Đi giày cao gót sao cho không bị cong vẹo chân

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 28, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 69)

    Giày gót nhọn khiến bạn trông sexy hơn, nhưng cũng mang đến nguy cơ cong cột sống, vẹo ngón chân cái hoặc trật khớp mắt cá.


    Không có gì quyến rũ hơn hình ảnh một người phụ nữ với chiếc đầm, son môi đỏ cùng đôi giày cao gót. Tuy nhiên, việc mang giày cao liên tục lại có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho đôi chân nói riêng và cơ thể nói chung.

    Một trong những nghiên cứu lớn nhất được thực hiện ở Mỹ cho thấy hơn 1,2 triệu người bị chấn thương liên quan đến gót chân đã được điều trị tại hơn 100 phòng cấp cứu từ năm 2002 đến 2012.

    Tại Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đại học Quốc gia Mỹ, mỗi tuần trung bình có ba hoặc bốn chấn thương liên quan đến gót chân. Còn ở các phòng khám đa khoa tư nhân, khoảng 30% bệnh nhân đến khám về gót chân, trong tổng số bệnh nhân đến khám bệnh lý về chân thông thường.

    [​IMG]

    Ảnh: Pexels

    Kelvin Tay, bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Physio, nói: một dáng đi bộ lý tưởng là khi gót chân đặt xuống đất trước rồi mới đến ngón chân cái. Người tiến về trước, một chân bước tới thì chân kia mới chuẩn bị rời khỏi mặt đất, luôn luôn có một chân bám đất giữ cân bằng trọng tâm cơ thể ở giữa.

    Khi đi giày cao gót, việc giữ thăng bằng là điều không dễ dàng. Toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn về phía mũi chân, điều này có thể khiến bạn lúng túng và bước đi không vững chãi. Cùng với đó, giày cao gót thường có xu thế ôm chân, ngón cái hướng vẹo vào trong, đi nhiều sẽ khiến ngón chân bị tổn thương, biến dạng diện khớp. Các biểu hiện kèm theo là dây chằng biến dạng, diện xương biến dạng, gân cơ lệch trục và gây đau đớn.

    Phụ nữ còn gặp vấn đề bong gân mắt cá chân, tình trạng này khá phổ biến. Ngoài ra, một số tác hại khác khi đi giày cao gót được nhắc đến như: nguy cơ vẹo cột sống do sự thay đổi trọng tâm khi đi giày.

    Làm sao để đi giày cao gót an toàn?

    Các chuyên gia cho biết, khi đi giày cao gót, bạn nên thực hiện các bước đi nhỏ, giữ hai chân sát nhau, bắt đầu thật chậm và giữ tốc độ ổn định. Nếu sải bước dài, bạn sẽ dễ bị trật khớp cá chân hoặc làm gãy gót giày.

    Gót giày thường sẽ đẩy trọng lượng cơ thể bạn về phía trước. Vì thế để giữ thăng bằng, hãy chú ý lưng thẳng, ngẩng cao đầu và đẩy vai về phía sau.

    Đi bộ bằng giày cao gót trên cầu thang hoặc những địa điểm không bằng phẳng như leo dốc, bạn nên bám vào lan can hoặc năm tay người bên cạnh để đảm bảo an toàn

    Với những người lần đầu đi giày cao gót, nên bắt đầu tập đi trên những đôi gót đế thô, sau đó mới đi trên giày gót nhọn. Tìm cho mình những đôi giày có dây buộc ở mắt cá chân để có thể giữ bàn chân của bạn chắc chắn hơn.

    Cuối cùng, để tránh tình trạng bong gân mắt cá chân, luôn mang theo vài miếng băng dán cá nhân trong túi để dán vào những điểm bị cọ xát, tránh phồng rộp, chai chân. Khi có cơ hội, nên dừng lại để đôi chân được nghỉ ngơi, thư giãn.

    Thúy Quỳnh (Theo Channel News Asia)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Đi giày cao gót sao cho không bị cong vẹo chân

Share This Page