại càng thêm phần kịch tính, hấp dẫn hơn khi có sự tham dự của 32 trường đại học trên cả nước. Chất lượng thí sinh được tăng lên đáng kể khi bản hồ sơ đăng ký có rất nhiều sinh viên nằm trong top đầu của các trường, trong đó không ít người đã có kinh nghiệm chinh chiến và đạt giải nhiều cuộc thi trong và ngoài nước.

    [​IMG]

    Đêm chung kết Cuộc đua số Mùa 2 cũng diễn ra trong một ngày Hà Nội nóng 40 độ nhưng không thể nóng bằng không khí trong nhà thi đấu của Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Thông tin Tây Hồ, nơi các "tay đua" số 1 Việt Nam về lập trình xe tự hành đến từ các trường đại học hàng đầu như ĐH Công nghệ - ĐH QG HN, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH KHTN – ĐH QG TPHCM, Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH FPT... đang so kè từng phút giây trên đường đua số. Đã không ít lần khán giả phải đứng lên khỏi chỗ ngồi để hò reo, cổ vũ khi chiếc xe tự hành do các "tay đua" tuổi đời vừa chớm đôi mươi lập trình tiếp tục lập nên những kỳ tích mới trên đường đua số: không chỉ chạy được trong làn đường mà còn tự động nhận diện và đi theo sự chỉ dẫn của biển báo, di chuyển trên cung đường quanh co phức tạp... Khán giả cũng không ít pha thót tim khi hai chiếc xe rượt đuổi nhau trên những cung đường cua phức tạp từng giây phút.

    Vượt lên trên các đối thủ bởi sự ổn định, chiến thuật thay đổi phù hợp với từng đường đua khác nhau, 4 "tay đua" với bảng thành tích học tập xuất sắc và kinh nghiệm tham gia các cuộc thi quốc tế đã trở thành nhà vô địch Cuộc đua số Mùa 2. Họ nhận được phần thưởng là 1 chuyến thăm quan và trải nghiệm công nghệ tự hành tại Nhật Bản trong vòng 1 tuần.

    Cuộc đua số Mùa 3: vươn tầm quốc tế

    Với những thành công từ 2 mùa giải trước cũng như những giá trị thiết thực mà cuộc thi mang lại, Cuộc đua số đã trở thành cuộc thi được giới sinh viên công nghệ đón chờ nhất. Ngoài sự tham gia của "ngoại binh", độ khó của đề thi cũng khiến cho Cuộc đua số Mùa 3 ngày càng trở nên hấp dẫn.

    [​IMG]

    Lần này, các thí sinh phải lập trình để xe tự hành nhận diện đường không có làn rõ ràng, đi theo biển báo, biết lựa chọn đường đi ngắn nhất, chui hầm trong điều kiện ánh sáng thay đổi, xử lý được chướng ngại vật, thậm chí phải tự đỗ xe đúng nơi quy định, lượn qua những cung đường phức tạp như cua tay áo...

    Giải thưởng cho nhà vô địch của Cuộc đua số Mùa 3 có tổng giá trị giải thưởng là 1,2 tỷ đồng (bao gồm một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Mỹ trong một tuần, 15 triệu đồng tiền mặt và một suất học bổng Tiến sỹ về Ngành Trí tuệ nhân tạo trị giá 700 triệu đồng dành cho thí sinh xuất sắc).

    [​IMG]

    Chung kết Cuộc đua số 2018 - 2019 được tổ chức 19h30 ngày 25/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội), livestream trên , trực tiếp trên VTV2VnExpress lúc 20h30. Khán giả dự sự kiện sẽ có cơ hội gặp gỡ ca sĩ Amee và tham gia game tương tác với tổng giá trị giải thưởng 20 triệu đồng.

    Bích Hải


    Let's block ads! (Why?)
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Cuộc đua số 2019 - sinh viên Việt đua xe tự hành cùng sinh viên ngoại

Share This Page