Vì sao đầu quay mòng mòng khi đi tàu, xe?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 3, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 77)

    Bác sĩ Khâu Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, giải thích nguyên nhân và cách chống say tàu, xe.

    Theo bác sĩ Khâu Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, não bộ con người có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể qua các con đường khác nhau bằng hệ thần kinh; bao gồm tai trong, mắt và các mô của cơ thể.

    Khi cơ thể di chuyển có chủ ý (ví dụ đi bộ), não sẽ điều khiển bằng cách tổng hợp các thông tin về con đường đang đi. Tuy nhiên khi đi xe khách hay đi tàu thì cơ chế này lại khác. Các triệu chứng say tàu, xe… xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: Tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp.

    Ví dụ nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải. Thế nhưng đôi mắt lại chỉ nhìn được những hình ảnh tĩnh. Do đó, người ta giả thiết rằng xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh đã gây ra tình trạng say tàu, xe.

    Các triệu chứng say tàu, xe thường chấm dứt khi tàu, xe dừng hẳn. Tuy nhiên đối với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc.

    [​IMG]
    Các triệu chứng say tàu, xe thường chấm dứt khi tàu, xe dừng hẳn.

    Bác sĩ Tuấn khuyên người đi đường nên thực hiện nhiều cách để chống say tàu, xe như sau:

    • Nên ngồi ở vị trí sao cho mắt, tai trong có thể cảm nhận và nhìn cùng một chuyển động.
    • Trong xe hơi nên ngồi ở ghế trước và nhìn cảnh quan ở phía xa.
    • Trên thuyền thì nên lên trên boong và theo dõi chuyển động của đường chân trời.
    • Trong máy bay thì hãy chọn chỗ ngồi ở khu vực giữa máy bay, gần cánh, nơi có ít chuyển động nhất.
    • Không đọc sách báo khi đang đi xe, máy bay… Nếu bạn bị say tàu, xe không nên ngồi vào ghế quay mặt về phía sau.
    • Tránh các mùi mạnh và sử dụng thực phẩm nhiều gia vị trước và trong lúc đi xe.

    Thuốc cũng là một cách tốt để ngăn ngừa say tàu, xe. Dưới đây là một số loại thuốc có thể sử dụng:

    • Scopolamine: Đây là loại thuốc thường dùng cho những người luôn bị say tàu xe và nên dùng trước khi các triệu chứng say tàu xe bắt đầu xuất hiện.
    • Thuốc có dạng miếng dán được sử dụng sau tai từ 6-8 giờ trước khi xe, tàu khởi hành. Thuốc này có các phản ứng phụ nghiêm trọng như đỏ mắt, nhìn thấy vầng hào quang quanh ánh sáng. Ngoài ra thuốc còn khiến nhìn mờ và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Thuốc này còn làm người dùng bị lẫn lộn, kích động, cực kỳ sợ hãi, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường.
    • Promethazine: Nên dùng 2 giờ trước khi xe, tàu khởi hành. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài từ 6–8 tiếng. Người dùng có thể cảm thấy buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.
    • Cyclizine: Có hiệu quả khi dùng ít nhất 30 phút trước khi xe, tàu khởi hành. Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi và thuốc có các phản ứng phụ tương tự như scopolamine.
    • Dimenhydrinate: Nên uống thuốc từ 4–8 giờ/lần. Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng phụtương tự như scopolamine.
    • Meclizine: Nên sử dụng loại thuốc này 1 giờ trước khi tàu, xe khởi hành để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi. Có thể bị buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.

    Sau chuyến đi nếu vẫn còn cảm giác chóng mặt thì nên nằm nghỉ và có thể dùng thêm thuốc giảm chóng mặt như acetyl-D-leucin.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Vì sao đầu quay mòng mòng khi đi tàu, xe?

Share This Page