Tranh cãi 'phấn rôm trẻ em gây ung thư'

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Dec 18, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 74)

    [​IMG]

    Năm 2017, tòa án Mỹ phán quyết tập đoàn Johnson & Johnson phải bồi thường 417 triệu USD cho bà Eva Echeverria 63 tuổi ở Los Angeles. Bà này trước đó tố cáo sản phẩm phấn rôm trẻ em của hãng khiến bà bị ung thư buồng trứng. Như nhiều phụ nữ khác, bà Echeverria dùng phấn rôm trẻ em để làm giảm nứt nẻ vùng da đùi và vùng kín suốt hàng chục năm.

    16 tháng sau, ngày 16/12, Reuters dưa tin Johnson & Johnson đã biết phấn rôm trẻ em do hãng sản xuất có thể nhiễm amiăng, hóa chất gây ung thư đôi khi lẫn trong talc. Các tài liệu cho thấy ít nhất từ năm 1971 đến đầu những năm 2000, bột talc do hãng này sử dụng đôi khi lẫn một lượng nhỏ amiăng. Lãnh đạo tập đoàn đã tìm cách giải quyết mà không tiết lộ thông tin cho các nhà quản lý hay người dân.

    Đáp lại Reuters, Johnson & Johnson khẳng định sản phẩm của họ không hề nguy hiểm. Một luật sư đại diện tập đoàn nhận xét kết quả điều tra là "sai lệch và gây hiểu lầm". Trên trang web, Johnson & Johnson đăng tải bài viết "Năm sự thật cần biết về độ an toàn của talc", trong đó nhấn mạnh Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng chứng nhận phấn rôm trẻ em an toàn.

    Talc là khoáng chất được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm để tăng khả năng hấp thụ ẩm, giảm ma sát, ngăn hiện tượng đóng thành bánh của sản phẩm. Ở dạng tự nhiên, talc đôi khi chứa amiăng, loại chất gây ung thư trong và xung quanh vùng phổi nếu hít vào. Tại Mỹ, tất cả sản phẩm chứa talc đã không còn amiăng từ những năm 1970.

    Trên thực tế, mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng và talc còn chưa rõ ràng. Theo FDA, tài liệu từ những năm 1960 chỉ ra mối liên hệ tiềm năng giữa bột talc và ung thư buồng trứng song còn "rất mơ hồ". Một vài nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư vùng sinh dục tăng nhẹ ở phụ nữ sử dụng bột talc, số khác lại khẳng định mối nguy này không tồn tại. Đặc biệt, các công trình kết luận bột talc đẩy cao nguy cơ ung thư hầu như chỉ dựa vào trí nhớ của tình nguyện viên về thói quen sử dụng sản phẩm chứa talc nên gây tranh cãi về độ tin cậy.

    Trường hợp bà Echeverria không phải lần duy nhất Johnson & Johnson vướng vào kiện tụng liên quan đến phấn rôm trẻ em. Hãng này từng thua kiện 4 vụ tương tự và phải chi trả hơn 300 triệu USD.

    Minh Nguyên

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Tranh cãi 'phấn rôm trẻ em gây ung thư'

Share This Page