'Làn sóng' du học sinh, Việt kiều trở về Việt Nam khởi nghiệp

Discussion in 'Kỹ năng nghề nghiệp' started by Robot Siêu Nhân, Jan 22, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 105)

    Lâm Trần, 34 tuổi là một Việt kiều Pháp. Anh có kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành marketing khi làm việc tại Google khu vực châu Âu.

    Tiến thân vào con đường khởi nghiệp tại Việt Nam, Lâm Trần lập nên Wisepass - ứng dụng công nghệ về phong cách sống, cho phép người dùng kết nối với các địa điểm ăn uống, vui chơi, giải trí thông qua việc "quẹt thẻ thành viên" qua hộp đen Wisepass đặt ở các điểm đến.

    Trong năm 2018, WisePass mở rộng sang Thái Lan (tháng 3) và Phillipines (tháng 9). Đối với Lâm, "câu thần chú" để vươn tới thị trường ngoài Việt Nam là "doanh nghiệp phải dẫn đầu thị trường ở quốc gia mình trước, sau đó rồi hãy nghĩ đến việc mở rộng thị trường ở các quốc gia khác".

    Bắt đầu khởi nghiệp tại TP HCM, để mở rộng thị trường ra Hà Nội, Lâm Trần có nhiều chuyến bay ra Thủ đô tham dự các sự kiện, địa điểm phù hợp và trực tiếp nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Sau một ngày, Lâm bán thành công10 gói thành viên và chứng minh cho các nhân viên thấy được tiềm năng cũng như hướng đi rõ ràng dành cho WisePass.

    [​IMG]

    Lâm Trần - CEO WisePass.

    "Câu chuyện thâm nhập thị trường toàn cầu nghe có vẻ to tát, nhưng suy cho cùng, nhà sáng lập cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: đi nói chuyện với khách hàng, đi bán sản phẩm", Lâm nói. Tương tự với thách thức mở rộng thị trường tại một đất nước mới - Thái Lan. Để kiếm những khách hàng đầu tiên, không cần chờ đến sự kiện, tự bản thân Lâm và các cộng sự tìm đến các địa điểm phù hợp và giới thiệu cho các khách hàng đi kèm khuyến mãi, kích thích họ trải nghiệm ứng dụng mới.

    Nhờ đó, việc mở rộng thị trường đến các quốc gia khác đem lại cho chàng trai Việt kiều này nhiều ý nghĩa. Anh có thêm kiến thức về lĩnh vực mình theo đuổi, bỏ qua những hoài nghi và tự tin hơn phát triển doanh nghiệp của mình tại Việt Nam. Lúc này, WisePass hoạt động tại 3 quốc gia, kết nối với hơn 300 đối tác với trên 1.000 lượng người dùng hàng tháng (MAU - montly active users).

    Nhà sáng lập Base.vn - Phạm Kim Hùng là nhân vật có tiếng trong ngành Toán học Việt Nam. Anh từng đoạt huy chương vàng và bạc Olympic Toán học thế giới và là tác giả của một cuốn sách Toán học được xuất bản trên 4 thứ tiếng. Tốt nghiệp khoa Khoa học máy tính, Đại học Stanford, Hùng không ở lại thung lũng Silicon Valley làm việc mà quyết định trở về Việt Nam.

    Năm 2016, Phạm Kim Hùng bắt đầu phát triển Base.vn và sau một năm dự án chính thức ra mắt thị trường. Base.vn là startup công nghệ được xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp Software-as-a-Service (SaaS). Đây là nền tảng SaaS được xây dựng để thống nhất quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp từ nhân sự, quản lý công việc, quản trị tài chính cho đến sales-marketing.

    [​IMG]

    Phạm Kim Hùng - CEO Base.vn (bên phải) chụp cùng Dirk van Quaquebeke, Co-founder of Beenext (bên trái).

    Base.vn hiện triển khai hơn 20 ứng dụng, phục vụ cho hơn 500 doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như: VIB, VPBank, ACB, The Coffee House, McDonald’s, VinCommerce...

    Số tiền đầu tư của các nhà đầu tư vào Base.vn hiện được coi là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của một công ty công nghệ B2B (business-to-business) tại Việt Nam. Chandra Tjan - đồng sáng lập và đối tác của quỹ Alpha JWC Ventures khẳng định rằng Base.vn còn có thể đi xa hơn nữa và trở thành nền tảng SaaS hàng đầu ở Đông Nam Á. "Sau Indonesia, Singapore và Malaysia, chúng tôi tin rằng Việt Nam có thể trở thành cường quốc công nghệ lớn tiếp theo trong khu vực", vị này từng bày tỏ.

    Ngoài Base.vn và WisePass, thời gian qua, cộng đồng startup Việt đón nhận rất nhiều dự án của các du học sinh, Việt kiều trở về Việt Nam như: WeFit, Elsa, Logivan, GotIt, Uiza.... Các dự án này hầu hết có con đường đi riêng và tạo được dấu ấn nhất định trong hệ sinh thái khởi nghiệp mà Việt Nam đang nỗ lực tạo dựng.

    Ngoài ra, có thể kể đến những cá nhân tiêu biểu khách như: Phan Hoàng Lan - Nhân viên Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (NATEC - Bộ Khoa học và Công nghệ), Kelly Trần - Entrepreneur-in-Residence của VIISA, Eddie Thai - đối tác của 500 Startups Việt Nam, Thái Văn Linh (Shark Linh) - CEO của Vingroup Ventures... Họ đều thể hiện mong mỏi được cống hiến cho đất nước thông qua hoạt động kinh doanh của mình.

    Theo giới chuyên gia, với hơn 100 triệu dân, thị trường Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng để phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng, trình độ kỹ thuật viên cao, thâm nhập nhanh với thời đại kỹ thuật số, cùng nhiều cơ hội gọi vốn đầu tư tại Việt Nam.

    Nhận thấy những tiềm năng và hơn hết là trách nhiệm của một người con hướng về quê hương, làn sóng du học sinh, Việt kiều quay trở lại Việt Nam tạo nên sự sôi động cho cộng đồng startup Việt. Họ vận dụng tài năng, kiến thức, kinh nghiệm cùng cách vận hành mới mẻ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp tại địa phương; thu hút vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài.

    Thanh Thư


    Từ tâm huyết gây dựng thế hệ trẻ, cộng đồng khởi nghiệp đang hoạt động một cách tích cực và hội nhập nhanh, Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam( VIISA) và Saigon Startup Party tổ chức sự kiện Saigon Startup Year-end Party tại The New ZumWhere số 117B Nguyễn Đình Chính, phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM vào 26/1 tới. Đây là một dịp để Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam tụ họp, chia sẻ, trao đổi và chào đón năm 2019.

    Chi tiết về sự kiện kết nối dành cho startup lớn nhất Việt Nam - Saigon Startup Year-end Party tại http://bit.ly/ssp-26-january


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - 'Làn sóng' du học sinh, Việt kiều trở về Việt Nam khởi nghiệp

Share This Page