Cơ hội với ngành công nghiệp rác thải tại châu Á

Discussion in 'Kỹ năng nghề nghiệp' started by Robot Siêu Nhân, Mar 27, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 99)

    Châu Á được xem là nơi dẫn đầu cho các nền kinh tế đang phát triển. Ở đó, Trung Quốc và Ấn Độ đang là đầu tàu, còn Indonesia, Philippines và Thái Lan bám đuổi rất nhanh, thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài và đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn so với con số trung bình trên toàn cầu. Sự phát triển ở cấp độ vĩ mô được biểu hiện qua tốc độ đô thị hóa chóng mặt, tăng trưởng tiêu dùng và gia tăng dân số. Những điều này cũng đặt ra thách thức mới với các quốc gia khu vực trong việc quản trị và xử lý nguồn rác tăng trưởng khổng lồ từ các thành phố.

    Trong số 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới thì có tới 5 thuộc châu Á, nơi đây cũng là nơi trú ngụ của 8 trên 10 dòng sông như Ấn, Vàng, Brahmaputra, Hằng, Châu Giang, Hắc Long Giang và Mekong - chiếm đến 90% ô nhiễm rác thải nhựa trên đại dương.

    Châu Á được dự đoán là nơi sản sinh ra lượng chất thải lớn nhất thế giới. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Nam Á cùng châu Á Thái Bình Dương thải ra 802 triệu tấn rác hằng năm, chiếm 37% con số 2,01 tỷ tấn rác thải thế giới. Nếu tính cả khu vực Trung Á và Trung Đông, tỷ lệ thậm chí còn tăng lên 50%, đưa châu Á trở thành lục địa đứng đầu thế giới về lượng rác thải. Đến 2050, các quốc gia châu Á và Thái Bình Dương sẽ tạo ra 1,5 tỷ tấn rác thải.

    Thách thức phía trước mà thế giới và châu Á là kiểm soát lượng rác thải nhựa tại châu lục này.

    Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đóng góp một nửa lượng rác thải nhựa trên thế giới. Trung Quốc - quốc gia đứng đầu về số lượng này đang thực hiện nhiều nỗ lực để cắt giảm con số khổng lồ ấy. Lệnh cấm nhập khẩu chất thải nhựa đến Trung Quốc gần đây khiến thế giới kinh ngạc. Không dễ để áp dụng lệnh cấm và đặt dấu chấm hết cho ngành công nghiệp tái chế nhựa có giá trị đến 3,7 tỷ USD nhưng chính quyền Trung Quốc mô tả đây là "thước đo biểu tượng trong việc tạo nên văn minh sinh thái".

    Mặt khác, Ấn Độ cũng đang trên con đường trở thành nhà sản xuất rác thải nhựa lớn nhất. Với con số 9,25 triệu tấn hiện nay, dự đoán đến năm 2031 quốc gia này sẽ đạt ngưỡng 31,2 triệu tấn rác thải nhựa, báo động tăng gấp năm lần đến từ tăng trưởng tiêu dùng. Dù lượng tiêu thụ đồ nhựa trên đầu người tại đây thấp hơn con số trung bình của toàn cầu, các dữ liệu cho thấy phạm vi lớn rộng của việc tăng trưởng chất thải nhựa trong một tương lai rất gần.

    [​IMG]

    Xử lý rác thải là cơ hội mới cho các doanh nghiệp tại châu Á. Ảnh: Pixabay.

    Năm ngoái, nhiều bằng chứng cho thấy các bãi biển như Boracay (Philippines) và Maya Bay (Thái Lan) đóng cửa vì ô nhiễm từ con số hàng triệu khách du lịch, rác xuất hiện những khách sạn ven biển. Hai điểm đến thu hút khách du lịch có doanh thu trên một tỷ USD hằng năm và cung ứng việc làm cho 36.000 người. Đây có thể chỉ mới là những tác động đầu tiên, hãy tưởng tượng đến ảnh hưởng kinh tế nó mang lại nếu ngày càng nhiều Chính phủ tuân theo những biện pháp không thể tránh khỏi để bảo vệ môi trường. Các hoạt động làm sạch chỉ là giải pháp ngắn hạn và đưa ra những thách thức tài chính cho chính quyền, đặc biệt với những quốc gia có mức thu nhập trung bình như Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan.

    Thay vào đó, chính quyền và các nhà làm luật nên nghĩ đến những phạm vi dài hạn như quản lý chất thải khuyến khích và áp đặt các doanh nghiệp tạo rác thải có trách nhiệm hơn với vấn đề môi trường này.

    Các hoạt động quản lý rác thành công khắp thế giới đều xây dựng xung quanh việc khuyến khích. Malang - thành phố ở Indonesia thải ra 55.000 tấn rác thải hằng ngày và tái chế chúng để tài trợ bảo hiểm y tế cho người dân. Đó là một trường hợp tất cả các bên đều có lợi gồm người dân, chính quyền và các nhà tái chế. Ở Ấn Độ, cá nhân và doanh nghiệp có thể đổi chất thải lấy tiền mặt hoặc các sản phẩm khác. Tuy nhiên, để tạo tác động trên diện rộng, chính phủ phải soạn thảo các chính sách đổi mới để thưởng cho công dân thực hiện xử lý chất thải có trách nhiệm.

    Quản lý chất thải là dịch vụ thuộc hàng đắt tiền, đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng phù hợp và các hoạt động mở rộng nhằm tạo hiệu quả. Việc này thường được quản lý bởi chính quyền địa phương với nguồn lực hạn chế cả về con người và tài chính - một vấn đề thường gặp ở các nước châu Á với các thành phố đông dân.

    Bên cạnh đó, dữ liệu rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch. Các cơ quản chính phủ và thành phố cần phải biết số lượng chất thải tạo ra, chúng là gì, khối lượng và vị trí phát sinh. Đây vẫn là những vấn đề tồn đọng trong khu vực. Và ở đâu có vấn đề tức ở đó có cơ hội cho một ngành công nghiệp khác nhen nhóm và phát triển.

    Theo Entrepreneur

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Cơ hội với ngành công nghiệp rác thải tại châu Á

Share This Page